Thế giới phản ứng sau cái chết của Lưu Hiểu Ba - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Thế giới phản ứng sau cái chết của Lưu Hiểu Ba


“Hôm nay tôi cùng với người dân ở Trung Quốc và trên khắp thế giới để tang Khôi nguyên giải Nobel hòa bình năm 2010 Lưu Hiểu Ba. Ông qua đời trong khi đang thọ án tù lâu năm chỉ vì đã lên tiếng thúc đẩy cải cách dân chủ một cách ôn hòa. Ông Lưu đã cống hiến trọn đời mình ra tranh đấu để đất nước và nhân loại được tốt đẹp hơn, theo đuổi công lý và tự do.”

Người dân Hồng Kông biểu tình trước Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, bày tỏ lòng thương tiếc nhà tranh đấu Trung Quốc Lưu Hiểu Ba qua đời, ngày 13/7/2017.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson hôm thứ Năm 13/7 lên tiếng về cái chết của nhà tranh đấu cho nhân quyền Trung Quốc Lưu Hiểu Ba.

“Hôm nay tôi cùng với người dân ở Trung Quốc và trên khắp thế giới để tang Khôi nguyên giải Nobel hòa bình năm 2010 Lưu Hiểu Ba. Ông qua đời trong khi đang thọ án tù lâu năm chỉ vì đã lên tiếng thúc đẩy cải cách dân chủ một cách ôn hòa. Ông Lưu đã cống hiến trọn đời mình ra tranh đấu để đất nước và nhân loại được tốt đẹp hơn, theo đuổi công lý và tự do.”

Ngoại Trưởng Tillerson nói thêm:

“Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến bà Lưu Hà, vợ ông Lưu Hiểu Ba, và tất cả những người thân yêu của ông. Tôi kêu gọi nhà nước Trung Quốc hãy phóng thích bà Lưu Hà khỏi tình trạng bị quản thúc tại gia, và cho phép bà ra nước ngoài, theo nguyện vọng.

Người đứng đầu Ủy ban Nobel ở Na Uy nói chính quyền Trung Quốc phải “chịu trách nhiệm nặng nề” về cái chết của khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba.

Bà Berit Reiss-Anderssen nói:

"Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc ông Lưu Hiểu Ba không được thuyên chuyển đến một cơ sở y tế nơi ông có thể được điều trị đúng mức trước khi căn bệnh trở nặng không cứu chữa được. Chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm nặng nề về cái chết quá sớm của ông Lưu."

Ông Lưu, một học giả Trung Quốc sau này trở thành một nhà bất đồng chính kiến, tranh đấu cho dân chủ, qua đời ở tuổi 61, vì bệnh ung thư gan.

Các nhóm bênh vực nhân quyền nhanh chóng lên tiếng ca ngợi những thành tựu và di sản của ông Lưu trong khi kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra cái chết của các nhà hoạt động dân chủ trong thời gian bị cầm tù, và kêu gọi Trung Quốc ngưng đàn áp các nhà hoạt động.

Bà Sophie Richardson, Giám đốc đặc trách Trung Quốc của Tổ chức Human Rights Watch nói:

"Ngay giữa lúc căn bệnh của Lưu Hiểu Ba trở nặng, chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục cách ly ông với gia đình, đồng thời không cho ông được tự do chọn cách điều trị. Sự kiêu ngạo, sự độc ác, và sự cố chấp của nhà nước Trung Quốc thật sự gây sốc, nhưng sự nghiệp tranh đấu của ông Lưu cho một nước Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và dân chủ sẽ tiếp tục."

Người đứng đầu Tổ chức Nhân quyền LHQ, Hoàng Thân Zeid bin Ra’ad Zeid al-Hussein, bày tỏ "nỗi đau buồn sâu sắc" trước cái chết của ông Lưu Hiểu Ba, nói rằng phong trào nhân quyền đã mất đi một "nhà vô địch kiên định."

Ông Salil Shetty, Tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói ông Lưu Hiểu Ba đã để lại một di sản vô tận cho Trung Quốc và cho cả thế giới.

Mời xem Video: TTg Nguyễn Xuân Phúc bẽ mặt khi bị truyền thông Đức lật tẩy sự hèn hạ tại Hội nghị thượng đỉnh G20?



VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad