Biển Đông bày ra một cuộc kiểm tra thực tế cho Mỹ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Biển Đông bày ra một cuộc kiểm tra thực tế cho Mỹ


Những người biểu tình trước Lãnh Sự quán TQ ở Philippines, chống lại sự thân thiện của TT Philippine, ông Duterte. Ảnh: © Getty

Mời xem Video: Tin Tức Thời Sự



Bắc Kinh đã giành được bạn bè và ảnh hưởng để hậu thuẫn những yêu sách lãnh thổ của họ

Khi Toà Trọng tài Thường trực The Hague ra phán quyết hồi tháng 7 chống lại yêu sách chủ quyền lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc ở biển Đông, chiến lược của Bắc Kinh để thống trị sân sau của mình dường như đang trong tình trạng hỗn loạn. Các chính trị gia ở Washington đã hời hợt tìm cách che giấu nỗi mừng thắng lợi của mình.

Tuy nhiên, khi nhìn lại, đó là đỉnh cao — hay đáy vực, tùy thuộc vào quan điểm mỗi người — trong cuộc tranh giành quyền thống trị trên tuyến đường biển quan yếu này mà hàng năm có khoảng 5 tỉ đô la giao thương đi ngang qua.

Kể từ đó, Hoa Kỳ đã phải chịu hết bước thụt lùi này tới bước thụt lùi khác trong nỗ lực nhằm tập hợp các nước có các yêu sách đối chọi trong khu vực, trong lúc Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa và xây dựng các đảo nhân tạo cho phép họ kiểm soát lãnh thổ một cách hiệu quả. Ngay cả một số quan chức Mỹ cũng thừa nhận trong tư riêng rằng, Trung Quốc đã giành chiến thắng trong cuộc chiến giành biển Đông mà không cần bắn phát đạn nào. Trong lịch sử của sự suy thoái của Mỹ, màn diễn này chắc chắn sẽ lù lù hiện ra.

Mao Trạch Đông, một du kích nông dân đã cai trị Trung Quốc trong 27 năm, từng mô tả Mỹ là một “con cọp giấy”: hùng hổ bề ngoài nhưng hoàn toàn vô hại. Bi kịch tuyến đường biển này đã tạo thêm uy tín cho những người ở Bắc Kinh đi theo quan điểm này hiện nay.

Phần lớn là do lỗi của Barack Obama, cựu tổng thống Hoa Kỳ và Hillary Clinton, ngoại trưởng của ông. Tổng thống Donald Trump và chính quyền của ông ta đang có nguy cơ trượt dốc nhanh hơn về uy tín của Mỹ.

Từ năm 2011, chính quyền của Tổng thống Obama đã thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một thách thức lớn đối với sự thống trị của Hoa Kỳ trên thế giới và không che dấu việc tìm cách “chuyển trục” từ cuộc chiến tranh tàn khốc ở Trung Đông sang triển khai sức mạnh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi cuộc cách mạng dầu đá phiến tại nước Mỹ làm giảm đi sự phụ thuộc vào dầu Ả Rập.

Nhưng, đến thời điểm “chuyển trục” được lặng lẽ gọi lại là “cân bằng” sau nhiều năm không hành động, trở nên rõ ràng rằng chính sách này đã là một thảm hoạ hoàn toàn. Không những nó làm Bắc Kinh thù địch sâu sắc hơn và tạo cho đảng cộng sản cầm quyền một cái cớ để mở rộng các yêu sách chủ quyền hung hăng của họ, mà còn làm cho các đồng minh trong khu vực hết sức nghi ngờ khả năng và quyết tâm của Mỹ.

Trung Quốc và các đồng minh đã cẩn thận lưu ý việc Nga chiếm lấy Crimea và xâm lấn miền đông Ukraine cũng như việc Obama nhanh chóng bỏ “lằn vạch đỏ” đối với việc sử dụng vũ khí hoá học ở Syria.

Từ những điều này và nhiều điều khác được hiểu như sự chịu thua, Bắc Kinh đã đẩy nhanh việc xây dựng đảo và quân sự hoá ở biển Đông. Trong ba năm qua, họ đã đắp thêm hơn 3.200 héc-ta đất — gần gấp 10 lần diện tích công viên Hyde ở London — trên bảy rạng san hô / mỏm đá và lắp đặt đường băng, cảng, nhà chứa máy bay, hệ thống radar và vũ khí.

Điều này được kết hợp với một nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ và rất thành công trong năm qua trong việc thuyết phục các nước láng giềng tránh xa Washington và ôm lấy Bắc Kinh. Ví dụ điển hình nhất là Philippines, thuộc địa cũ của Mỹ, nơi mà Tổng thống Rodrigo Duterte đã “chào tạm biệt” Mỹ và gần như đã tuyên thệ trung thành với Trung Quốc.

Ngoài Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Trung Quốc luôn cho là lãnh thổ của họ, tất cả những bên yêu sách khác đối với một phần của biển Đông — Malaysia, Việt Nam và Brunei — đều đã nhích lại gần với Bắc Kinh hơn từ khi có phán quyết của trọng tài hồi tháng 7.

Ông Trump bị các cuộc tranh luận và các cuộc chiến Twitter ở Mỹ làm phân tâm quá nhiều, không chú ý đến hoặc không hiểu được tình hình đang diễn biến phức tạp ở Biển Đông. Những người được ông đề cử, như Rex Tillerson làm ngoại trưởng, chỉ làm trầm trọng thêm di sản thiếu cương quyết gần đây của Hoa Kỳ qua việc nói cứng rắn về việc sẽ kềm chế chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc rồi sau đó lại quay về lối cũ.

Việc liên tục nhấn mạnh rằng Mỹ muốn duy trì tự do đi lại ở biển Đông là một điều không thật trung thực cho lắm, bởi vì điều mà Mỹ thật sự muốn nói là quyền tự do cho tàu bè và máy bay do thám của mình thực hiện các hoạt động theo dõi dọc theo bờ biển Trung Hoa đại lục.

Đó là điều mà Hoa Kỳ sẽ không bao giờ chấp nhận và bây giờ nên chuẩn bị đàm phán. Hy vọng hão huyền rằng Trung Quốc sẽ tháo dỡ các đảo nhân tạo của mình và quay trở lại hiện trạng trước đây là không đứng vững được.

Washington cần thừa nhận thực tế về ưu thế quân sự vượt trội của Trung Quốc trên tuyến đường biển này và tìm cách thích ứng, bao gồm tất cả các bên có quan tâm trong khu vực, điều đó tránh được việc trượt dốc tới, dẫn tới chiến tranh.

Điều này chắc chắn sẽ là một chiến thắng về địa chiến lược cho Trung Quốc, nhưng cũng có thể cho phép Hoa Kỳ và các nước khác thuyết phục Bắc Kinh rằng, quan điểm thời thế kỷ 19 của họ về bành trướng lãnh thổ và về quan hệ cường quốc lớn đã lỗi thời và không còn hợp pháp.

Khi đưa ra lập luận chống lại việc Trung Quốc men tới chủ nghĩa đế quốc mới, Mỹ có thể nhắc nhở các lãnh đạo nước này những lời Mao nói: “Chủ nghĩa đế quốc sẽ kéo dài không lâu vì nó luôn làm điều ác”, và bọn đế quốc, cuối cùng luôn trở thành “những con cọp chết”.

Mời xem Video: Nguyễn Phú Trọng được ông Phúc nghẹo gợi ý, tìm cách tháo gỡ cho Huỳnh Đức Thơ, biến tội thành công?



The South China Sea presents a reality check for America | Fiancial Times

When the Permanent Court of Arbitration in The Hague ruled in July against expansive Chinese territorial claims in the South China Sea, Beijing’s strategy to dominate its backyard appeared to be in disarray. Politicians in Washington sought vainly to hide their triumphalism.

But, in hindsight, that was the high point — or low point, depending on your perspective — in the struggle for dominance over the crucial waterway, through which about $5tn worth of seaborne trade flows each year.

Since then, the US has suffered setback after setback in its efforts to rally other countries with competing claims in the region while China has accelerated its militarisation and construction of artificial islands that give it effective control of the territory. Even some US officials privately acknowledge that China has won the battle for the South China Sea without firing a shot. In the annals of American decline, this episode will surely loom large.

Mao Zedong, the peasant guerrilla fighter who ruled China for 27 years, once described the US as a “paper tiger”: fierce in appearance but ultimately harmless. The waterway debacle has lent credence to those in Beijing who adhere to this view today.

Much of the fault lies with Barack Obama, the former US president, and Hillary Clinton, his secretary of state. President Donald Trump and his administration are in danger of accelerating the slide in American credibility.

From around 2011, the Obama administration recognised China’s rise as the defining challenge to US predominance in the world and explicitly sought to “pivot” from grinding wars in the Middle East towards the projection of power in Asia-Pacific. This made even more sense as the shale oil revolution at home reduced US reliance on Arab oil.

But, by the time the “pivot” was quietly rebranded as a “rebalance” after several years of inaction, it became clear that the policy had been an unmitigated disaster. Not only did it deeply antagonise Beijing and give the ruling Communist party an excuse to expand its aggressive territorial claims, it left allies in the region seriously doubting America’s capabilities and resolve.

China and those allies took careful note of Russia’s seizure of Crimea and incursions into eastern Ukraine as well as Mr Obama’s quickly abandoned “red line” over the use of chemical weapons in Syria.

In the wake of these and many other perceived capitulations, Beijing accelerated its island-building and militarisation in the South China Sea. In the past three years, it has added more than 3,200 acres of land — nearly 10 times the size of London’s Hyde Park — on seven reefs and outcrops and installed runways, ports, hangars, radar and weapons systems.

This has been combined over the past year with a robust and highly successful diplomatic effort to convince neighbouring countries to tilt away from Washington and embrace Beijing. The most spectacular example has been the former US colony of the Philippines, where President Rodrigo Duterte has “said goodbye” to America and all but sworn allegiance to China.

Apart from Taiwan, the self-governing island that China maintains is its territory, all the other claimants to parts of the South China Sea — Malaysia, Vietnam and Brunei — have moved closer to Beijing since July’s arbitration ruling.

Mr Trump is too distracted by controversy and Twitter battles at home to pay attention to or understand the complex evolving situation in the South China Sea. His appointees, such as Rex Tillerson as secretary of state, have only exacerbated the recent legacy of US indecision by talking tough about curbing Chinese expansionism and then backtracking.

The continued US insistence that it wants only to ensure freedom of navigation in the South China Sea is somewhat disingenuous because what it really means is freedom for its spy ships and aircraft to conduct surveillance operations along the mainland Chinese coast.

That is something the US would never accept and it should now be up for negotiation. Vainly hoping that China will dismantle its artificial islands and return to the status quo ante is untenable.

Washington needs to acknowledge the reality of Chinese military supremacy in the waterway and work out an accommodation, involving all interested parties in the region, that avoids an accidental slide towards war.

This would certainly be a geostrategic win for China but it might also allow the US and other countries to convince Beijing that its 19th-century views on territorial expansion and great power relations are outdated and illegitimate.

In making the argument against China’s creeping neo-imperialism, the US could remind the country’s leaders of the words of Mao, who said: “Imperialism will not last long because it always does evil things”, and imperialists always end up as “dead tigers”.

Tác giả: Jamil Anderlini | Fiancial Times
Dịch giả: Song Phan
Ba Sàm
Nguồn: The South China Sea presents a reality check for America, Jamil Anderlini | Fiancial Times

1 nhận xét:

  1. Mỹ đã phá vỡ lòng tin của nhân dân Phi như thế nào? Mỹ đã cam kết tôn trọng hiệp ước “phòng thủ chung” năm 1951 với Philippines. Nhưng cuối cùng Mỹ lại hoàn toàn câm lặng để mặc TQ thu hồi đá Vành Khăn (Mischief Reef) và đảo Hoàng Nham (Scarborough shoal) từ Philippines. Hôm 19/03/2017, TT R. Duterte đã lạnh lùng tuyên bố: “Chúng ta không thể ngăn cản Trung Quốc “làm điều họ muốn” trên Biển Đông, Mỹ cũng không thể làm được”. Ngoại trưởng R. Tillerson đã tuyên bố rằng người Mỹ sẵn sàng phát triển các mối quan hệ với TQ trên cơ sở nguyên tắc không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng. Ta có thể tạm hiểu là người Mỹ vì lợi ích riêng, đã bỏ rơi, phủ nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của ta. “Lá chắn biển Đông” chỉ là lời hứa suông. Năm 1973 Mỹ đã bán đứng và bỏ rơi VNCH để đánh đổi lấy 580 tù binh Mỹ tại Hà Nội. Người Mỹ là kẻ "hai mặt" rất khó chơi!

    Trả lờiXóa

Post Bottom Ad