Năm 2017, đảo chính là vấn đề khó tránh? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Năm 2017, đảo chính là vấn đề khó tránh?


Rất khó để khẳng định năm 2017 không có đảo chính. Bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị đã phát triển theo chiều kích mà hơn bao giờ hết, cần một sự cởi bỏ và bùng phát toàn diện nhằm cứu vãn tình thế đất nước. Có thể tin rằng năm 2017 là một năm đặc biệt và đảng Cộng sản càng cố gắng đảo ngược tình thế thì càng rơi vào thế bí.

Năm 2017, đảo chính là vấn đề khó tránh? (Ảnh minh họa)

Sự tồn tại, an bình hay ra đi, bất an của một chế độ chính trị, bao giờ cũng bắt đầu từ những tín hiệu mà đôi khi tín hiệu đó rất mơ hồ, thậm chí tưởng như không liên quan gì đến chế độ chính trị đó. Và có lẽ, câu chuyện đảo chính thời Việt Nam Cộng Hòa Đệ Nhất vào năm 1963 lại có những mối liên hệ rất kì lạ, mặc dù chưa có sự định dạng, nhưng rõ ràng, tín hiệu của những ngày đầu năm 2017 lại có mối tương đồng đáng suy nghĩ.

Những cuộc đảo chính trong lịch sử Việt Nam, dường như luôn có bàn tay can thiệp và sự cộng hưởng của tôn giáo. Và điều này, nếu xét suốt chiều dài lịch sử từ thời nhà Trần cho đến thời Việt Nam Cộng Hòa, chưa hề có ngoại lệ. Mặc dù tôn giáo không trực tiếp tham gia đảo chính nhưng tôn giáo như một biểu kế đo mức độ nguy hiểm rình rập về chính trị, khi biểu kế nhảy vượt quá mức giới hạn cho phép thì câu chuyện đảo chính có thể xảy ra bất kì giờ nào.

Và biểu kế này lại tăng giảm thông qua mức độ lợi dụng cũng như đàn áp tôn giáo trong hoạt động chính trị của nhà cầm quyền. Nếu xét trên khía cạnh tính rủi ro cũng như cách thế, đường hướng trong chính trị, có thể nói rằng giữa Việt Nam Cộng Hòa Đệ Nhất và Cộng sản xã hội chủ nghĩa đã đi chung trên một con đường và đi ngược chiều với nhau.

Điều này nói ra nghe rất chói tai và vô lý, vì một bên là con đường dân chủ, một bên là con đường độc tài, làm sao có thể xếp chung trên một con đường?! Ở đây có những vấn đề:

- Chủ nghĩa Nhân Vị cũng như quyết tâm đề cao dân tộc tính của nền Cộng Hòa Đệ Nhất đã cố gắng đưa dân tộc đến gần với dân chủ nhất. Nhưng để thực hiện điều này, Ngô Tổng thống và em trai của ông không có cách lựa chọn nào khác ngoài “gia đình trị” bởi lúc đó ông khó tìm ra được những người tin cẩn, đồng cảm và hiểu được ý định xây dựng quốc gia của ông. Chính vì sự “cô đơn” này, ông trở nên lẻ loi với thuộc cấp, với các tôn giáo và với cả đồng minh Mỹ. Cuộc đảo chính đầu tháng 11 năm 1963 giống như giọt nước tràn ly trong vấn đề mâu thuẫn chính trị/tôn giáo thời Ngô Tổng Thống.

- Ngược lại, Chủ Nghĩa Cộng sản và định hướng xã hội của đảng Cộng sản cố gắn duy trì độc tài để duy trì lợi ích phe nhóm, họ bắt buộc phải giữ tư thế gia đình trị, thừa kế quyền lực để tránh xao nhãng trong độc tài, độc đảng cầm quyền. Và điều này dẫn tới hệ quả họ cũng bị cô đơn trước quốc dân cũng như quốc tế, thế giới tiến bộ. Nguy cơ rình rập của họ không phải là thấp khi các nhóm lợi ích trong nội bộ đảng ngày càng mâu thuẫn nhau bởi yếu tố bành trướng, cát cứ địa phương và tập quyền trung ương.

- Đương nhiên, trên góc độ dân chủ không thể nào xếp Cộng sản, Hồ Chí Minh đứng ngang với Ngô Tổng Thống được. Nhưng trên góc độ lựa chọn những chiếc ghế quyền lực chủ chốt để nắm quyền thì lại có điểm rất tương đồng.

- Yếu tố gia đình trị hay đảng trị đều có tính chất loại bỏ những nhân vật có lập trường trái ngược với nhà cầm quyền.

- Nếu như Ngô Tổng Thống bắt buộc phải chọn “gia đình trị” trong thập niên 1950 và những năm đầu thập niên 1960 vì ông không tìm thấy người đồng cảm trong chủ thuyết Nhân Vị, hay nói cách khác là ông khó tìm thấy người tài (trong đường hướng Nhân Vị) để chia sẻ quyền lực và cải cách quốc gia…

- Thì ngược lại, nhà cầm quyền Cộng sản, cụ thể là trung ương Cộng sản Việt Nam tối kị trong việc chia sẻ quyền lực với các nhân tố bên ngoài đảng. Và đáng sợ hơn là những nhân tố có tài năng, đủ khả năng lãnh đạo đất nước đều bị loại bỏ ngay từ đầu bởi trung ương đảng là tập hợp của những con người tham vọng, lươn lẹo và thủ đoạn nhưng lại không có năng lực để thực hiện phát triển đất nước.

- Và, Ngô Tổng Thống (bị động trong vấn đề này) để gia đình của ông đụng chạm, gây mâu thuẫn với Phật Giáo, để xảy ra biến cố tôn giáo vào những ngày trung tuần tháng 5 năm 1963, dẫn đến hàng loạt cuộc biểu tình chống lại chính phủ và dẫn đến cục diện chính trị cũng như thế lực của gia đình họ Ngô bị thu nhỏ trong một thời gian ngắn để đi đến kết cục bi thảm vào ngày 1 tháng 11 năm 1963.

- Và, chế độ Cộng sản Việt Nam đã đụng chạm tôn giáo, yếu tố đàn áp tôn giáo ngày càng mạnh, mức độ còn ghê gớm hơn thời Đệ Nhất Cộng Hòa rất nhiều, Cộng sản Việt Nam đã đụng chạm mọi tôn giáo, từ Phật Giáo Hòa Hảo, Phật Giáo Cao Đài, Tăng Đoàn Phật Giáo Thống Nhất… và đặc biệt là Cộng đồng Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam. Ngoài yếu tố đụng chạm tôn giáo, đụng chạm với nhân dân, đụng chạm với các tổ chức xã hội dân sự và các trí thức tiến bộ cũng đã đến đỉnh điểm.

- Nếu như trước kế hoạch Bravo I và Bravo II do Cố vấn Ngô Đình Nhu dựng lên để đánh lạc hướng và thanh trừng các tướng lĩnh quân đội lúc đó có ý định đảo chính, Cố vấn Ngô Đình Nhu cùng với Tổng Thống Ngô Đình Diệm quyết định dập tắt các cuộc biểu tình của Phật Giáo kể từ tháng 5 năm 1963 nhằm củng cố quyền lực như đã từng ở những năm giữa thập niên 1950, khi anh em họ Ngô đã dẹp loạn Bình Xuyên, tiêu trừ các thế lực Hòa Hảo, Cao Đài để thiết lập nền chính trị Cộng Hòa hướng đến Cách Mạng Nhân Vị thì…

- Những cuộc ruồng bố nhằm vào các vị Linh Mục Quản Xứ của Thiên Chúa Giáo trong thời gian gần đây, đập bỏ Giáo Xứ Đông Yên, Thái Hòa, Cồn Dầu và chùa Liên Trì cộng với đàn áp tôn giáo, bóp nghẹt hoạt động tôn giáo cũng như hoạt động xã hội dân sự, làm xói mòn tài nguyên, nạn tham nhũng, nạn tham quyền cố vị, nạn phá hỏng môi trường và thỏa hiệp với kẻ xâm lăng Trung Quốc của đảng Cộng sản Việt Nam đã nhanh chóng đẩy họ về phía bờ vực của sự mất niềm tin, căm giận và thù hận của số đông tín đồ tôn giáo nói riêng và nhân dân nói chung. Và, cũng lặp lại vết xe đổ lịch sử, nhà cầm quyền Cộng sản tiếp tục đàn áp mạnh tay, đưa ra những đạo luật gây bất lợi cho tôn giáo và dân chủ để có cớ mạnh tay hơn. Mục đích của sự đàn áp này nhằm chấn hưng quyền lực độc tài và đập tan những luồng tư tưởng đối lập.

- Vấn đề quân đội, thời Ngô Tổng Thống, sự phản bội của Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn và lê Văn Kim, sau đó là Tôn Thất Đính bởi một phần bất đồng quyền lợi với anh em họ Ngô, một phần tham vọng chính trị và trên hết là họ đã thực sự cát cứ được vùng chiến lược trong địa giới quân sự của họ mặc dù vẫn giữ danh nghĩa phục tùng dưới trướng chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thì…

- Những tướng lĩnh tham vọng, cát cứ một vùng và nắm nhiều quyền lợi, tiền tài trong tay, bất phục tùng trung ương Cộng sản hiện tại nhiều không đếm xuể. Sự cát cứ và bất phục tùng của họ thể hiện rõ nét thông qua sự cân nhắc quyền lợi của quân đội với quyền lợi nhân dân và uy tín đảng Cộng sản. Phức hợp các khu giải trí, vui chơi, hưởng lạc của quân đội cũng như sự tự lực về kinh tế của quân đội Cộng sản đã vượt khỏi tầm kiểm soát của đảng Cộng sản.

- Đặc biệt, năm 1963, Ngô Tổng Thống ra lệnh cấm tôn giáo treo cờ, đèn hoa nhằm tránh tình trạng không thể quản lý được, bùng nổ biểu tình và bạo động từ những cuộc tụ tập đông người (nhất là thời đó chưa cấm pháo). Có thể nói rằng dù muốn nhìn nhận hay không, đây cũng là biểu hiện mang tính độc đoán thì ít mà đề cao cảnh giác và bất an về chính trị thì nhiều.

- Hiện tại, sự chọn lựa không bắn pháo hoa, đề xuất các nhà thờ, các chùa cùng gióng chuông đón Giao Thừa cũng như động thái cổ xúy văn hóa “đại đoàn tụ gia đình trong ngày Tết” thông qua tuyên truyền viên thượng thặng của Đảng là ông Trần Đăng Khoa như một chỉ dấu bất an của chế độ, nếu không muốn nói là bất an tột độ!

Còn nhiều vấn đề đối hướng trên cùng một con đường mà chế độ Cộng Hòa Đệ Nhất tại Nam Việt Nam và chế độ Cộng sản xã hội chủ nghĩa vấp phải. Tất cả những vấn đề mà họ vấp tuy khác nhau về chủ trương, triết lý, đường hướng và tôn chỉ. Nhưng lại giống nhau trong vấn đề đụng chạm.

Giả sử như trong thời Ngô Tổng Thống, người dân ngã về phía Việt Minh hơn bởi trong mắt nhân dân, Việt Minh là thế lực đánh đuổi thực dân Pháp còn Quốc trưởng Bảo Đại và Tổng Thống Ngô Đình Diệm đều có quá trình thân Pháp. Thì, hiện tại, nhân dân mất niềm tin vào đảng Cộng sản bởi đảng Cộng sản đã lộ rõ chân tướng thân Trung cộng của họ và đương nhiên, dù không nói ra nhưng động lực tâm lý chung của dân tộc vẫn là chống Trung Quốc xâm lược, trong khía cạnh này, các đảng phái và tổ chức xã hội dân sự đã có chỗ đứng để phát triển một cách nhanh chóng.

Và khi tình hình trở nên không thể quản lý được nữa, các thế lực chính trị nắm quyền đều có chung một phản ứng tuyệt vọng, đó là cấm đoán hoặc ngầm thỏa hiệp để mưu cầu tình thế đảo ngược. Cấm hoạt động tôn giáo, bóp chặt các hoạt động văn hóa hoặc mượn hoạt động tôn giáo và mượn văn hóa để giữ chân người dân trong trạng huống nội bất xuất ngoại bất nhập phòng khi có biến luôn là cách lựa chọn đầy may rủi. Nhưng không còn lựa chọn nào khác.

Hiện tại, khi mà các thế lực quân đội, công an và các nhóm chính trị trong đảng Cộng sản trở nên căng thẳng, mâu thuẫn và phát triển theo chiều kích triệt tiêu lẫn nhau trong lúc tôn giáo và nhân dân không còn là chỗ dựa cho bất kì nhóm lợi ích nào của đảng thì mọi động thái đều có vấn đề.

Mời xem thên Video: Những đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam


Không phải tự dưng mà chiến thuật gióng chuông tôn giáo để đón Giao Thừa thay vì bắn pháo hoa được chọn (thực ra, việc bắn pháo hoa ít tốn kém hơn xây tượng đài nghìn tỉ, nhưng đảng chưa hề bỏ ý định xây các tượng đài nghìn tỉ!?). Bởi tiếng chuông tôn giáo, dù muốn dù không vẫn chiêu cảm được tâm hồn, làm cho người ta trở nên lắng đọng và trầm tĩnh. Và tiếng chuông tôn giáo cũng giúp cho nhà cầm quyền dễ dàng phát hiện ra tiếng nổ ở bất kì nơi nào, nó không thể gây lẫn lộn với tiếng pháo giống như chiến dịch Mậu Thân 1968 mà Cộng sản Bắc Việt đã phát động “tổng tiến công” để tiếng súng khai hỏa lẫn trong tiếng pháo đón Giao Thừa.

Có thể nói rằng, rất khó để khẳng định năm 2017 không có đảo chính. Bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị đã phát triển theo chiều kích mà hơn bao giờ hết, cần một sự cởi bỏ và bùng phát toàn diện nhằm cứu vãn tình thế đất nước. Có thể tin rằng năm 2017 là một năm đặc biệt và đảng Cộng sản càng cố gắng đảo ngược tình thế thì càng rơi vào thế bí. Bởi bất kì lãnh đạo nào muốn tồn tại, đều chỉ có một lựa chọn duy nhất: Cách Mạng!

Nộ Thủy
Vấn Đề

2 nhận xét:

Post Bottom Ad