Tội ác và tuổi trẻ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Tội ác và tuổi trẻ


Ba nạn nhân trong một gia đình bị giết hại bởi thủ phạm thiếu niên Lê Văn Luyện. Một báo cáo của Công an cho thấy: “75% tội phạm hình sự là… người trẻ.” Ảnh: Internet.

Mời xem Video: Môi Trường Khoa Học - Formosa Vũng Án



Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam đang trong tình trạng báo động khi lao động trẻ không có tay nghề và chuyên môn, cũng như thiếu các kỹ năng để đáp ứng cho nhu cầu công việc. Từ thất nghiệp sinh ra trộm cướp và giết người lấy của.

Một báo cáo của Công an cho thấy: “75% tội phạm hình sự là… người trẻ.”

Một bài báo của An ninh Thủ đô viết: “Theo tổng kết sơ bộ của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Điều đáng nói là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn.”

Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) đã nghiên cứu về tội phạm giết người trong giai đoạn từ tháng 1-2009 đến 9-2010 với trên 4000 phạm nhân đang thụ án tại 4 trại giam thuộc Bộ Công an quản lý. Kết quả cho thấy: 14% đối tượng có độ tuổi từ 14; dưới 18,41% có độ tuổi từ 18; dưới 30,34% có độ tuổi từ 30; dưới 45,8% các độ tuổi còn lại.”

Nhà nước cũng thừa nhận trong 5 năm, từ năm 2009 đến hết tháng 6/2014, cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đã phát hiện, khởi tố điều tra 35.654 bị can là trẻ vị thành niên phạm tội, chiếm khoảng hơn 16% tổng bị can phạm tội hình sự”.

Ngoài ra cả nước cũng có khoảng 183.000 người nghiện ma túy; gần 33.000 người bán dâm, độ tuổi bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 – 18 tuổi.

Đó là những con số “được biết trong tầm nhìn” của nhà nước. Tuy nhiên không ai biết số người không khai báo hay chưa kiểm soát được là bao nhiêu.

Về tệ nạn buôn người, Tổ chức Di cư Quốc tế -Văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam cho biết: “Nạn mua bán người vẫn còn nhức nhối tại Việt Nam.”

Bản tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 05/08/2013 cho biết: “Lâu nay, mua bán người vẫn được xem là một vấn đề nhạy cảm, gây nhức nhối trong cộng đồng xã hội đặc biệt là ở những vùng biên giới, miền núi. Thống kê trên cả nước trung bình mỗi năm, cả nước có tới 500 vụ liên quan đến nạn mua bán người, riêng từ năm 2011 đến 2015 đã có 4.500 nạn nhân được giải cứu, tiếp nhận. Hoạt động của tội phạm mua bán người vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng trên cả nước.”

Bà Vũ Thị Thu Phương- đại diện Dự án Liên minh các tổ chức Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm buôn bán người tại Việt Nam (UNIAP) nói với VOV: “Việt Nam là một nước nguồn của tình trạng mua bán người. Phụ nữ, trẻ em, nam giới ở Việt Nam bị bán xuyên biên giới sang các nước khác. Phụ nữ bị bán chủ yếu vì mục đích mại dâm, làm vợ; trẻ em thì chủ yếu là bị bóc lột sức lao động, ăn xin; còn nam giới thì bị bóc lột sức lao động. Ở Việt Nam, buôn bán người diễn ra ở cả nội địa và xuyên biên giới. Mua bán người ở Việt Nam ngày càng tinh vi và nhiều thủ đoạn, có nhiều hình thức buôn bán người mới xảy ra như buôn bán trẻ sơ sinh, buôn bán bào thai, nội tạng và một hình thức buôn bán mới nhất gần đây là đẻ thuê.”

Trong khi đó, một bản tin của Đài Á Châu Tự Do, đưa ra ngày 07/01/2017 cho biết: “Bộ Công An cho biết, trong năm 2016 vừa qua số nạn nhân của buôn người tăng 12,8% so với năm 2015.

Cũng theo báo cáo của Bộ Công An, mặc dù con số các vụ án buôn người giảm bớt 6%, nhưng trong năm qua tổng số nạn nhân của buôn người mà công an phát hiện được lên tới 1.128 người.

Các số liệu của Bộ Công An không nêu rõ có bao nhiêu trường hợp nạn nhân bị buôn bán vào các đường dây nô lệ tình dục và bao nhiêu là nạn nhân của buôn bán lao động. Nhưng theo số liệu của Ủy ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và Ma túy, Mại dâm thì trong năm 2016 vừa qua đã có 600 phụ nữ và trẻ em được giải cứu khỏi các đường dây buôn người.”

RFA kết luận: “Theo các cơ quan chức năng Việt Nam, hầu hết nạn nhân của buôn người được đưa qua ngả Trung Quốc, nơi đang xảy ra tình trạng mất cân đối về giới tính – nam thừa nữ thiếu, dẫn đến nhu cầu về cô dâu nước ngoài tăng cao.”

Công nhân không được huấn luyện tay nghề, không biết ngoại ngữ, năng xuất lao động kém sinh ra các loại tội phạm trong giới trẻ ngày một lên cao.

Mời xem Video: Khẩn: Lại rộ lên hàng loạt cáo buộc Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung Trước Hội Nghị TW 5?



Thêm vào đó là tệ nạn ma túy, mại dâm và buôn người càng ngày càng phức tạp.

Với những “thành tích vẻ vang” như thế thì có ai còn tự hào mang Hộ chiếu của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nữa không?

Pv.GNsP
TMCNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad