Tình hình tranh cử sau cuộc tranh luận thứ nhì - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Tình hình tranh cử sau cuộc tranh luận thứ nhì


HOA KỲ – Sau cuộc tranh luận tối Chủ Nhật, thắc mắc thông thường của mọi người là ai thắng. Ðiều này tùy thuộc cách xét đoán và sự chú trọng vào nội dung nào. Vì thế người ta có thể không đồng ý đối với các thăm dò dư luận hay đối với các ý kiến nhận định có thể ít nhiều mang thiên kiến.

Hình minh họa. (Hình: Jason Connolly/AFP/Getty Images)

Thăm dò CNN: Clinton 57% – Trump 34%, Fox kết luận là Trump thắng, FealClear Politic: Clinton thắng…

Nhưng đánh giá thế nào thì cũng không thể bỏ qua hai yếu tố quan trọng trong thực tế trước cuộc tranh luận.

Thứ nhất, ông Trump không thể nào thắng. Tại sao? Vì ông đang trong tình cảnh cực kỳ rối ren do vụ truyền thông đưa ra cuốn băng video năm 2005. Lo chống đỡ và biện bạch đã là quá khó khăn, lấy sức đâu để tính chuyện thắng?

Thứ hai, một loạt những lãnh đạo cao cấp đảng Cộng Hòa công khai lên tiếng phê phán, loan báo hủy bỏ sự ủng hộ và thậm chí còn yêu cầu ông rút lui. Trên đời này, ai cũng hiểu thù trong giặc ngoài là tình cảnh tệ hại nhất, chỉ bằng tinh thần hoang tưởng thì mới tin là có thể đương đầu thành công cùng lúc trên hai mặt trận.

Cũng đã có những lời bàn cãi khá sôi nổi là bà Clinton hay ông Trump thắng cuộc tranh luận đầu tiên ngày 26 tháng 9. Cuối cùng có thể không có đồng ý, nhưng thực tế là lời giải đáp. Tranh luận là một phần việc trong tranh cử và do đó kết quả đo lường bằng tỷ lệ ủng hộ của quần chúng gia tăng, giảm sút hay không thay đổi. Một tuần sau, hầu hết các thăm dò dư luận có uy tín đều cho thấy bà Clinton lên điểm từ 3% đến 5%.

Ði tới cuộc tranh luận thứ nhì, ban tranh cử Cộng Hòa tuyên bố tin tưởng ông Trump sẽ thắng lại. Ðó là niềm hy vọng dễ hiểu và hoàn toàn khả thi nếu như không xảy ra bất ngờ do sự xuất hiện cuốn video 2005, tạo nên một trở lực quá lớn.

Trong tình huống bi đát ấy, ông Trump đã quyết tâm theo đuổi chiến thuật quen thuộc là tấn công liên tục và bất kể những dữ kiện đưa ra đúng hay sai. Chiến thuật này có phần thành công và các thăm dò ý kiến nói rằng “Trump lần này khá hơn trước nhiều.” Ðối với số cử tri đã kết ủng hộ ông Trump với bất cứ giá nào thì đây là sự trấn an và củng cố đáng kể niềm tin cậy của họ

Nhưng trên một khía cạnh khác, phương pháp của ông Trump cũng có những phản tác dụng và chưa hẳn đã có kết quả tốt đối với tâm lý phức tạp của quần chúng khi đánh giá cuộc tranh luận. Sau 25 phút đầu tiên tỏ vẻ bình tĩnh tự kiềm chế, ông Trump bắt đầu trở lại lối ngắt lời và nói xen một vài tiếng khi bà Clinton đang nói. Nhiều người khó chịu với cuộc tranh luận mang nhiều nội dung thấp kém và hình thức thiếu văn minh kiểu đó.

FiveThirtyEight đưa ra con số tổng cộng như sau trong cuộc tranh luận: Ngắt lời người khác: Trump 8 lần, Clinton 0 lần, điều hợp viên 1 lần; Nói xen một vài tiếng khi người khác đang nói: Trump 19 lần, Clinton 3 lần, nhưng nhiều hơn hết, tới 41 lần, là hai điều hợp viên khi phải nhắc hay báo hiệu cho ứng cử viên về lời phát biểu.

Bà Clinton được coi là có thái độ bình tĩnh, ôn hòa, chủ động nhưng bị chỉ trích là bỏ qua nhiều cơ hội không tấn công đối phương đến nơi đến chốn. Có thể đây là chiến thuật mà ban tranh cử Dân Chủ đã định, không để cho bà Clinton bị mất thiện cảm vì tỏ ra quá hăm hở tấn công như trường hợp của ông Tim Kaine tranh luận với Mike Pence, Hơn nữa, bà chỉ cần duy trì thế nguyên trạng sau khi đã thắng trận đầu, tránh rủi ro ngoài ý định khi cố gắng tiến quá xa.

Nhiều lần, hai điều hợp viên phải nhắc ông Trump: “Ðừng xen ngang, bà ta đang nói.” Và bà Clinton một lần phàn nàn về sự vội vã nói tranh của ông Trump: “Donald, tôi hiểu đêm nay ông bối rối lắm.”

Như đã nói trên, tranh luận về những lời tranh luận sẽ không thể nào dứt, nhưng tranh luận là để tranh cử cho nên phải chờ có thời gian mới rõ được hậu quả. Thăm dò sơ khởi ngày Thứ Hai, một ngày sau tranh luận tối Chủ Nhật cho thấy bà Clinton lên điểm từ 7% đến 10%, tuy nhiên chưa thể rõ vì tranh luận hay vì lý do khác. BBC tổng hợp các thăm dò ở Mỹ, hôm Thứ Hai đưa ra kết quả Clinton 50% – Trump 44%.

Như thế tình thế cuộc tranh cử của ông Trump không được cải thiện từ hai tuần lễ qua, và khó khăn chính của ông bây giờ là phản ứng từ nội bộ đảng Cộng Hòa.

Sáng Thứ Hai, trong cuộc thảo luận với các đồng viện Cộng Hòa Hạ Viện, chủ tịch Paul Ryan nói rằng đừng chú trọng đến việc bênh vực Donald Trump bây giờ hay trong tương lai mà hãy tập trung vào mục đích giữ được đa số tại Hạ Viện. Phần ông cũng cam kết sẽ không để cho Hillary Clinton có thể có một quốc hội trong tay đảng Dân Chủ.

Sau đó ít giờ, nói chuyện tại Phòng Thương mại Danville-Boyle County ở tiểu bang Kentucky của mình, thủ lãnh khối đa số Thượng Viện Mitch McConnell hai lần nhắc nhở cử tọa rằng đừng hỏi gì về cuộc tranh cử tổng thống “dù tôi hiểu tất cả mọi người đều muốn nghe tôi nói hôm nay.” Ông xác định là nếu họ chờ đợi ông thảo luận chuyện ấy thì “nên đi chỗ khác chơi.”

Dân Biểu Ryan gia nhập danh sách ngày càng đông đảo các giới lãnh đạo Cộng Hòa tìm cách tách rời khỏi ứng cử viên tổng thống Donald Trump sau vụ cuốn băng video năm 2005 ở Access Hollywood được tờ Washington Post và truyền hình NBC đưa ra.

Hầu hết các thượng nghị sĩ và dân biểu phải tái tranh cử vào Tháng Mười Một đã tuyên bố rút lại sự ủng hộ ông Trump, trong số đó có TNS Rob Portman (OH), Kelly Ayotte (NH), John McCain (AZ).

Thượng Nghị Sĩ McConnell không tái tranh cử năm nay nhưng ông có trách nhiệm trợ lực đảng trong việc duy trì đa số ở Thượng Viện. Trong bản thông cáo báo chí đưa ra cuối tuần trước, McConnell gọi những lời ghi trong cuốn băng video là “ghê tởm, không thể chấp nhận với bất cứ hoàn cảnh nào” và cho là ông Trump phải xin lỗi. Ông Trump ngay ngày hôm sau đã lên tiếng xin lỗi nhưng đa số người Cộng Hòa cho là lời xin lỗi ấy quá đơn giản, không đủ và thiếu thành khẩn, Tuy nhiên TNS McConnell không tuyên bố rút lại sự ủng hộ ứng cử viên tổng thống chính thức của đảng.

Một số giới chức Cộng Hòa cao cấp bao gồm đương kim và cựu lãnh đạo như Thượng Nghị Sĩ Mark Kirk-Il, John Thune-SD, bà cựu Ngoại Trưởng Condoleza Rice, cựu Thống Ðốc Jeb Bush kêu gọi ông Trump nên rút khỏi cuộc tranh cử.

Sau khi cuốn băng video 2005 được tiết lộ, Chủ Tịch đảng Cộng Hòa Reince Priebus đã nặng lời chỉ trích ông Trump và có tin đồn ông sẽ cắt trợ giúp của đảng. Nhưng sáng Thứ Hai, ông Priebus nói với ban chấp hành trung ương rằng trái với những tin tức trên truyền thông cuối tuần trước, đảng tiếp tục hỗ trợ và làm việc với ứng cử viên chính thức Donald Trump.

Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất với ông Trump là sự trở lại của ứng cử viên phó tổng thống Mike Pence. Ông này đã mạnh mẽ phê phán ông Trump và từ chối tham gia cuộc vận động hôm Thứ Bảy ở Ohio thay cho ông Trump đã bị Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan yêu cầu đừng tới. Sau đó ông Pence cũng không hiện diện trong hàng quan khách ở cuộc tranh luận tối Chủ Nhật. Nhưng tới ngày Thứ Hai, lần đầu tiên ông Pence tuyên bố xác định vẫn tiếp tục ủng hộ Donald Trump trong cuộc tranh cử tổng thống.

Một lần nữa cuộc nội chiến trong đảng Cộng Hòa về Donald Trump có vẻ lại được dàn xếp tạm ổn thỏa, nhưng không thSet featured imageể rõ đã là lần cuối cùng hay chưa.

Hà Tường Cát
Người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad