Mỹ gửi tuần duyên hạm vào Biển Đông khiêu khích Trung Quốc - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Mỹ gửi tuần duyên hạm vào Biển Đông khiêu khích Trung Quốc


Nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz (Nimitz Carrier Strike Group) đã tới phạm vi trách nhiệm của Hạm đội 7 (hay còn gọi là Đệ thất Hạm đội) thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Ảnh nguồn: Internet

Mỹ khiêu khích Trung Quốc hay quyết tâm thực hiện quyền tự do hàng hải ở Biển Đông? Từ nhiều năm qua, Trung Quốc tự cho quyền sở hữu các đảo và ghềnh đá ở Biển Đông, nơi một số quốc gia trong vùng cũng xem là lãnh hải của mình. Trước các hành vi ngang ngược của Trung Quốc, chính quyền Mỹ đối đáp bằng cách ứng gửi tàu tuần tra và việc này có nguy cơ gây ra tranh chấp giữa hai nước.

Trong thập niên qua, Trung Quốc đã gia tăng ảnh hưởng qua các vụ bồi đắp đảo nhân tạo cũng như xây dựng các căn cư quân sự ỡ Biển Đông. Các hành động này đã làm cho các quốc gia trong vùng bất bình phản đối. Mỹ cho biết, Trung Quốc đã mở thêm biên cương ngoài biển hơn 1300 mẫu qua việc chiếm cứ đảo, bãi san hô và các ghềnh đá trong vùng giao lưu thương mại. Không chỉ vì lý do kinh tế mà Trung Quốc kiên trì chíến lược giành chủ quyền trên Biển Đông.

Để chống lại những vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc, một số quốc gia tranh chấp chủ quyền hải đảo đã mạnh dạn tranh đấu bằng con đường pháp lý. Tòa án quốc tế ở The Hague, Hà Lan dựa vào đơn kiện của Phi luật Tân đã bác bỏ chủ quyền 9 đoạn của Trung Quốc. Tòa án giải thích, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để sở hữu các vùng đảo, đá trên Biển Đông. Nhân dân Nhật báo TQ “The People´s Daily” đã phản đối quyết định tòa án với đe dọa “chúng tôi không chiếm hữu môt gang đất không thuộc về chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ không từ bỏ một tấc đất thuộc chủ quyền chúng tôi”.

Bản đồ 9 đoạn của TQ, lấy từ bản đồ 11 đoạn của Trung Hoa Dân Quốc, xuất hiện trong phụ lục “Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải” năm 1948. Nguồn: báo Đài Loan

Đến nay phán quyết tòa án The Hague không gây ảnh hưởng đến thái độ của Trung Quốc. Dư luận cho rằng, chẳng có gì ép buộc được sự ngang nghạnh của Trung Quốc.

Mỹ trực diện đối đầu với Trung Quốc

Ngày 10.08, Mỹ đã cho tàu chiến đi vào hải phận gần đảo Trường Sa (Spratly). Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố, khu trục hạm USS John McCain đã xâm phạm hải phận đảo Trường Sa (Spratly) và kết án hành động này vi phạm chủ quyền an ninh của Trung Quốc cũng như gây nguy hiểm cho nhân sự hai bên khi có đụng độ. Các nhà bình luận đánh giá, sự kiện Mỹ để tàu chiến đi vào hải phận 12 hải lý của đảo Trường Sa, biểu lộ chủ ý muốn thực hiện quyền tự do hàng hải và ám chỉ tàu bè, máy bay có quyền lưu thông những nơi mà công pháp quốc tế cho phép. Nữ phát ngôn hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Nicole Schwegsam giải thích, quân lực Mỹ hoạt động mỗi ngày tại châu Á – Thái Bình Dương, kể cả Biển Đông, luôn tuân thủ luật quốc tế.

Tình hình Biển Đông nay thêm căng thẳng với quyết định Chính quyền Mỹ gửi tuần dương hạm tới tuần tra. Ngày 4.9 Mỹ công bố sẽ triển khai các cuộc tuần tra ở Biển Đông để bảo đảm sự tự do hàng hải ở các nơi mà Trung Quốc tự nhận có quyền sở hữu. Theo báo Wall Street Journal, các cuộc tuần tra với sự hộ tống của tàu chiến và chiến đấu cơ sẽ được tiến hành 2 tới ba lần mỗi tháng.

Chương trình gửi tuần chiến tới Biển Đông là phản ứng đối đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước các hành động Trung Quốc chiếm cứ các vùng đảo còn tranh chấp.

Vai trò Biển Đông trong giao lưu thương mại thế giới

Biển Đông nằm giữa Trung Quốc, Việt Nam, Mã Lai và Phi Luật Tân. Bắc kinh tự nhận sở hữu 80% diện tích, với 3,5 triệu cây số vuông của Biển Đông phong phú tài nguyên. Việc này đã gây tranh chấp với các nước láng giềng.

Tuyến đường thương mại tại Biển Đông rất quan trọng cho mọi quốc gia trên thế giới. Cuộc khủng hoảng leo thang sẽ làm nhiều quốc gia bị thiệt thòi. Theo báo Bloomberg, lượng hàng hóa giao thương qua Biển Đông, trị giá trên 5.000 tỷ Mỹ kim, chiếm 1/3 tổng giá trị thương mại thế giới 16.000 tỷ Mỹ kim trong năm 2016. Ngay nước Đức cách xa Biển Đông ngàn dặm cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trong năm 2015, Đức xuất cảng hàng hóa trị giá 1200 tỷ Euro, trong số đó khoảng 16% giá trị lượng hàng đi qua Á châu.

Ngoài lý do tài nguyên dầu và khí đốt, Trung Quốc bằng mọi giá chiếm cứ Biển Đông là chủ trương giành chủ quyền trên các hải đảo. Làm chủ hải đảo có nghĩa là kiểm soát được các tuyến đường thương mại. Một khi xảy ra tranh chấp, Trung Quốc sẽ phong tỏa sự vận chuyển hàng hóa lưu thông qua các đảo mà Trung Quốc cho là của mình.

Luật biển quốc tế định nghĩa vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trên biển. Trong vùng này một quốc gia có quyền sở hữu được độc quyền khai thác, thăm dò tài nguyên. Tuy nhiên luật biển đòi hỏi sự tư do hàng hải, quyền bay ngang qua bầu trời, cũng như sự lắp đặt các đường dây cáp dưới đáy biển phải được chấp thuận.

Vì quyền lợi của các vùng hải ngoại của mình ở Nam Thái Bình Dương, Pháp đã lên tiếng hỗ trợ các nỗ lực ngăn chặn những hành động xem thường luật biển và công pháp quốc tế của Trung Quốc. Trong năm 2016, Pháp tuyên bố sẽ cùng với các nước Âu châu gửi tàu tuần tra đến Biển Đông. Khoảng 130.000 công dân Pháp đang sinh sống ở Nam Thái Bình Dương.

Chiêu thức “rung cây dọa khỉ”?

Vì căng thẳng Biển Đông leo thang, các quốc gia Đông Nam Á sẽ phải gia tăng vũ trang. Nhiều nước như Việt Nam đã mua sắm tầu ngầm, tầu tuần duyên và vũ khí cho hải quân.


Mời xem Video: Nguyễn Phú Trọng tung đòn xử lý hình sự bắt Đinh La Thăng Việt Nam trở thành Bạc Hy Lai Trung Quốc?



Việc Mỹ tuyên bố đưa tàu chiến tuần tra đến Biển Đông có phản ánh quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải và sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc, hay chỉ là những chiêu thức “rung cây dọa khỉ”? Nếu tranh chấp quân sự Mỹ – Hoa xảy ra, không chỉ gây thương vong mà còn cản trở sự giao thương cho thế giới. Cộng đồng quốc tế rất quan ngại về những diễn biến xảy ra trong tương lai ở Biển Đông.


Vũ Ngọc Yên
DLB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad