Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: Yêu cầu Thanh tra Chính phủ công bố ngay kết luận (kỳ 14) - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: Yêu cầu Thanh tra Chính phủ công bố ngay kết luận (kỳ 14)


Việc thanh tra toàn diện Mobifone mua AVG đã kết thúc gần 2 tháng (từ giữa tháng 11/2016), nhưng xem ra chỉ đạo của Tổng Bí thư và Thủ tướng đang bị hạ nhiệt khi Thanh tra Chính phủ nhùng nhằng, không công bố kết quả thanh tra.

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: Yêu cầu Thanh tra Chính phủ công bố ngay kết luận

1. Các khuất tất, sai phạm của vụ mua bán AVG được hé lộ

AVG có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng nhưng đã thua lỗ đến 1.700 tỷ đồng, tổng tài sản là 3.000 tỷ đồng nhưng tài sản thực của mảng truyền hình chỉ là 600 tỷ đồng. Phạm Nhật Vũ đã rút ruột 2.000 tỷ đồng trong số vốn 2.400 tỷ đồng còn lại của AVG thông qua việc AVG đầu tư vào hai công ty An Viên BP và Mai Lĩnh với giá trị mua cổ phần trung bình là trên 15 lần so với mệnh giá. AVG phải đi vay 1.300 tỷ đồng để trang trải hoạt động, trong đó Mobifone phải bảo lãnh cho khoản vay ngắn hạn 700 tỷ đồng của AVG. Trong quá trình định giá AVG, Lê Nam Trà và Phạm Đình Trọng đã cố ý bỏ qua các thông tin tài chính rất bi đát của AVG và Mobifone đã mua AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng, gấp 15 lần so với giá trị tài sản của mảng truyền hình AVG.

AVG có số thuê bao thực khoảng 500 nghìn, chiếm khoảng 5% thị phần truyền hình trả tiền. So với các đối thủ truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh DTH và truyền hình số mặt đất DTT của AVG có nhiều yếu điểm trong kinh doanh: chất lượng tín hiệu sóng kém, đặc biệt khi gặp thời tiết không ổn định, vùng phủ sóng đối với truyền hình số mặt đất hẹp, giá của bộ đầu thu rất cao, gấp 3 lần so với giá bán bộ đầu thu của các đối thủ, không có nội dung truyền hình đặc sắc và mang tính độc quyền...nên số thuê bao phát triển thực của AVG luôn rất ít ỏi và chủ yếu các thuê bao ở vùng nông thôn. Vậy mà Lê Nam Trà đã chỉ đạo tay chân vẽ ra kế hoạch kinh doanh 5 năm của AVG với tốc độ phát triển thuê bao tăng trưởng cực kỳ lạc quan để tâng giá mua AVG lên mức vô cùng phi lý,cao gấp 15 lần so với giá trị thực.

AVG bị lỗ 300 tỷ đồng vào năm 2014 và lỗ cũng khoảng 300 tỷ đồng vào năm 2015. Sau khi Mobifone mua AVG được 1 năm, AVG đã lãi ngay 40 tỷ đồng trong năm 2016 (???). Con số lãi này thực sự là con số phù phép vì Mobifone đã dùng nhiều tiểu xảo để cố tình bù chéo lợi nhuận sang AVG. Lợi nhuận năm 2015 của Mobifone đạt 7.200 tỷ đồng, vậy mà lợi nhuận của Mobifone năm 2016 chỉ còn 5.200 tỷ đồng. Cần phải làm rõ trách nhiệm: ai đã cho phép Mobifone được giảm lợi nhuận 2.000 tỷ đồng trong năm 2016 và vì mục đích gì?. Cũng không rõ các thanh tra viên kỳ cựu của Thanh tra Chính phủ có đọc được những chiêu phù phép tinh vi của Lê Nam Trà hay lại bị những đồng tiền bẩn của Lê Nam Trà mua chuộc rồi lại cố ý bỏ qua cho khoản thất thoát lợi nhuận này của Mobifone chảy sang AVG để Lê Nam Trà hùng hồn chứng minh với lãnh đạo cấp trên là “mua AVG có hiệu quả” vào cuối năm 2016. Cần lưu ý là năm 2016 thì Mobifone chỉ thực hiện được gần 30% kế hoạch phát triển dịch vụ truyền hình AVG, việc phải thực hiện chỉ tiêu bán đầu thu AVG là ác mộng hàng ngày của các công ty kinh doanh của Mobifone vì họ đã thực sự kiệt sức khi bị ép phải đi bán đầu thu AVG.

Khi mua một thương hiệu tốt qua thương vụ M&A, thông thường thì bên mua sẽ làm công tác truyền thông rầm rộ để quảng bá cho hình ảnh doanh nghiệp. Đối với vụ Mobifone mua AVG thì lại hoàn toàn khác, Mobifone đã che dấu thông tin mua bán khuất tất qua việc đóng dấu “mật” lên hồ sơ vụ mua bán, vội vã đổi thương hiệu AVG thành MobiTV, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng từ việc mất thương hiệu AVG vốn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tài sản vô hình của AVG khi định giá mua bán. Cho đến thời điểm này, mặc dù có nhiều ý kiến gay gắt của công luận về việc cần công bố mức giá mua AVG cũng như việc định giá, vậy mà Mobifone vẫn “lặng như tờ” và điều này thể hiện sự thách thức luật pháp cũng như coi thường dư luận xã hội.

2. Các dấu hiệu “cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng” của Lê Nam Trà đã lộ rõ

Để rút ruột hàng nghìn tỷ đồng của Mobifone đút túi một số cá nhân, Lê Nam Trà đã liều lĩnh câu kết với Phạm Nhật Vũ, Phạm Đình Trọng thực hiện một loạt hành vi “cố ý làm trái”: cố ý không lập dự án nhóm A để báo cáo Thủ tướng phê duyệt dự án, cố tình không báo cáo trung thực tình hình tài chính bi đát của AVG (đặc biệt là việc Phạm Nhật Vũ rút 2.000 tỷ qua việc AVG đầu tư vào hai công ty con), cố tình đưa ra mức dự báo tăng trưởng thuê bao AVG trong 5 năm ở mức rất cao mà không có sở cứ chắc chắn và thuyết phục, cố tình gấp gáp chuyển 8.500 tỷ đồng cho Phạm Nhật Vũ trong vòng 5 tháng đầu năm 2016 mặc dù đã có cảnh báo của một số cơ quan hữu quan, cố ý vội vã xóa thương hiệu AVG để thay bằng MobiTV, cố tình bù chéo lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng của Mobifone sang AVG để tuyên bố AVG có lãi trong năm 2016...

Với việc giá trị thực tải sản cố định của mảng truyền hình AVG chỉ có 600 tỷ đồng mà Lê Nam Trà mua AVG với giá 8.900 tỷ đồng thì rõ ràng Nhà nước bị thiệt hại ít nhất là 5.000 tỷ đồng. Chưa kể đến việc Mobifone phải gánh khoản nợ 1.300 tỷ đồng của AVG và phải bảo lãnh khoản vay 700 tỷ đồng mà AVG vay từ Phạm Nhật Vũ. Ngoài ra, do chi phí vay của khoản 6.000 tỷ đồng để Mobifone đủ tiền mua AVG thì lợi nhuận và số tiền nộp ngân sách của Mobifone bị giảm đi khoảng 4.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2020. Lê Nam Trà còn bù chéo hàng trăm tỷ lợi nhuận của Mobifone sang AVG để AVG có lãi... Các con số trên thể hiện các hành vi cố ý làm trái của Lê Nam Trà, Phạm Đình Trọng đã “gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng” cho Nhà nước.

3. Tại sao Thanh tra Chính phủ vẫn chần chừ việc công bố kết luận thanh tra?

Với các sai phạm rõ ràng và gây hậu quả nghiêm trọng như vậy, Thanh tra Chính phủ hoàn toàn có thể công bố kết luận việc thanh tra toàn diện Mobifone mua AVG trong tháng 12/2016. Tuy nhiên, Lê Nam Trà đã chi rất nhiều tiền để lo lót cho đoàn Thanh tra, đó chính là lý cho chủ yếu để Thanh tra Chính phủ vẫn có xu hướng muốn đưa ra kết luận “không có vi phạm, tuân thủ quy trình, giá hợp lý, chỉ nhắc nhở phê bình” đối với vụ đại án này.

Nếu vậy thì rõ ràng các chỉ đạo vào tháng 8/2016 của Tổng bí thư, Thủ tướng, Thường trực Ban Bí thư, Phó Thủ tướng thường trực về việc “thanh tra toàn diện vụ việc Mobifone mua AVG, nếu có dấu hiệu vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm” đã bị Thanh tra Chính phủ cố ý bóp méo và hạ nhiệt. Chân lý đáng buồn “cái gì không mua bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền” có lẽ đã đúng trong vụ việc này.
Mời xem Video: Thực hư mâu thuẫn ăn chia 150 triệu USD Dự án Giảng Võ giữa Thủ Tướng Phúc & ông Ba Dũng?


Vụ đại án Mobifone mua AVG với các dấu hiệu cố ý làm trái rất rõ ràng, gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, yếu tố lợi ích nhóm lộ ra rất rõ, dư luận cả nước hết sức quan tâm (công bố trên VTV1 vào ngày 1/8/2016) mà bị Thanh tra Chính phủ, Bộ Công An “chìm xuồng” thì còn đâu là kỷ cương, phép nước? Còn đâu là quyền lực tối thượng của Tổng Bí Thư, Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực? Cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng sẽ đi về đâu và đất nước chúng ta sẽ đi về đâu?

Đề nghị Thanh tra Chính phủ công bố ngay kết luận thanh tra vụ việc Mobifone mua AVG để nhân dân cả nước biết được các sai phạm và số tiền thất thoát tài sản Nhà nước, xử lý nghiêm Lê Nam Trà và các cá nhân liên quan, yêu cầu Phạm Nhật Vũ hoàn trả số tiền tham nhũng cho Nhà nước!

Nguyễn Văn Tung
TTHN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad