Đe dọa ám sát Kim Jong-un nghiêm trọng tới đâu? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Đe dọa ám sát Kim Jong-un nghiêm trọng tới đâu?


Hàn Quốc đang lên kế hoạch ám sát Kim Jong-un?                 

Thông tin về việc Hàn Quốc đã phê chuẩn các kế hoạch thành lập đội an ninh đặc biệt phụ trách ám sát Kim Jong-un sau khi được cảnh tỉnh từ vụ thử bom nhiệt hạt nhân của Triều Tiên hôm 3/9 cho thấy một bước ngoặt trong đối sách ngoại giao của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Vì sao một chính trị gia mới nắm quyền từ tháng 5 vốn coi trọng quan hệ hòa hảo với miền Bắc và chỉ mới hai tháng trước tại Berlin, đã nói một cách tự tin rằng sẽ xây dựng "cơ chế hòa bình lâu dài" tại bán đảo Triều Tiên, tránh sự "sụp đổ" của Bắc Hàn và "làm giảm các nguy cơ an ninh và kinh tế", bỗng dưng thay đổi chính sách theo hướng công kích như vậy?

Các lãnh đạo từ Seoul đang lo sợ trước sự thất bại của an ninh quốc phòng, và sự bất tài của Donald Trump qua tuyên bố hùng hồn của ông trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng tiếp tục chiến dịch hiện đại hóa quân sự một cách hiếu chiến.

Các vụ thử tên lửa khác sẽ xảy ra là điều chắc chắn và đã có nhiều báo cáo cho rằng sắp có vụ thử hạt nhân thứ bảy sẽ diễn ra tại cơ sở hạt nhân tại Punggye-ri.

Thế giới sẽ phải đối mặt với những vụ thử tên lửa và vũ khí hạt nhân sắp tới của Bắc Hàn?                 

Nếu Bắc Hàn rõ ràng có thể phát triển tên lửa tầm xa, được trang bị đầu đạn hạt nhân với sức mạnh lớn, nhắm vào mục tiêu đô thị tại Mỹ, các chiến lược gia tại đây sẽ phải miễn cưỡng chấp nhận việc can thiệp quân sự tại bán đảo Triều Tiên.

Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Lindsay Graham đã chỉ ra (ra vẻ như đang trao đổi về suy nghĩ của Donald Trump) những dịp Mỹ có thể sẽ phải mạo hiểm đặt Seoul vào những biến động lớn về quân sự và dân sự nhằm ngăn chặn Bắc Hàn đặt thành phố của Mỹ vào tâm điểm chiến lược.

Chỉ có cách là làm Kim nghĩ rằng mạng sống của mình đang gặp nguy hiểm, Seoul mới có hi vọng giải quyết rủi ro này bằng cách thuyết phục Bắc Hàn tạm ngưng các vụ thử vũ khí và cam kết đối thoại mang tính xây dựng.

Liệu lời đe dọa ám sát này có đáng tin cậy và làm nhụt chí Bắc Hàn?

Sự lãnh đạo một cách hoang tưởng

Trong quá khứ, các lãnh đạo Bắc Hàn đã luôn nghiêm trọng hóa nguy cơ trở thành mục tiêu.

Tháng 3/1993, tại thời điểm quan hệ Mỹ - Triều Tiên gia tăng căng thẳng, Kim Jong-il, cha của Kim Jong-un, đã giành cả tháng trong một hầm bảo mật, công bố tình trạng nửa chiến tranh và tuyên bố nước này rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT).

Đe dọa ám sát có làm giới thượng lưu tại Bình Nhưỡng giảm sự ủng hộ cho các chính sách của Kim Jong-un?        

Mối lo về sự leo thang căng thẳng với Mỹ khiến Kim lẩn trốn nhưng điều đó không thể ngăn chặn Bắc Hàn tiếp tục phản ứng đầy hiếu chiến bằng cách vi phạm các quy tắc quốc tế và bãi bỏ những hiệp ước trước đó.

Bắc Hàn cũng có một lịch sử dài trong việc thích ứng đầy sáng tạo với những áp lực từ quốc tế. Nỗi lo sợ sẽ trở thành mục tiêu tấn công đã thúc đẩy sự lãnh đạo mang tính hoang tưởng của nước này, cả trong quá khứ và hiện tại, sử dụng những hình nhân thế mạng để đánh lừa và hạn chế việc xuất hiện trước công chúng nhằm giảm tối đa nguy cơ bị bắt trong trường hợp bị tấn công bất ngờ.

Vào tháng 5, Bắc Hàn cáo buộc Mỹ xúi giục một công dân Bắc Hàn thực hiện một cuộc tấn công đối với Kim Jong-un theo kịch bản của CIA.

Rất khó để chứng thực những thông tin từ Bắc Hàn, vì có thể những thông tin này chỉ là một cách tuyên truyền để giảm sự tập trung đối với những kịch bản ám sát mà chính nước này đặt ra, tiêu biểu là vụ ám sát Kim Jong-nam, anh trai của Kim Jong-un, vào tháng 2 tại Malaysia bởi một điệp viên của Bắc Hàn.



Với nỗi sợ và sự cẩn trọng của các lãnh đạo Bắc Hàn, một cú đánh trực diện của Hàn Quốc lên ông Kim sẽ rất mạo hiểm và có thể dễ dàng dẫn đến sự thoái hóa như sự kiện Vịnh Con Lợn khi so sánh với thất bại của chính quyền Kennedy trong việc lật đổ Fidel Castro năm 1961.

Vì vậy Hàn Quốc cần phải hết sức thận trọng. Một cuộc ám sát bất thành có thể châm ngòi cho sự trả đũa của Bắc Hàn bắt nguồn từ hoạt động quân sự hạn chế có thể nhanh chóng phát triển thành một vụ trả đũa hạt nhân.

Kim Jong-un trở thành người đứng đầu Bắc Hàn từ sau cái chết của cha ông vào tháng 12/2011 

Các nhà lập pháp tại Seoul có thể hi vọng tạo ra sự thay đổi gián tiếp.

Bằng việc đe dọa Kim trực tiếp, họ có thể tính toán rằng việc này sẽ làm hao mòn sự ủng hộ thể chế giữa các lãnh đạo chính trị tại Bình Nhưỡng, những người đang bị thuyết phục gây chiến bởi một lãnh đạo trẻ sợ sệt và tàn nhẫn. Theo lời khai từ những kẻ đào ngũ tại Bắc Hàn thì đây là chuyện khó có thể xảy ra.

Một mặt giới thượng lưu Bắc Hàn sợ và phẫn nộ đối với Kim, mặt khác họ cũng sẽ gặp rắc rối bởi những đối thủ trong chính xã hội của họ. Bắc Hàn vẫn là một đất nước phân chia giai cấp khá rõ ràng.

Những người phản kháng hay từng phân biệt Bắc Hàn sẽ vùng lên và trừng phạt tầng lớp được đặc ân và ưu đãi tại Bình Nhưỡng nếu có sự thanh trừng lãnh đạo.

Nỗi sợ bị vướng vào cuộc phản cách mạng mang tính hủy diệt là quá đủ để ngăn chặn bất kì ai lựa chọn com đường nguy hiểm chống lại sự lãnh đạo hiện thời.

Không có lựa chọn nào tốt

Việc tiêu diệt Kim Jong-un là một chiến lược mạo hiểm với tỉ lệ thành công thấp. Giá trị của chiến lược tại thời điểm này mang tính tuyên bố hơn là một kế hoạch thật sự.

Chính quyền của Moon cũng có thể hi vọng rằng điều này có thể đánh lạc hướng những đòi hỏi gia tăng của những người bảo thủ tại Hàn Quốc, yêu cầu đất nước phát triển khả năng nguyên tử riêng để đối phó với đe dọa từ Bắc Hàn.

Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc mới đây đã tuyên bố ủng hộ khả năng phát triển lại các vũ khí hạt nhân ngắn hạn, chính phủ vẫn phản đối quyết định này, một phần vì sợ việc này sẽ châm ngòi cho cuộc chiến vũ trang gây thiệt hại và bất ổn cho khu vực và làm gia tăng hơn nữa căng thẳng với Bắc Hàn, đồng thời tăng rủi ro từ việc hiểu và tính toán sai.

Seoul lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân tại bán đảo Bắc Hàn                 

Cuối cùng, Tổng thống Moon hi vọng có thể quay lại với việc đối thoại và cam kết với Bắc Hàn, tái khẳng định quy trình này sẽ diễn ra mang tính xây dựng, tập trung vào phương pháp ngoại giao mà các cựu Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun đã thực hiện.

Để làm được điều này, ông cần thời gian để hoãn chiến dịch hiện đại hóa quân sự Triều Tiên và xem xét động thái liên quan từ Washington để giới hạn lại những lựa chọn về chính sách nhằm tối thiểu hóa việc sử dụng vũ lực.

Trong một môi trường gần như không có lựa chọn nào phù hợp để đối phó với Bắc Hàn, tuyên bố ám sát có thể sẽ là quân bài mạo hiểm cho trận poker chiến lược này.


Mời xem Video: Tin chấn động: Nguyễn Văn Bình có dắt dây quan hệ lằng nhằng với nhóm tướng lĩnh quân đội, hơn thế nữa là sự bảo kê của Bộ Quốc phòng.



BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad