Đằng sau việc TBT Nguyễn Phú Trọng vào Đảng Ủy Công An Trung Ương là gì? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Đằng sau việc TBT Nguyễn Phú Trọng vào Đảng Ủy Công An Trung Ương là gì?


Cuộc đối đầu vì quyền lực sau Đại Hội Đảng XII vẫn còn căng thẳng. TBT Nguyễn Phú Trọng đang mở nhiều chiến dịch như “Đả hổ diệt ruồi” theo kiểu quan thầy Tập Cận Bình và lên nhiều phương án để thanh trừng tất cả phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng. Sau gần hơn 1 năm về hưu theo chính sách, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phe nhóm của ông còn ẩn náu trong hàng ngũ lãnh đạo của chính phủ hiện hành cũng bắt đầu quay trở lại chính trường.

Đằng sau việc TBT Nguyễn Phú Trọng vào Đảng Ủy Công An Trung Ương là gì? Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Sáng ngày 21-9-2016, Hà Nội công bố quyết định của Bộ Chính Trị (BCT) khóa XII chỉ định Đảng Ủy Công An Trung Ương-ĐUCATƯ- nhiêm kỳ 2016-2020 gồm có 16 thành viên. Nhưng trái với ĐUCATƯ nhiệm kỳ 2010-2015 Ban Thường Vụ -BTV- gồm có 8 người, nay rút xuống còn 7 người:

1-Bí Thư-Thượng Tướng Tô Lâm. Bộ trưởng Bộ Công An

2-Phó Bí Thư Thượng Tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an

Ủy viên thường vụ:

1-Nguyễn Phú Trọng –TBT/ĐCSVN

2-Trần Đại Quang- Chủ Tịch Nước

3- Nguyễn Xuân Phúc-Thủ tướng Chính phủ

4-Thượng Tướng Bùi Vân Nam- Thứ trưởng Bộ Công An

5-Thượng tướng Nguyễn Văn Thành- Thứ trưởng bộ Công An

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng CSVN một Tổng Bí Thư chui vào ĐUCATƯ. Tất cả việc giảm số Ủy viên Ban Thường Vụ từ 8 xuống còn 7 là do ý đồ của tbt Nguyễn Phú Trọng với hy vọng tìm cách chiếm đa số tại ĐUCATƯ.. Để giật lấy cơ hội này, Nguyễn Xuân Phúc đã là đệ tử chỉ cốt của ông, Nguyễn Phú Trọng chỉ cần thuyết phục 2 trong 4 vị tướng lãnh ngã về phía ông ta là ông đủ 4 lá phiếu đồng thuận. Mỗi khi trở thành thủ lĩnh của đa số của Ban Thường Vụ, tbt Nguyễn Phú Trọng có đủ quyền lực chỉ đạo và giám sát Bộ Công An. Và đây là cơ hội để ông Nguyễn Phú Trọng tận diệt tàn dư phe cánh của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn ẩn náu trong hàng ngũ lãnh đạo của ĐCSVN. Và cũng để củng cố cho ông đi suốt 5 năm của nhiệm kỳ chứ không phải chỉ nửa nhiệm kỳ như ông đã hứa.

Nhưng sự hiện diện của tbt Nguyễn Phú Trọng trong ủy ban ĐUCATƯ chưa chắc đã làm giảm thế lực của ông Tô Lâm, Ủy viên BCT, Bộ trưởng Bô Công An, Bí thư của ĐUCATƯ và cũng là Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Ông Tô Lâm vẫn là một thế lực, một nhân tố có khả năng quyết định cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ của ĐCSVN hiện tại. Việc Nguyễn Phú Trọng hứa sẽ chỉ đảm trách chức năng TBT trong nửa nhiệm kỳ sẽ được ông Tô Lâm, Trần Đại Quang, Đinh La Thăng công khai nhắc lại chuyện này. Chính chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đang ngắm nghé tiếp quản cái ghế Tổng Bí Thư của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian tới.

Bối cảnh lịch sử của các sự kiện trên

1- Một sự kiện bất ngờ xảy ra hôm 30 tháng 7 tại Trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (TP BanMêThuôc-Tỉnh Đat Lak) trong buổi lễ công bố quyết định của BCT về việc phân công Thượng Tướng Tô Lâm, ủy viên BCT, Bộ trưởng Bộ Công An giữ chứ vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Tham dự buổi lễ có Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước, ủy viên BCT,nguyên Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên ủy viên BCT, nguyên Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, cùng các đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành…Ngoài những thủ tục thông thường của buổi lễ, đặc biệt người ta thấy Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trịnh trọng trao tặng kỷ niệm chương cho nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Phải nói đây là cuộc họp mặt bất ngờ giữa ba nhân vật, nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, đương nhiệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thượng tướng Tô Lâm đương nhiệm bộ Trưởng bộ Công An. Ông Dũng, ông Quang và ông Tô Lâm là 3 nhân vật trong quá khứ có quan hệ mật thiết với nhau trong ĐUCATƯ. Ông Dũng suốt trong 30 năm nắm chính quyền, ông đã từng đảm nhiệm Thứ trưởng bộ Công An tháng 1/1995 - 8/1996. Ông Dũng sau đó trở thành Thủ tướng vào 6/2006, ông được BCT giao cho phụ trách ĐUCATƯ trong suốt hai nhiệm kỳ Thủ Tướng. Và chính điều đó đã góp phần tích cực cho ông Dũng xác lập vị thế trong hàng ngũ lãnh đạo của mọi Ban, Bộ, Ngành, nhất là bộ Công An đương thời và sau này. Chính Thượng tướng Trần Đại Quang được ông Dũng chỉ định làm Bộ trưởng Bộ Công An năm 2011 và sau đó làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Tô Lâm cũng được ông Dũng chỉ định làm Thứ trưởng Bộ Công An năm 2010. Nói rõ ra đương nhiêm Chủ Tịch nước Trần Đại Quang và đương nhiệm Bộ trưởng Bộ Công An, Tô Lâm, và nhiều người khác… là những thân cận của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện còn nằm lại trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng và Chính phủ Việt Nam hiện tại.

Dĩ nhiên cuộc trùng phùng hội ngô của ba nhân vật Dũng. Quang, Lâm là ngoài ý muốn của TBT Nguyễn Phú Trọng nếu không muốn nói là Nguyễn Phú Trọng rất quan tâm và băn khoăn và cho người theo dõi cuộc gặp gỡ của 3 nhân vật này tại Tây Nguyên, một vùng địa lý tiềm ẩn nhiều biến động chính trị cũng như quân sự.

Về phía quần chúng, khi nhận được tin này và khi nhìn thấy hình ảnh của nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, qua trang mạng Công An Nhân dân, xuất hiện tại trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nguyên hôm 30-7-2016 và ông được vây quanh một cách trân trọng bởi các nhân vật chóp bu của các Ban, Bộ, Ngành…nhất là Ngành Công An…họ nghĩ ngay rằng đây là một thông điệp liên minh chính trị và nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang từng bước công khai trở lại chính trường.

2- Hôm 22-9-2016, ông Đinh La Thăng, Ủy Viên Bí Thư Thành Ủy TP.HCM, một nhân vật thân tín lâu năm của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã hào hứng công khai tuyên bố: “Bố Già Nguyễn Tấn Dũng quay trở lại chính trường khi ông nhận lời mời làm giảng viên của lớp Đào tạo Cán bộ tại Học viện Cán bộ-TP.HCM…”. Ai cũng biết Học Viện Đào tạo Cán Bộ TP.HCM thuộc địa bàn cai quản của ông Bí thư Thành Ủy TP.HCM, Đinh La Thăng. Ngoài ông Đinh La Thăng còn có ai dám mời nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng làm giảng viên cho lớp Đào tạo Cán Bộ TP.HCM. Vì thế, dân chúng nhất là dân chúng ở TP.HCM xem lời công khai tuyên bố của ông Đinh La Thăng như một thông điệp về liên minh chính trị Dũng-Thăng vừa được thành lập.

Liền sau đó, các báo chí trong nước chạy hàng tít lớn: “Nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho lên làm thầy giáo, làm giảng viên của lớp đào tạo cán bộ tại TP.HCM “có đính kèm thời khóa biểu của lớp đào tạo cán bộ với tên của nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng hàng đầu-số 1.. Nhưng chỉ sau hai ngày các báo đều được lệnh rút xuống bản tin ấy. Nhưng có điều lạ là thời khóa biểu giảng dạy vẫn còn tồn tại. Một số báo với giọng khôi hài cho rằng : “Nguyễn Tấn Dũng cũng bị…mất dạy!..”.

Trong thực tế, kể từ Đại Hội Đảng XII, bị tbt Nguyễn Phú Trọng đẩy ra khỏi quyền lực lãnh đạo, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuy bề ngoài vẫn thường xuyên tuyên bố: “Tôi rất thanh thản sau gần 55 năm chiến đấu công tác được Đảng, Nhà Nước cho nghỉ chính sách được trở về sống với đời thường được thường xuyên quay quần với gia đình, con cháu…”. Nói là nói vậy, song cuộc sống với đời thường của ông Dũng làm sao êm thuyền xuôi mái được, trong lúc những người thân tín, đàn em của ông còn ở lại trong cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước thường xuyên bị phe nhóm của tbt Nguyễn Phú Trọng chiếu cố, truy lùng, vùi dập. Có kẻ đã phải trốn đi ‘tỵ nạn Nguyễn Phú Trọng’ ở ngoại quốc như Trịnh Xuân Thanh, nguyên Tỉnh Ủy viên (2015-2020) nguyên phó Chủ tịch phụ trách Công nghiệp Thương mại Ủy ban Nhân dân TP. Hậu Giang. Ngày 6 tháng 9-2016 ông Trịnh Xuân Thanh đã phải đội đơn xin ra khỏi Đảng với lý do” không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của tbt Nguyễn Phú Trọng…”.

Phản ứng của TBT Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm

Dĩ nhiên TBT Nguyễn Phú Trọng không thể thụ động đứng nhìn những diễn tiến tình hình bất lợi cho mình và phe nhóm của ông ta. Ngoài việc ông ta cố chui vào cho bằng được Ban Thường Vụ của ĐUCATƯ hầu để hạ bớt uy thế của Bộ trưởng Công An, Tô Lâm, và nắm lấy cơ hội giám sát và chỉ đạo ĐUCATƯ, đàn em của ông nhà báo Huy Đức cũng ra tay tiếp sức. Hôm 26-9 ông Đinh La Thăng, Bí Thư Thành ủy TP.HCM, đã trở thành tâm điểm của một bài viết của nhà báo Huy Đức đăng tải trên facebook cá nhân. Nhà báo Huy Đức lên tiếng tố cáo một loạt sai phạm của ông Đinh La Thăng kể từ ngày ông Thăng được điều về làm chủ tịch Hội dồng Quản trị Tâp đoàn dầu khí Việt Nam-PVN-hồi tháng 10/2006 nghĩa là 4 tháng sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ Tướng Chính phủ.

Sau khi tựu chức ông Đinh La Thăng liền cài cấm những người thân tín như Trịnh Xuân Thanh và Võ Đức Thuận vào những vị trí chủ chốt của PVN-(Petro Việt Nam) Để rồi từ đó cùng nhau đục khoét ngân sách thông qua những dự án thua lỗ hằng nghìn tỷ Đồng. Càng thua lỗ, Đinh La Thăng càng được thăng quan tiến chức: Sau khi thua lỗ ở PVC (Tổng Công Ty Xây lấp dầu khí Việt Nam) ông Thăng được điều về nắm chức Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Cuối cùng ông được chọn vào BCT và nắm chức Bí Thư Thành ủy TP.HCM. Và nhà báo Huy Đức đưa ra kết luận: “Nếu các cơ quan pháp luật muốn làm tới nơi thì qui mô của vụ án không chỉ xảy ra ở PVC mà là ở PVN, vấn đề không phải Thuận hay là Thanh mà là Thăng”. Và nhà báo Huy Đức nhấn mạnh: “Di sản của Đinh La Thăng là đã làm tan hoang PVN sau 5 năm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị ở đây...”.

Nhà báo Huy Đức đã từng là thân tín của TBT Nguyễn Phú Trọng. Tại Đại hội Đảng XI, nhà báo Huy Đức đã viết nhiều bài báo đả phá Thủ Tướng đương thời, ông Nguyễn Tấn Dũng nhầm phục vụ ông Trương Tấn Sang chiếm ưu thế, nhưng nhà báo Huy Đúc đã không thành công. Qua đến Đại Hội Đảng XII, với “bổn cũ soạn lại”, nhà báo Huy Đức viết nhiều bài thuận lợi cho phe cánh Nguyên Phú Trọng–Trương Tấn Sang và nhầm bôi lọ uy tín của ông Nguyễn Tấn Dũng. Và cuối cùng ông Dũng đã thất bại trong việc tước đoạt chiếc ghế TBT và ông Trọng lúc ấy đã 72 tuổi vẫn tiếp tục nắm giữ chức tbt của ĐCSVN.

Cuộc đối đầu vì quyền lực sau Đại Hội Đảng XII vẫn còn căng thẳng. TBT Nguyễn Phú Trọng đang mở nhiều chiến dịch như “Đả hổ diệt ruồi” theo kiểu quan thầy Tập Cận Bình và lên nhiều phương án để thanh trừng tất cả phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng. Sau gần hơn 1 năm về hưu theo chính sách, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phe nhóm của ông còn ẩn náu trong hàng ngũ lãnh đạo của chính phủ hiện hành cũng bắt đầu quay trở lại chính trường. Cuộc chiến đấu lần này xem chừng gay go hơn nhiều. Có người đă đặt thành câu hỏi “Liệu đương nhiệm Chủ Tịch nước, Trần Đại Quang, có dám đánh phủ đầu TBT Nguyễn Phú Trọng hay không?..”. Sau sự cố 30-7 tại Trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện tại có nhiều câu hỏi cần được trả lời…

Nhưng trên một diện khác, đối với 95 triệu đồng bào Việt Nam trong đó có hơn 3 triệu đồng bào tỵ nạn ở ngoại quốc, vấn đề đối với họ là ở bên kia, vượt lên trên phe cánh ông Trọng, ông Dũng, ai thắng ai thua, mà là sức mạnh quốc gia đến từ tinh thần hòa giải đoàn kết dân tộc. Nếu đất nước cứ tiếp tục chia rẽ bởi tinh thần Bên Thắng Cuộc và Bên Thua Cuộc, thì còn đâu sức mạnh để chống đỡ cuộc ngoại xâm trước mắt đang lù lù đến từ phương Bắc…/.

Đào Như
Việt Báo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad