Ai đang làm khánh kiệt đất nước (phần 13): Con cá mập AVG đã nuốt MobiFone như thế nào? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Ai đang làm khánh kiệt đất nước (phần 13): Con cá mập AVG đã nuốt MobiFone như thế nào?


Ai đang làm khánh kiệt đất nước (phần 13): Con cá mập AVG đã nuốt MobiFone như thế nào? Ảnh minh họa.: Nguồn tư liệu

Mời xem Video: Tranh dành Quyền lực


Tháng 8 năm 2016, chỉ vài tháng sau khi chính phủ mới nhậm chức, Phó Thủ Tướng thường trực Chính Phủ Sáu Đạt ký quyết định thanh tra toàn diện thương vụ mua AVG của MobiFone. Dư luận mong chờ, một ngày không xa, chân tướng vụ việc sẽ được phơi bày. Tuy nhiên, tới thời điểm này, vụ việc đã quá thời hạn phải công bố kết luận thanh tra theo luật mà vẫn không thấy đâu. Một lần nữa, điệp khúc mà Thanh Tra Chính Phủ thường làm là bỏ qua tất cả và người dân vẫn chỉ hiểu được rằng, mọi câu chuyện vẫn chỉ là bí mật.

Để rộng đường dư luận, xin gởi đến quý độc giả thông tin vụ mua AVG của MobiFone. Bản chất của việc mua bán AVG là như thế nào? Những kẻ nào đứng sau trục lợi? Vì sao không có kết luận thanh tra?

Bản chất vụ việc mua AVG của MobiFone.

AVG là tên gọi tắt của công ty nghe nhìn toàn cầu mà chủ tịch là Phạm Nhật Vũ, em trai Phạm Nhật Vượng. AVG là Audio Visual Group. Nhưng dường như mọi người lại hiểu là An Viên Group. An Viên là tên của những công ty do Phạm Nhật Vũ đứng tên làm đủ thứ việc từ truyền thông đến bất động sản, khai khoáng.

Ý đồ của việc mở AVG nằm trong ý đồ tự tạo ra kênh truyền hình riêng nhằm hoàn thiện hệ thống báo chí tư nhân phục vụ cho việc làm ăn của anh em nhà Vincom.


Tuy nhiên, anh em Vũ Vượng chưa thể có được một đài truyền hình đúng nghĩa, hoạt động độc lập trong khi càng ngày càng đốt nhiều tiền. Vì thế, với tư duy của những con buôn, họ cần cắt lỗ trong cuộc chơi mà thực ra, họ không hề có hiểu biết. Không ngờ, truyền hình không đơn giản như việc họ chiếm một mảnh đất để xây nhà bán.

Việc cho không AVG đã vô cùng khó khăn chứ đừng nói gì đến bán. Thế mà, với sự trợ giúp của bố con nhà anh 3X, cùng sự giúp sức đắc lực của Bộ Công An, của Bộ 4T mà cụ thể là Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, việc bán AVG trở thành một cơ hội rút hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước trước khi 3X rời ghế Thủ Tướng. Tuy không nhiều lắm, chỉ khoảng 8.900 tỷ đồng (so với kế hoạch ban đầu là 33 ngàn tỷ, gần 1,5 tỷ đô la Mỹ). Nó có thể coi như “món quà nhỏ” so với bao nhiêu tài sản của đất nước này mà họ đã đục khoét trong những năm qua.

Tạo thương vụ ảo để lừa đảo

Ngày 15 tháng 10 năm 2014, AVG gởi đi văn thư số 517AVG-CV cho bộ 4T hướng dẫn chào bán cổ phần cho công ty có tên 8206 Hong Kong. Đây là một công ty thuộc Tình Báo Trung Quốc. AVG nói rằng, 8206 chào giá khoảng 700 triệu (Hơn 15 ngàn tỷ đồng) và đã đặt cọc 10 triệu đô la.

Bộ 4T có văn thư số 200/BTTTT-VP ký ngày 26 tháng 11 năm 2014 gởi Bộ Công An xin ý kiến.

Bộ Công An có văn thư trả lời số 4352/BCA-A81do Thượng Tướng Tô Lâm ký thay Đại Tướng Bộ Trưởng Trần Đại Quang ngày 8 tháng 12 năm 2014 trả lời là không đồng ý cho phép bán cho đối tác nước ngoài. Mà chỉ nên bán cho đối tác trong nước, doanh nghiệp nhà nước.

Sau khi đã có được trả lời như vậy, Nguyễn Bắc Son với tư cách là Bộ Trưởng 4T, bộ chủ quản đồng thời là bộ phụ trách chuyên ngành đã yêu cầu MobiFone đứng ra mua. Khi họp với MobiFone, Son nói rằng, đây là cơ hội tốt để MobiFone phát triển sang truyền hình.

Son, dưới sự chỉ đạo của 3X, muốn vơ vét của MobiFone trước khi đơn vị này cổ phần hóa. Công ty chứng khoán Bản Việt của con gái anh 3X chính là đơn vị tư vấn định giá doanh nghiệp MobiFone cho việc cổ phần hóa.

Mặc dù biết rõ, MobiFone sẽ cổ phần hóa và không còn là doanh nghiệp nhà nước cũng như điều 17 của luật viễn thông, quyết định số 55/2011/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2011 lại cho phép doanh nghiệp nước ngoài được mua 49% cổ phần doanh nghiệp viễn thông (DNNN và DN tư nhân) của Việt Nam nhưng Son và Trương Minh Tuấn vẫn quyết ép chết MobiFone phải mua AVG.

Chủ tịch MobiFone là Lê Nam Trà là kẻ tích cực nhất hỗ trợ cho phi vụ này. Trong khi Tổng Giám Đốc Cao Duy Hải phản đối.

Cho nên, mọi ý kiến về việc bán cổ phần AVG có từ năm 2014 thì đến ngày 27 tháng 1 năm 2015 MobiFone mới có văn bản 337/ĐHKT đề nghị Bộ 4T xem xét phê duyệt chủ trương cho MobiFone đầu tư dịch vụ truyền hình. Một tuần sau, ngày 6 tháng 2 năm 2015, bộ 4T có văn bản số 408/BTTTT-QLDN cho phép MobiFone đầu tư dịch vụ truyền hình và mua lại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình.

Sau đó là việc đàm phán mua bán với AVG. Ngày 12 tháng 3 năm 2015, MobiFone trình biên bản đàm phán với AVG đề nghị bộ 4T phê duyệt. Bộ 4T phê duyệt. Ngày 20 tháng 3 năm 2015, MobiFone ký biên bản ghi nhớ về việc mua lại AVG theo nội dung và lộ trình cụ thể.

Như vậy, thương vụ mua bán AVG có vai trò rất cụ thể của bộ 4T và Bộ Công An. MobiFone chỉ bắt đầu trình dự án đầu tư dịch vụ truyền hình truyền hình sau khi có sự giới thiệu của bộ 4T và Bộ Công An mà thực chất là ép phải mua.

Có một sự lừa đảo ngay từ đầu của nhóm anh em Vũ Vượng và hai bộ 4T và Bộ Công An là việc tạo dựng ra cái bẫy 8206.

Sự lừa đảo thứ 2 của nhóm Son Tuấn là việc gởi văn thư xin ý kiến một cách trái khoáy. Bộ 4T gởi văn thư xin ý kiến bộ Công An về phương án giá cả và hiệu quả kinh doanh. Trong khi không xin ý kiến các bộ Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư. Mà lại xin ý kiến các bộ này về các phương án kỹ thuật không liên quan.

Phương án giá ban đầu của AVG đưa ra cho MobiFone là 33 ngàn tỷ (33.229 tỷ). Gần tương đương 1,5 tỷ đô la Mỹ. Cao hơn giá trị của MobiFone, một doanh nghiệp làm ăn có lãi hàng đầu Việt Nam nhưng vốn chỉ khoảng 15.000 tỷ đồng.

Cao Duy Hải, tổng giám đốc MobiFone không chấp nhận. Đó là một sự vô lý mà Hải nhận thấy. Hải yêu cầu định giá lại và đàm phán lại.

Hải đã nói thẳng với Phạm Nhật Vũ là AVG của ông đáng giá bao nhiêu? Nói thẳng chúng tôi mua ngay.

Trong văn thư số 2889/BCA-A61 ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công An trả lời văn thư số 235/BTTTT-QLDN ngày 18 tháng 12 năm 2015 của bộ 4T có nội dung là phương án mua 95% cổ phần AVG đã thấp hơn so với định giá của các đơn vị thẩm định giá. Có một sự vô lý hiển hiện ngay là việc bộ Công An có chức năng thẩm định an ninh thì đi cho ý kiến về thẩm định giá và phương án kinh doanh.

Xin đưa ra một vài con số để thấy được sự khốn nạn của nhóm này. Theo tài liệu báo cáo kết kẻ kinh doanh của AVG thì AVG lỗ liên tục từ năm 2011 đến 2015 (thời điểm báo cáo tài chánh cho việc mua bán). Năm 2010 lỗ 84 tỷ, 2011 lỗ 202,1 tỷ, 2012 lỗ 468 tỷ, 2013 lỗ 475 tỷ, 2014 lỗ 418,1 tỷ, quý 1 năm 2015 lỗ 87,6 tỷ. Dự kiến năm 2016 lại tiếp tục lỗ.

Thế mà AVG và đám đục khoét dám vẽ ra tương lai sáng lạn cho AVG khi dự kiến lãi đột biến lên đến hàng ngàn tỷ. Dự kiến 2017 lãi 303,6 tỷ, 2018 lãi 1.529 tỷ. 2019 lãi 3.201 tỷ, 2020 lãi 5.568 tỷ. Không biết là những kẻ vẽ ra con số này có bị hoang tưởng hay không nhỉ? Có lẽ, cướp không đem bán thì cũng phải đợi người mua có tiền chứ không thể vẽ ra được. Trừ khi Bình Ruồi đem in tiền và chuyển cho họ. Mà in tiền thì cũng phải đợi có tiền mua giấy, mua mực và thuê nhân công.

Sự vô lý này được Cao Duy Hải nói với Phạm Nhật Vũ là sao lãi như thế không giữ lại làm và lại đem bán? Hải nói Vũ là khốn nạn vừa vừa thôi.

Hải phản đối việc mua bán thì Son xuống tận nơi ép. Trà là người ép Hải và Hải không ký văn bản nào thì Trà trực tiếp ký văn bản đó.

Thương vụ đã kết thúc khi Chủ Tịch Hội Đồng Thành Viên Lê Nam Trà trực tiếp ký nhiều văn bản khi Tổng Giám Đốc Cao Duy Hải không chịu ký.

Những số liệu định giá AVG

Cao Duy Hải viện dẫn các quy định của pháp luật Việt Nam quy định về việc định giá cho thấy, việc định giá AVG nó như trò đùa lừa đảo. Báo cáo số 2761/MOBIFONE do Tổng Giám Đốc Cao Duy Hải gởi cho Chủ Tịch Hội Đồng Thanh Viên Lê Nam Trà về việc định giá dự án mua AVG có một số điểm chính như sau:

Vốn điều lệ của MobiFone là 15 ngàn tỷ. Theo nghị định 71/2013/NĐ-CP thì chủ sở hữu quyết định dự án đầu tư, mua sắm tài sản cố đjnh trên 50% vốn điều lệ của công ty. Hiểu nôm na là việc này do nhà nước quyết định chứ không phải do công ty MobiFone quyết định.

Điểm thứ hai là việc MobiFone đang tiến hành cổ phần hóa nên giao dịch phải thể hiện để minh bạch trong quá trình cổ phần hóa MobiFone.

Nếu giao dịch diễn ra sau cổ phần hóa thì phải xin ý kiến đại hội cổ đông.

Truyền hình là lĩnh vực đặc thù nên nếu mua rồi mới cổ phần hóa thì phải xin ý kiến các bộ ngành và ảnh hưởng đến việc cổ phần hóa. Hơn nữa là phải xây dựng một đề án tổng thể phát triển gắn với chiến lược của MobiFone.

Một trong những yếu tố quan trọng của các thương vụ mua bán là lợi thế thương mại. Tất cả những lợi thế này do AVG đưa ra mà không có số liệu so sánh.

Nhưng thú vị nhất ở đây là việc xác định giá trị doanh nghiệp. Trong số các công ty tư vấn thì có doanh nghiệp xác định trên 33 ngàn tỷ, có công ty xác định trên 16 ngàn tỷ.

Khi đề cập đến việc mua AVG, Nguyễn Bắc Son định hướng phát triển truyền hình. Nhưng khi bán thì Phạm Nhật Vũ đưa vào cả phần bất động sản.

Trong khi mảng truyền hình vẫn liên tục lỗ trong nhiều năm thì đột nhiên báo cáo tài chánh đến ngày 31 tháng 3 năm 2015 đột nhiên có lợi nhuận sau thuế là 2.260 tỷ đồng là do AVG ghi nhận khoản lợi nhuận từ công ty liên hết là công ty CP An Viên B.P) khoảng 2.943 tỷ. Đây là khoảng lợi nhuận từ hoạt động tài chánh hoặc lợi nhuận bất thường. Và việc đưa số liệu này vào là một trò lừa đảo.

Căn cứ vào số liệu tài chánh ở bảng cân đối kế toán thì tổng tài sản của AVG là 3.103 tỷ đồng trong đó đầu tư tài chánh dài hạn là 1.811 tỷ chiếm 58% tổng tài sản. Hầu như toàn bộ là khoản đầu tư dài hạn vào công ty cổ phần An Viên BP mà nếu thực hiện giao dịch thì AVG sẽ phải thoái vốn tại công ty này. Hàng tồn kho là 780 tỷ đồng chiếm 25% tổng tài sản trong đó gởi tại các bưu điện tỉnh là 103,8 tỷ đồng. Đây là những số liệu khó kiểm chứng. Cũng như khó kiểm chứng con số 700 ngàn thuê bao. Cũng như nhiều số liệu của việc mua bán công ty giống tằm Mai Lĩnh cũng cho vào.

Và vì thế, nếu loại bỏ những con số bị phù phép từ công ty An Viên BP, chỉ tính riêng mảng truyền hình, truyền dẫn thì tại thời điểm 31 tháng 3 năm 2015, tổng tài sản của AVG là 629,7 tỷ đồng, nợ phải trả là 1.133,1 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm (-) 503,8 tỷ đồng. Chỉ riêng chi tiết này thôi cũng đã thấy được việc mua AVG chính là ôm vào một cục nợ.

Đó là chưa kể đến phương pháp tính toán giá trị doanh nghiệp của các công ty tư vấn này có vấn đề. Xin được đề cập trong một dịp khác. Ở đây xin chỉ đưa ra số liệu để thấy sự vô lý. AASC định giá AVG là hơn 33.299 tỷ đồng tương đương 91.785 đồng/cổ phần. Trong khi VCBS đưa ra con số định giá là 24.548,19 tỷ đồng tương đương 67.633 đồng/cổ phần.

Một sự vô lý khi nhìn thấy thị phần doanh thu quảng cáo truyền hình trả tiền của AVG năm 2015 là 0,5% và cái bánh vẽ được vẽ ra là tốc độ tăng doanh thu hàng năm từ 7% đến 114%, tốc độ tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng tăng từ 72% đến 1843%.

Thực tế ở Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào với quy mô vốn trên 1.000 tỷ lại đạt tốc độ tăng trưởng và khả năng sinh lời như vậy. Ngay chính MobiFone là doanh nghiệp viễn thông hoạt động lâu đời, được đánh giá là rất hiệu quả nhưng cũng chưa bao giờ đạt tỷ lệ tăng trưởng như vậy. Hơn nữa, giả định đó không có căn cứ lịch sử để tham chiếu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định gì về thương vụ này.

Xin nhắc lại, tại thời điểm tiến hành các thủ tục mua bán này, Bộ Trưởng Kế hoạch và Đầu tư là Bùi Quang Vinh. Một trong những bộ trưởng ít bị ảnh hưởng nhất từ Thủ Tướng 3X.

Trong văn thư số 27/BKHĐT-PTDN ký ngày 22 tháng 1 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gởi Văn phòng Chính Phủ cho ý kiến về việc định giá doanh nghiệp MobiFone phục vụ cho việc cổ phần hóa doanh nghiệp này có một số nội dung đáng chú ý. Bộ KHĐT cho rằng văn thư số 209/BTTTT-QLDN tổng giá trị đầu tư dự án mua 95% cổ phần AVG với giá 8900 tỷ đồng là không hợp lý.

Về sự cần thiết, tại văn bản số 4352/BCA-A81 ngày 8 tháng 12 năm 2014, Bộ Công An đề nghị Bộ 4T hướng dẫn bán cổ phần cho các công ty trong nước, doanh nghiệp nhà nước là tốt nhất. MobiFone đang trong giai đoạn cổ phần hóa và sẽ không còn là doanh nghiệp nhà nước theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2014. Việc xác định mua 95% của AVG cần tính đến các yếu tố giá và hiệu quả kinh tế nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến việc giảm giá trị cổ phần của MobiFone khi thực hiện cổ phần hóa. Trong khi tại văn bản số 209/BTTTT-QLDN ngày 18 tháng 10 năm 2015 của Bộ 4T gởi Thủ Tướng Chính Phủ, bộ 4T kiến nghị Thủ Tướng Chính Phủ giao cơ quan chức năng và kinh nghiệm đánh giá về giá mua và hiệu quả của dự án. Như vậy, đây là trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu không có đủ năng lực và kinh nghiệm để xem xét, đánh giá các yếu tố về giá và hiệu quả của dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nước. Trong quá trình tham gia ý kiến đối với đề xuất của Bộ 4T, Bộ KHĐT và Tài Chánh chưa có ý kiến về hai nội dung giá và hiệu quả của dự án do không thuộc chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và chưa có chỉ đạo của Thủ Tướng giao nhiệm vụ hỗ trợ theo yêu cầu của bộ 4T. Bộ KHĐT trong văn bản số 721/BKHĐT-KCHTĐT ngày 24 tháng 11 năm 2015 và văn bản số 1095/BTC-TCDN ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài Chính chỉ xác nhận 3 trong 4 công ty tư vấn xác định giá doanh nghiệp là có tư cách pháp nhân được phép cung cấp dịch vụ này và không có ý kiến về kết quả thẩm định giá. Vì vậy, cả hai văn bản này không thể coi là ý kiến của hai Bộ đánh giá kết quả thẩm định do tư vấn đưa ra như theo yêu cầu của Bộ 4T. Mặc dù không thuộc chức năng và không phải nhiệm vụ được Thủ Tướng giao nhưng với trách nhiệm là một cơ quan tham mưu tổng hợp cho Thủ Tướng nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, chống lãng phí, thất thoát trong quá trình cổ phần hóa DNNN, bộ KHĐT có ý kiến như sau:

Về giá và hiệu quả của dự án mua 95% cổ phần AVG: tổng vốn đầu tư của dự án là 8900 tỷ đồng, giá trị này gấp khoảng 4 lần giá vốn. Trong khi đó, hoạt động của AVG tại thời điểm này là không hiệu quả. Lỗ lũy kế trong tờ trình của Bộ 4T là 1563,7 tỷ đồng và vẫn tiếp tục lỗ. Tổng nợ phải trả cả ngắn hạn và dài hạn là 1.722 tỷ đồng. Đến hết năm 2020 mới đạt doanh thu 7.000 tỷ đồng và lựi nhuận sau thuế là 1.800 tỷ đồng là con số do AVG đưa ra mà không có cơ sở. Việc MobiFone mua 95% AVG tại thời điểm trước khi tiến hành cổ phần hóa là ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cố phần hóa MobiFone. Làm giảm lợi nhuận MobiFone giai đoạn 2016-2020 dẫn đến giảm giá trị cổ phiếu MobiFone khi phát hành và do đó trực tiếp giảm nguồn thu của nhà nước, một mục tiêu chính, quan trọng trong cổ phần hóa DNNN để tăng nguồn thu cho ngân sách trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Bộ KHĐT đặc biệt lưu ý việc mua AVG trong đó gồm cả 2 khoản đầu tư không thuộc lĩnh vực truyền hình của AVG đó là khoáng sản và bất động sản (công ty CP An Viên BP và Công ty CP Giống tằm Mai Lĩnh) nằm ngoài lĩnh vực kinh doanh chính được xác định trong điều lệ và chiến lược phát triển MobiFone với giá trị lên đến 2.473,2 tỷ đồng, chiếm khoảng 28% tổng giá trị đầu tư là vi phạm các quy định tại khoản 1, điều 28 luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Điều 21 nghị định số 91/2015/NĐCP ngày 13 tháng 5 năm 2015 của chính phủ và quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm các doanh nghiệp nhà nước đầu tư kinh doanh ngoài ngành nghề kinh doanh chính.

Về thông tin xác định giá doanh nghiệp của AVG thông qua các công ty tư vấn, theo thông tin thực tế và thông lệ đối với dịch vụ truyền hình trả tiền, giá trị của một doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực dịch vụ này được hình thành từ 4 nhóm giá trị chính là doanh thu từ việc bán thiết bị thu phát; doành thu từ phí thuê bao hàng tháng; doanh thu từ dịch vụ quảng cáo và giá trị của các tài nguyên tần số được nhà nước giao. Trên thực tế, doanh thu từ việc bán thiết bị thu phát, doanh nghiệp không có lợi nhuận. Cho nên doanh thu từ khoản này không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trái lại, doanh nghiệp còn phải bù lỗ để hỗ trợ khách hàng nhằm tăng thuê bao.

Đối với doanh thu từ phí thuê bao tháng và quảng cáo thì trong lĩnh vực truyền hình trả tiền hiện nay, các doanh nghiệp đang cạnh tranh gay gắt về mở rộng thuê bao và giá cước. Doanhsoso từ thu phí thuê bao hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng thuê bao thực sự của doanh nghiệp. Với con số AVG tự kê khai mà chưa rõ tính xác thực là 700 ngàn thuê bao, giá trung bình 50 -60 ngàn đồng/tháng thì doanh thu không thể quá 500 tỷ/năm. Theo các chuyên gia trong ngành thì khả năng mở rộng thuê bao crua AVG là rất khó khăn vì đây là dịch vụ truyền hình số, đòi hỏi thuê bao phải có tivi kỹ thuật số. Hiện nay, số gia đình có TV kỷ thuật số chưa cao, chủ yếu người dân đang dung tv công nghệ analog, chỉ tương thích với truyền thình cable. Chính vì thế, trong thị trường truyền hình trả tiền, hiện các nhà cung cấp truyền hình cable vẫn đang có số thuê lớn nhất như Saigon Cab, FPT…. Chỉ có 3 nhà cung cấp truyền hình kỹ thuật số vệ tinh theo thứ tự thị phần cao nhất gồm K+ là nhà đầu tư Pháp và VTV, MyTV của VNPT và AVG. Nhưng AVG có thị phần nhỏ nhất do phải cạnh tranh bằng công nghệ. Dịch vụ của K+ đứng đàu thị trường vì có lợi thế độc quyền về nội dung do VTV cung cấp. Kế đến là MyTV có công nghệ cho phép thuê bao được chọn nội dung theo sở thích nhu cầu (TV on demand). AVG không có cả hai, nên việc phát triển thuê bao rất khó khăn, đồng nghĩa việc phát triển thuê bao để tăng doanh thu là đầy thách thức với công ty này. Trong khi đó, theo ý kiến chuyên gia trong ngành, muốn có doanh thu từ dich vụ quảng cáo phải đạt ngưỡng 1 triệu thuê bao thì mới có ý nghĩa. Trong khi có khai khống thì mới chỉ là 700 ngàn thuê bao. Vì vậy, việc xác định số lượng thuê bao thực có của doanh nghiệp là khâu quan trọng nhất để xác định doanh thu và giá trị doanh nghiệp. Số liệu tin cậy nhất là tính từ giá trị thuế VAT mà doanh nghiệp đã đóng trong các năm qua. Việc này có xác định thông qua cơ quan thuế chứ không thể dung con số mà AVG cung cấp.

Đối với giá trị từ nguồn tài nguyên tần số được nhà nước giao, trong trường hợp này, việc MobiFone là doanh nghiệp nhà nước mua lại AVG thì giá trị của các tài nguyên tần số sẽ giữ nguyên như khi cấp cho AVG.

Thực tế, bản thân bộ 4T cũng có ý băn khoăn, không chắc chắn về hiệu quả việc mua lại AVG. Điều này thể hiện rõ trong văn bản của Bộ 4T, theo đó, một mặt Bộ 4T khẳng định không có năng lực để thẩm định giá mua cũng như hiệu quả của dự án và do đó đề nghị Thủ Tướng Chỉnh Phủ giao cơ quan chức năng có năng lực kinh nghiệm hỗ trợ. Thủ Tướng cũng không giao cơ quan nào. Các nội dung thể hiện trên các văn bản của các Bộ Công An, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư trả lời Bộ 4T chủ yếu chỉ hướng dẫn và giải thích quy định pháp luật về phạm vi, chức năng và thẩm quyền, không thể coi đó là ý kiến thẩm định về giá và hiệu quả dự án của các cơ quan này. Mặt khác Bộ 4T cũng thấy rằng các số liệu tính toán trong kế hoạch kinh doanh mới chỉ là những giả định và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình phát triển thị trường, phát triển khách hàng trong thời gian tới. Do đó, trong điều kiện không thuận lợi, các chỉ tiêu tính toán không đạt được như dự báo thì hiệu quả dự án sẽ giảm xuống.

Văn bản của Bộ KHĐT cũng phản bác lại quan điểm của Bộ 4T và Bộ Công An ở góc độ an ninh khi viện dẫn rằng, việc giao cho một doanh nghiệp nhà nước sẽ giải quyết mối lo về anh ninh quốc phòng về thông tin, truyền thông, tư tưởng và văn hóa. Bộ KHĐT cho rằng lý do này chỉ đúng khi MobiFone là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Ngay sau khi cổ phần hóa, MobiFone trở thành công ty cổ phần thuộc sở hữu của nhiều nhà đầu tư trong đó có cả nhà đầu tư nước ngoài. Khi đó, theo luật doanh nghiệp, đại hội cổ đông có quyền quyết định thoái vốn khỏi AVG nếu thấy sở hữu AVG không mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty, việc thực hiện chức năng nhà nước giao về bảo vệ anh ninh văn hóa không phải trách nhiệm của công ty cổ phần. Và với mục đích này vì lý do anh ninh cũng có thể dẫn đến hậu quả ngăn cản không cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần của MobiFone khi cổ phần hóa. Điều này là một trong những lý do giảm cạnh tranh cao, dẫn đến giá trị cổ phiếu của MobiFone thấp, gây thiệt hại lớn nguồn thu cho ngân sách từ cổ phần hóa.

Trong khi chủ của K+ là Pháp thì việc làm này không nhất quán trong chính sách mở cửa nền kinh tế.

Ngoài ra, Bộ KHĐT nhận thấy, 4 công ty định giá thì có ra 4 con số quá khác biệt. Thấp nhất 16.000 tỷ đồng và cao nhất là 33.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy, các kết quả xác định giá trị AVG bởi các công ty tư nhân thẩm định giá là rất thiếu tin cậy, còn có nhiều điểm cần làm rõ. Việc sử dụng kết quả này để ra quyết định mua doanh nghiệp, đặc biệt là việc sử dụng vốn của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước để mua là có yếu tố rủi ro.

Về tính hợp lý của thời điểm tính giá trị khoản đầu tư truyền hình. Theo giải trình, giá trị MobiFone được xác định tại thời điểm 24h ngày 30 tháng 6 năm 2015 chưa phát sinh giá giá trị khoản đầu tư mua cổ phần AVG nên việc tính giá trị khoản đầy tư truyền thình vào giá trị MobiFone là không hợp lý.

Một sự vô lý mà Bộ KHĐT chỉ ra trong báo cáo của bộ 4T là số liệu chênh lệch giữa hai kịch bản có truyền hình và không có truyền hình là 3.000 tỷ đồng (63.772 tỷ đồng và 59.754 tỷ đồng) trong khi giá trị mà MobiFone bỏ ra mua AVG là 8.900 tỷ đồng. Bỏ 8.900 tỷ ra để tăng them có 3.000 tỷ đồng mà Bộ 4T cũng có thể làm báo cáo được thì không gì có thể khốn nạn hơn.

Bộ KHĐT khẳng định rằng, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp crua các công ty tư vấn nói trên là không đủ cơ sở tin cậy. Việc sử dụng ngay các kết quả này, không qua thẩm định để đi đến phê duyệt quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoặc mua doanh nghiệp bằng tiền của doanh nghiệp nhà nước là hết sức rủi ro, khả năng thiệt hại lợi ích kinh tế của nhà nước là rất lớn. Nhận định trên được khẳng định bởi các con số so sánh cụ thể như sau:

MobiFone với 20 năm phát triển, với hơn 30 triệu thuê bao di động, mức thu phí bình quân mỗi thuê bao hàng triệu đồng/năm với doanh thu năm 2015 đạt gần 37.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 7.300 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 7000 tỷ đồng chỉ được công ty Bản Việt của bố con nhà 3X định giá dưới 60.000 tỷ (phương án không có dịch vụ truyền hình).

Trong khi đó, đối với AVG, mới được thành lập từ năm 2008, chính thức ra mắt vào năm 2010, số lượng thuê bao chưa kiểm chứng là 700.000, mức thuê bao bình quân khoảng 500 ngàn/năm, doanh thu năm 2015 đạt gần 1000 tỷ đồng, đến hết năm 2014 lỗ 418 tỷ, lỗ lũy kế hơn 1500 tỷ đồng được đánh giá với phương án giá cao nhất là 33.000 tỷ đồng bằng khoảng 55% vốn của MobiFone.

Với những lập luận trên, bộ Kế Hoạch và Đầu Tư kiến nghị Thủ Tướng Chính Phủ thẩm định lại giá trị của MobiFone mà được Bản Việt định giá trước đó để xác định đúng giá trị của một công ty viễn thông tầm cỡ quốc gia, tránh thất thoát, lãng phí nguồn thu của ngân sách nhà nước.

Bộ KHĐT còn đề nghị Thủ Tướng yêu cầu Bộ 4T của Bắc Son và Trương Minh Tuấn xem xét lại toàn bộ quá trình ra quyết định cho công ty MobiFone mua công ty AVG, đặc biệt việc thẩm định giá mua AVG và hiệu quả kinh tế, đánh giá hiệu quả thực thi trên thực tế nhiệm vu đảm bảo an ninh văn hóa khi giao cho MobiFone và yêu cầu tạm dừng việc thực hiện hợp đồng mua AVG.

Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư gởi văn bản này đúng thời điểm diễn ra đại hội đảng 12.

Và những gì Bộ KHĐT của Bùi Quang Vinh kiến nghị, Thủ Tướng làm ngược lại.

Thương vụ được thực hiện. Tiền đã chuyển ngay tắp lự. Bố con 3X cùng anh em nhà Vũ Vượng có ngay vài ngàn tỷ tiền tươi. Bắc Son có thêm tiền dưỡng già. Trương Minh Tuấn có tiền chi trả cho chiếc ghế bộ trưởng thay Bắc Son. Tất nhiên không thể quên vai trò then chốt với việc đưa ra cái bẫy lừa có tên 8206 của Thượng Tướng Tô Lâm và Đại Tướng Trần Đại Quang được khoác với cái mác vì an ninh quốc gia.

Thực ra, nếu có việc đặt cọc 10 triệu Mỹ kim của 8206 cho AVG thì anh Tô Lâm có thể biết sau 30s với việc kiểm tra giao dịch ngân hàng. Và cho tới bây giờ, không thấy ai nói đển giao dịch 10 triệu Mỹ kim được đề cập từ đầu.

Trong suốt quá trình thực hiện, nhóm lợi ích này đã dung chiêu bài an ninh quốc gia để yêu cầu tất cả các giao dịch phải được giữ bí mật

Ngày 12 tháng 3 năm 2015, vụ trưởng vụ quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ 4T Phạm Đình Trọng thừa ủy quyền của Bộ Trưởng Nguyễn Bắc Son ký thông báo số 59/BTTTT-QLDN gởi MobiFone thông báo rằng các giao dịch này thuộc danh mục bí mật nhà nước, yêu cầu MobiFone thực hiện đúng quy định về Bảo vệ bí mật nhà nước, không phổ biến, truyền truyền. Tuy nhiên, lục lại 11 đầu mục nằm trong danh mục bí mật nhà nước, độ mật trong ngành bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin nằm trong quyết định số 961/2006/QĐ-BCA(A11) do Bộ Trưởng Công An Lê Hồng Anh ký ngày 22 tháng 8 năm 2006 thì không có điều khoản nào nói rằng việc mua AVG của MobiFone là bí mật. Phải chăng đây là chiêu trò nhằm kiểm soát nội bộ câu chuyện tham nhũng của những kẻ liên quan. Không hổ danh với mác đại tá tình báo của Nguyễn Bắc Son.

Thanh Tra

Thương vụ không có gì là bí ẩn, nhiều người biết được sự khốn nạn của nhóm anh em nhà Vũ Vượng cùng với bố con 3X, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Tô Lâm, Trần Đại Quang.

Giờ đây, khi Thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc quyết định chỉ đạo thanh tra, thêm một nhân tố mới nằm trong chuỗi lợi ích đó là Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ Ngô Văn Khánh, một nhân vật mà được đề cập trong thời gian trước đây.

Sau hơn 1 tháng từ khi Phó Thủ Tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo thì Thanh Tra Chính Phủ mới ra quyết định Tranh Tra (ngày 6 tháng 9 năm 2016). Sau 50 ngày, Đoàn thanh tra đã kết thúc thanh tra trực tiếp tại MobiFone (14 tháng 11 năm 2016).

Đoàn Thanh Tra đã có đầy đủ chứng cứ kết luận, nhưng Ngô Văn Khánh lại nhiều lần đề nghị Thủ Tướng giao Bộ Tài Chính thẩm định lại, giám định giá trị của AVG.
Ngày 18 tháng 1 năm 2017, tức là đã qua thời hạn ký kết luận thanh tra thì Thanh Tra Chính Phủ mới ký dự thảo kết luận thanh tra cho MobiFone mặc dù vẫn chưa có kết quả đánh giá phần giá trị mua AVG và thiếu nội dung kết luận vụ việc, trách nhiệm các bên theo quy định của luật thanh tra. Với việc làm này của Thanh Tra, thực chất hướng khác. Những con số về lỗ lãi dự kiến và thực tế tại các thời điểm sẽ khác nhau và sẽ gây ra tranh cãi bởi những dự kiến chỉ là dự kiến. Cơ sở để mua là theo dự kiến lợi nhuận trong tương lai và nó đã thay đổi khi MobiFone đã mua xong đứt AVG. Khi mua xong, phần giá trị thương hiệu truyền hình An Viên mất luôn và thay bằng truyền hình MobiFone.

Toàn bộ động cơ, ý đồ và các cơ sở pháp lý và thực tế cho việc mua bán không được thanh tra.

Thanh tra quan trọng là phải kết luận được sai phạm mà ở đây là việc định giá doanh nghiệp thì Thanh Tra không kết luận mà cứ đẩy sang cho Bộ Tài Chính nhằm kéo dài thời gian.

Thậm chí, trong quá trình thanh tra, Tổng Cục An Anh có văn bản do Tổng Cục Phó Trần Đăng Yến ký gởi Bộ Trưởng Tô Lâm báo cáo tình hình thanh tra thì chỉ vài ngày sau AVG lại có văn bản này bằng dấu đỏ hẳn hoi.

Giờ đây, đang diễn ra một số hành vi thể hiện sự đe dọa một số người ở MobiFone có ý định hợp tác với cơ quan chức năng.

Về Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ Ngô Văn Khánh, người đang chỉ đạo trực tiếp cuộc thanh tra này, trước đây đã được giao chỉ đạo thanh tra một số vụ việc, đã có biểu hiện né tránh việc tìm ra sự thật để kết luận như thanh tra tập đoàn điện lực năm 2014 đã không kết luận việc sai pham trên 6500 tỷ đồng. Xin đọc thêm về Ngô Văn Khánh trong những kỳ trước để biết thêm về tài sản của Khánh và gia đình.

Mời xem Video: Nóng: Rộ tin đồn Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và Bồ nhí sắp bị khởi tố bắt giam?



Hiện nay, quá trình Thanh Tra MobiFone cũng có dấu hiệu né tránh trách nhiệm két luận nguồn số liệu thẩm định giá trị AVG; kéo dài thời hạn thanh tra; gởi dự thảo kết luận thanh tra không đầy đủ các nội dung theo quy định khi chưa xác định được phần chênh lệch về giá, thiếu phần kết luận và kiến nghị; không nêu chủ trường, vai trò trách nhiệm của Bộ 4T và Bộ Công An đối với hợp đồng này như đã đề cập ở trên. Đây là một ý đồ sẽ dẫn tới: dù sau này có kết quả thẩm định giá của hội đồng thẩm định (giả sử theo hướng có chênh lệch thấp hơn so với giá trị hợp đồng đã ký) thì trách nhiệm sẽ được đẩy cho những người đang tiếp nhận và điều hành dự án này từ khi mua về; hoặc đẩy trách nhiệm cho những nhân viên ở bộ phận kỹ thuật đã trực tiếp thương thảo và trình ký hợp đồng vì họ buộc phải chấp hành sự chỉ đạo từ cấp cáo xuống.

Và chúng ta sẽ nhìn thấy một vụ việc được cho là nghiê trọng đã và đang được thực hiện theo ý đồ của một nhóm lợi ích nhằm vô hiệu quá quá trình đưa những con sâu này ra ánh sáng. Môt vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có chủ trương, có mục tiêu, có lộ trình để chiếm đoạt tài sản lớn hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước trở thành vụ việc nhỏ và sai sót của vài nhân viên thừa hành.

Qua đây nhìn thấy rõ nét hơn nhóm lợi ích có sự liên hệ với anh em nhà Vincom An Viên Phạm Nhật Vượng Phạm Nhật Vũ. Hình thành mối liên hệ giữa chính trị, công an và tài phiệt.

Trong những kỳ tới, xin tiếp tục với những gì anh em Vũ Vượng phá nát đất nước này như thế nào.

Dương Vũ
Dân Luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad