Vì sao VnEconomy vội xóa các chi tiết liên quan đến VinGroup? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Vì sao VnEconomy vội xóa các chi tiết liên quan đến VinGroup?


Ảnh: Dự án Vinhomes Metropolis trên khu đất 29 Liễu Giai.

Mời xem Video: Tranh dành Quyền lực



Trưa hôm kia (9/5), VNEconomy có bài viết "Loạt dự án địa ốc vào tầm ngắm Thanh tra Chính phủ" dẫn tin từ Bộ Tài chính về các sai phạm liên quan tới đất đai trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Tên tuổi của hàng chục dự án, công ty với một số thông tin quan trọng đã được cung cấp.

Thế nhưng, chỉ vài giờ đồng hồ sau, VNEconomy đã chỉnh sửa bài viết của họ bằng việc lược bỏ một số chi tiết. Tình cờ thay, những chi tiết này đều liên quan tới VinGroup.

Chúng ta thử tìm hiểu xem họ đã xóa những gì, và có gì đặc biệt mà họ phải cố giấu chúng ta.

Chi tiết thứ nhất là: "Theo danh sách do Bộ Tài chính lập, các dự án được thanh tra năm 2017 gồm có Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Đầu tư Việt Nam với dự án tại 29 Liễu Giai có diện tích 35.075m2 đất nhận bàn giao từ Đại sứ quán Nga do SCIC bàn giao với giá 641 tỷ đồng."

29 Liễu Giai là ở đâu? Chính là khu đất mà VinGroup đang triển khai dự án tầm cỡ số 1 Hà Nội Metropolis với nhiều khối nhà chung cư từ 43-47 tầng, 80-100 triệu/m2 sàn (8-10 tỷ/căn hộ).

641 tỷ Nhà nước thu về sau khi giao 35.075 m2 đất, tính ra chỉ khoảng 18 triệu/m2 cho một khu vực có giá thị trường khoảng 300 triệu/m2, chắc chắn đã làm thất thoát một số tiền khổng lồ cho ngân sách nhà nước. Đó là chưa kể khu vực này còn được cấp giấy phép xây chung cư đến 47 tầng - điều sẽ khiến giá trị đất cao hơn rất nhiều nếu được đấu giá công khai minh bạch.

Chi tiết thứ hai là "Cùng loạt các dự án chuyển nhượng mục đích sử dụng đất của các doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ triển lãm Giảng Võ [cũng bị thanh tra đợt này]"

Dự án này được chú ý hồi đầu năm sau khi Thủ tướng Phúc đặt câu hỏi ai đã cấp phép xây 50 tầng ở đó. Bẵng đi một thời gian không thấy động tĩnh, gần đây chủ đầu tư đã lắp đặt các biển quảng cáo dự án xung quanh khu đất. Tuy nhiên, hôm nay (10/5) Thủ tướng đã có kết luận yêu cầu rà soát quá trình cổ phần hóa Công ty cổ phần Triển lãm Giảng Võ - đơn vị mà VinGroup đang chiếm 90% cổ phần và là chủ sở hữu khu đất 68.380 m2 ngay trung tâm Hà Nội này.

Như vậy, cả hai khu đất hiện của VinGroup mà VNEconomy cố tình che giấu thông tin tương đồng nhau không chỉ ở chỗ đã được thâu tóm với giá rẻ mạt với nhiều dấu hiệu làm thất thoát công sản, mà còn được UBND Hà Nội cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (khi còn một tháng nữa thì về hưu) ưu ái phá vỡ quy hoạch vùng thủ đô (được phê duyệt năm 2011 bởi chính Thủ tướng) cho phép trở thành hai dự án duy nhất được phép xây trên 45 tầng trong vùng nội đô lịch sử Hà Nội.

Ngoài ra có một thông tin đáng chú ý trong bài viết của VNEconomy là Bộ Tài chính sẽ "kiến nghị Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố TẠM THỜI ĐÌNH CHỈ THI CÔNG các dự án xây dựng nhà cao tầng đang triển khai thực hiện tại trung tâm thành phố lớn mà chưa thực hiện đúng thẩm quyền giao đất thông qua đấu giá và phải tổng hợp báo cáo Thủ tướng." Nghĩa là có khả năng hai dự án này của VinGroup sẽ bị đình chỉ thi công trong nay mai nếu đã nằm trong danh sách kiến nghị của Bộ Tài chính. Thế phải chăng VNEconomy xóa thông tin để không ảnh hưởng tới tình hình bán nhà của tập đoàn này, khiến người mua không có đầy đủ thông tin về tình trạng pháp lý của dự án?

PS1: Một số người có thể thắc mắc nếu đã muốn bảo vệ VinGroup như thế, tại sao VNEconomy phải đăng thông tin lên để rồi ngay sau đó xóa đi? Sao ngay từ đầu không tự kiểm duyệt?

Rất có thể họ đăng lên để chờ một dấu hiệu trước khi xóa đi. Dấu hiệu ấy là gì? Đôi khi đơn giản chỉ là tiếng 'tin-tin' tin nhắn báo chuyển khoản.

Thất vọng toàn tập cho VNEconomy, một tờ báo mà tôi đã thường xuyên tìm đọc.

Mời xem Video: Tổng cục 2 tiết lộ Bí thư Nguyễn Thiện Nhân được Mỹ đào tạo 2 năm trước khi trở về Việt Nam?



PS2: Sống và học tập ở Hà Nội, tôi luôn ước ao thành phố này sẽ có một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn, cụ thể như một mạng lưới tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, có thể chưa thể được như Seoul, Taipei nhưng ít nhất cũng phải như Kuala Lumpur hoặc Bangkok để người dân đi lại dễ dàng hơn, đời sống trở nên văn minh hơn. Nhưng cái mà tôi thấy chỉ là hai tuyến đường sắt đô thị nham nhở, một trong số đó vay vốn từ Trung Quốc luôn chậm trễ trong giải ngân, tiến độ thực hiện rùa bò hành hạ người dân ngày qua ngày, cùng với lời than vãn bất lực của người đứng đầu thành phố là thấy trước thảm họa mà không biết làm gì vì không có tiền. Dối trá! Nếu các khu đất vàng của thành phố cùng giấy phép xây cao tầng được bán đấu giá công khai cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, sẽ không thiếu tiền cho một cơ sở hạ tầng hiện đại như thế.

Nguyễn Anh Tuấn
FB Nguyễn Anh Tuấn
Bài báo của VNEconomy sau khi chỉnh sửa: http://vneconomy.vn/bat-dong-san/loat-du-an-dia-oc-vao-tam-ngam-thanh-tra-chinh-phu-20170509104049197.htm

(Vẫn để lại dấu vết là bên dưới trong mục từ khóa có "SCIC", mà toàn bài chẳng còn thông tin gì liên quan tới từ khóa này)

Bài báo của VNEconomy trước khi chỉnh sửa được Google lưu lại trong bản cache: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache%3AUww0PZrMhrAJ%3Avneconomy.vn%2Fbat-dong-san%2Float-sieu-du-an-dia-oc-vao-tam-ngam-thanh-tra-chinh-phu-20170509104049197.htm+&cd=1&hl=en&ct=clnk&gl=vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad