Đức có quyền phủ quyết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Đức có quyền phủ quyết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU)


Khủng hoảng ngoại giao giữa Việt Nam và Đức do vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc sẽ có ảnh hưởng đến quá trình phê chuẩn Hiệp định hay không? Chỉ cần Quốc hội CHLB Đức không đồng ý thì chắc chắn Hiệp định sẽ không được phê chuẩn.

Nghị sĩ CHLB Đức Bernd Lange (ngồi giữa) trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội ngày 15.09.2017. Nguồn: internet

rong chuyến sang Việt Nam công tác về Hiệp định Tự do Thương mại EU – Việt Nam, Nghị sĩ CHLB Đức Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu, đã mở một cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội ngày 15.09.2017 vừa qua.

Về nội dung cuộc họp báo quốc tế này, trong khi báo chí chính thống ở Việt Nam đưa tin ngụ ý rằng, vấn đề ngoại giao giữa Việt Nam và Đức liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ KHÔNG ảnh hưởng đến quá trình phê chuẩn Hiệp định, thì hãng Thông tấn Pháp lại đưa tin với hàng tít lớn “Nhân quyền là trọng tâm trong đàm phán thương mại Việt Nam-EU” và vụ việc Trịnh Xuân Thanh nếu không được giải quyết ổn thỏa thì có thể sẽ gây hệ lụy đến việc phê chuẩn hiệp định thương mại.

Một sự thật không thể phủ nhận, theo phán quyết mới nhất của Tòa án châu Âu ngày 16.5.2017, các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác, trong đó có Việt Nam, sẽ chỉ được phê chuẩn cũng như có hiệu lực khi nhận được sự đồng ý của quốc hội mỗi nước thuộc liên minh này.

Như vậy, rõ ràng chỉ cần Quốc hội của CHLB Đức không đồng ý là Hiệp định Tự do Thương mại EU – Việt Nam sẽ bị tan vào mây khói.

Một sự thật thứ hai là đã có những dấu hiệu xấu, cụ thể và rõ ràng nhất là việc phê chuẩn Hiệp định này đã bị trì hoãn bởi phía Liên minh châu Âu (EU), thời gian trì hoãn kéo dài ít nhất là gần 1 năm. Báo chí chính thống ở Việt Nam cũng thú nhận rằng, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 14.09.2016 tại Hà Nội, Nghị sĩ Bernd Lange đã bày tỏ hy vọng Nghị viện châu Âu sẽ phê chuẩn Hiệp định vào mùa hè 2018, dù trước đó hai bên đã dự kiến phê chuẩn vào cuối năm 2017 và có hiệu lực vào đầu năm 2018.

Tuy nhiên, báo chí truyền thông chính thống trong nước đã cố gắng trấn an dư luận bằng cách giải thích sự trì hoãn này là do “các vấn đề kỹ thuật” và không có vấn đề chính trị nào đằng sau sự chậm trễ này.

Sau đây là bài dịch bản tin của Hãng Thông tấn Pháp AFP, được đăng trên trang The Daily Star số ra ngày 17.09.2017, tường thuật về nội dung cuộc họp báo quốc tế của Nghị sĩ Đức Bernd Lange, qua đó bạn đọc có thể tự nhận xét và đánh giá về tình hình đàm phán Hiệp định hiện nay:

Nhân quyền là trọng tâm trong đàm phán thương mại Việt Nam-EU

– Afp từ Hà Nội –

Một quan chức cao cấp đặc trách thương mại của Liên hiệp châu Âu cảnh báo hôm thứ sáu rằng, hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ không thành tựu, nếu Việt Nam không giải quyết các vấn đề nhân quyền, một trọng tâm của các cuộc đàm phán đang diễn ra.

Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam đã được Brussels và Hà Nội ký kết năm 2015 và có thể sẽ được phê chuẩn vào năm tới 2018 sau khi xem xét khía cạnh pháp lý. Hiệp định này sẽ cắt giảm gần như tất cả các khoản thuế quan giữa hai nền kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam đã bị lưu ý như là một điểm cần xem xét cho việc hoàn tất hiệp định.

Ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu, nói với các phóng viên tại Hà Nội hôm thứ sáu rằng, cách ứng xử của nước cộng sản về lao động cưỡng bức và tự do ngôn luận là trọng tâm của các cuộc đàm phán hiện nay.

“Đó thực sự là tâm điểm của cuộc đàm phán … nếu không có những giải pháp đầy đủ thì hiệp định sẽ gặp khó khăn”, ông Bernd Lange nói.

Trong những tháng gần đây, Việt Nam đã bị tố cáo đàn áp các nhà phê bình, bắt giam và kết án tù nặng nề các nhà bất đồng chính kiến, ​​trong lúc đồng thời Việt Nam cũng cáo buộc một số quan chức đương nhiệm và cựu quan chức về tội tham nhũng. Một vụ việc đã trở thành tiêu đề quốc tế vào tháng tám vừa qua, khi Đức cáo buộc Hà Nội bắt cóc tại công viên ở Berlin một cựu giám đốc công ty dầu khí nhà nước – người mà bị phía Việt Nam cáo buộc tham nhũng. Vụ này đã gây ra một khủng hoảng ngoại giao nặng nề giữa hai nước.

Việt Nam nói rằng, bị cáo và cựu đảng viên Trịnh Xuân Thanh tự ra đầu thú, trong khi Berlin phản đối vụ bắt cóc này như là phim thời chiến tranh lạnh và là một sự “vi phạm chưa từng có” đối với công pháp quốc tế.

Ông Lange cho biết, trong chuyến đi mới nhất tới Hà Nội ông đã nêu ra vụ việc này trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông cũng gặp các quan chức thương mại và các nhóm xã hội dân sự.

“Bây giờ chúng tôi có nhiều sự rõ ràng hơn và hiểu biết chung với nhau rằng trong tương lai chúng tôi có các thủ tục rõ ràng để điều tra và truy nã”, ông Lange nói và bổ sung thêm rằng, ông hy vọng vấn đề này sẽ không gây hệ lụy đến các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại.

Hiệp định thương mại với EU sẽ là một lợi ích lớn đối với nền kinh tế thiên về xuất khẩu của Việt Nam – một trong những nước phát triển nhanh nhất trong khu vực và kiên trì theo đuổi các đối tác thương mại quốc tế.

Hiệp định này sẽ có lợi ích rất lớn do việc tiếp cận thị trường châu Âu tốt hơn, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào đầu năm nay.


Mời xem Video: 5 lý do Nguyễn Tấn Dũng trấn an Đinh La Thăng không có chuyện khởi tố chỉ cách chức Ủy viên TW?



Hiếu Bá Linh
Thời Báo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad