Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc và lời ru của ông Tập Cận Bình - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc và lời ru của ông Tập Cận Bình


Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc và lời ru của ông Tập Cận Bình

Nguyễn Ngọc Chu - Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc đã bế mạc với việc xác lập tư tưởng của Tập Cận Bình cùng mục tiêu đưa Trung Quốc thành siêu cường số 1 thế giới vào năm 2050.

Vấn đề Trung Quốc có thể trở thành siêu cường số 1 thế giới hay không còn là “ Giấc mộng Trung Hoa” đầy tranh cãi của người Trung Hoa. Nhưng việc lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc là một thực tế hiển hiện.

Trung Quốc lớn mạnh không ngừng là điều mừng của người Trung Quốc. Nhưng sự lớn mạnh của Trung Quốc lại là nỗi lo không dấu diếm của nhiều quốc gia khác.

Tại sao như vậy? Là bởi vì các lãnh đạo Trung Quốc từ ngàn xưa đã độc tài, lại tham lam nên đã không ngừng mang quân xâm chiếm và ức hiếp các quốc gia láng giềng. Nay dưới thời của ĐCS Trung Quốc, sự độc tài lại càng gia tăng hơn và lòng tham cũng không ngừng lớn mạnh. Một cường quốc trỗi dậy dưới sự lãnh đạo của kẻ độc tài đầy tham vọng đương nhiên sẽ là mối đe dọa to lớn đối với nhiều quốc gia. Bởi thế các cường quốc khác không muốn, tìm cách cản trở, và tự vươn lên để Trung Quốc không thể trở thành siêu cường số 1. Chỉ có các nước nhỏ láng giềng là khó thoát khỏi vòng cương tỏa của “Giấc mộng Trung Hoa”.

Biết được mối lo “Giấc mộng Trung Hoa” của cộng đồng quốc tế, ông Tập Cận Bình đã cất lên lời ru. Nhưng trước hết hãy điểm qua một số kết luận rút ra từ Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc vừa bế mạc.

1. QUYỀN LỰC TẬP CẬN BÌNH ĐANG VỮNG CHẮC HƠN QUYỀN LỰC MAO THỜI MAO

Thời Mao Trạch Đông, Mao có quyền lực bao trùm, nhưng lực đối kháng lại rất lớn.

Nếu ví Mao là con sư tử thì lực đối kháng của Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu có thể gọi là hổ và báo. Mặt khác, những người thuộc phe đối kháng Mao thực sự có công mà chưa có tội. Tội của phe đối kháng là do vu khống về tư tưởng nên không chính danh và không thu phục được lòng dân. Bởi thế quyền lực của Mao chưa bao giờ ổn định. Nên Mao liên tục phải dùng đến nước cờ chỉnh phong, mà điển hình nhất là cách mạng văn hoá, để tiêu diệt đối thủ.

Trái lại, thời Tập Cận Bình, nếu ví Tập Cận Bình là hổ thì những đối thủ đối kháng như Bạch Hy Lai chỉ là hạng ngựa lừa, lại còn mắc tội tham nhũng nặng. Nên Tập Cận Bình có chính danh và được lòng dân. Bởi thế phe chống đối không làm khó được nhiều cho ông Tập. Tức là quyền lực thực tế của Tập Cận Bình hiện thời ổn định hơn quyền lực thực tế của Mao Trạch Đông thời Mao nắm quyền.

2. TIẾP TỤC NẠN SÙNG BÁI CÁ NHÂN

Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc đã thông qua bản sửa đổi Điều lệ ĐCS Trung Quốc, đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới” vào Điều lệ đảng vào ngày 24/10/2017.

Như vậy, từ “Tư tưởng Mao Trạch Đông”, qua “Lý luận Đặng Tiểu Bình”, “Ba đại diện của Giang Trạch Dân”, “Phát triển khoa học của Hồ Cẩm Đào” đến “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”, nhân dân Trung Quốc phải đội lên đầu các lãnh tụ ĐCS Trung Quốc sặc mùi vua chúa.

3. MỨC ĐỘ SÙNG BÁI CÁ NHÂN : DƯỚI MAO TRÊN ĐẶNG

Tập Cận Bình cũng như bao người cầm quyền chóp bu khác của ĐCS TQ, không thoát được tệ nạn sùng bái cá nhân. Tập Cận Bình đã thành công trong việc áp đặt ghi tên mình vào Điều lệ đảng khi đương quyền, tự thánh hoá mình. Điều mà Giang Trach Dân và Hồ Cẩm Đào không làm được khi còn tại vị. Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào chỉ ghi được tên chủ thuyết mà không đưa được tên riêng vào Điều lệ đảng. Để thấy mức độ sùng bái cá nhân của Tập Cận Bình chỉ ở mức dưới Mao nhưng mà trên cả Đặng.

4. MÔ HÌNH DỊ DẠNG VÀ GIẤC MỘNG CHƯA THÀNH

Cái gọi là Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc mà trước đây Đặng Tiểu Bình và bây giờ là Tập cận Bình đang xây dựng, thực chất là sản phẩm dị dạng ghép lai của nền kinh tế thị trường với sự lãnh đạo độc tôn của ĐCS. Nó chẳng liên quan gì đến mô hình xã hội chủ nghĩa của Marx- Lênin. Bởi vì là sản phẩm dị dạng và phi khoa học nên nó không có tuổi thọ lâu.

Như lịch sử đã minh chứng, nền kinh tế tập trung dưới sự lãnh đạo của ĐCS đã làm sụp đổ Liên bang Xô Viết và các nước CHXH mô hình Lênin- Statin ở Đông Âu. Nhận biết được nền kinh tế tập trung là phi khoa học, phải dựa vào nền kinh tế thị trường thì mới tồn tại được, nên Đặng Tiểu Bình đã từ bỏ mô hình CNXH Lênin – Stalin mà phát triển nền kinh tế thị trường tự do. Nhưng để duy trì sự lãnh đạo của ĐCS, Đặng phải “lý luận hóa” thành “CNXH mang màu sắc Trung Quốc”. Còn bây giờ thì Tập Cận Bình lại gọi là “đặc sắc Trung Quốc”.

Cố gắng của Tập Cận Bình có ba mục tiêu lớn. Một là biến Trung Quốc thành cường quốc bá chủ thế giới như bao giấc mơ của các lãnh đạo Trung Quốc từ ngàn xưa. Thứ hai là củng cố quyền lực cá nhân và thánh hóa bản thân. Thứ ba là kéo dài sự lãnh đạo độc tôn của ĐCS Trung Quốc.

Tập Cận Bình đã tiến hành chống tham nhũng để lấy lại uy tín của ĐCS Trung Quốc trong nhân dân. Ở một mức độ nào đó, ông Tập đã đạt dược mục đích của mình, vừa tiêu diệt tham nhũng lấy lòng tin của dân, vừa tiêu diệt đối thủ để củng cố quyền lực, vừa có tác dụng răn đe. Nhưng nạn tham nhũng mà Trung Quốc đang đối mặt có cội nguồn từ thể chế. Bởi vậy, ông Tập không thể tiêu diệt hết tham nhũng, ngoại trừ loại bỏ thể chế.

Ở mặt chính diện, nền kinh tế thị trường với quy luật biện chứng của nó, sẽ phá tan gông cùm của sự độc quyền. Vì thế, cuối cùng thì quy luật thị trường sẽ làm sụp đổ sự độc tôn của ĐCS Trung Quốc. Cố gắng của ông Tập sẽ kéo dài sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc thêm một thời gian, nhưng không thể hà hơi chống lại sự tắt thở của cái gọi là CNXH đặc sắc Trung Quốc.

Sự độc quyền hà khắc của lãnh đạo ĐCS Trung Quốc là gông cùm của dân chủ và sẽ đè bẹp sự tự do tỏa sáng của mọi cá thể. Cho nên, chừng nào còn sự lãnh đạo độc tôn của ĐCS Trung Quốc thì chừng đó Trung Quốc sẽ không huy động được tận cùng trí tuệ của toàn thể nhân dân Trung Quốc, và vì thế sẽ không chiếm được vị trí số 1 thế giới về phát minh tiên phong của nhân loại. Bởi vậy Trung Quốc sẽ không có được các phát minh thượng phong trước Mỹ và Nga về khoa học quân sự cũng như công nghệ. Trung Quốc chỉ có thể trở thành quốc gia số 1 về GDP nhờ vào dân số, nhưng sẽ không bao giờ là quốc gia số 1 về thu nhập bình quân đầu người.

Ở mặt khác, lịch sử Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc rất nhất thống trong đối đầu với các quốc gia khác, nhưng lại không ngừng lục đục đấu tranh nội bộ. Đây là một nhân tố làm cho Trung Quốc khó trở thành số 1 bá chủ thế giới.

Bởi thế “Giấc mộng Trung Hoa” bá chủ số 1 thế giới sẽ không bao giờ là hiện thực dưới triều đại của ĐCS Trung Quốc.

5. SỰ NGUY HIỂM CỦA ÔNG TẬP CẬN BÌNH

Tuy vậy con người Tập Cận Bình có thể mang đến cho Trung Quốc những bước tiến dài.

Tập Cận Bình là người trầm lặng. Bề ngoài ít biểu cảm. Đến nụ cười cũng bị giới hạn trong khung, không bao giờ rạng rỡ thả cửa. Đó là con người theo cách thể hiện của tiếng Nga là коварный (nham hiểm) mà Stalin và Mao là những điển hình.

Không chỉ trầm lặng, Tập Cận Bình biết kiềm chế sự bất nhất. Nhớ lại chuyến thăm của Tập Cận Bình sang Việt Nam và buổi nói chuyện trước Quốc Hội Việt Nam ngày 6/11/2015, Tập Cận Bình không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng khi rời sang Singapore liền ngay sau đó, ông Tập tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc từ lịch sử. Hay khi TT Donald Trump thông báo cho ông Tập biết việc Mỹ phóng tên lửa vào Sirya ở Florida (6/4/2017), ông Tập đã chậm rãi trả lời điều đó là xứng đáng khi ai đó giết trẻ con, mặc dù trước đó một mực ủng hộ Nga ra mặt.

Làm chính trị, như ai đó vẫn bênh vực, là phải bất nhất. Nhưng trong hai cách bất nhất của Donald Trump và Tập Cận Bình, thì cách bất nhất của ông Tập đáng sợ hơn cách bất nhất của ông Trump.

Mời xem Video: Tại sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng mọi cách tránh né sai phạm của Phạm Sỹ Quý trong vụ biệt phủ Yên Bái?



Sự nguy hiểm của Tập Cận Bình được cụ thể hóa bằng thành tích loại trừ các thế lực chống đối, và thiết lập sự độc tôn quyền lực. Quyền lực càng vững chãi, mức độ độc tài của ông Tập càng gia tăng. Chỉ là mức độ biểu hiện bề ngoài không rầm rộ. Giống như con người ông Tập trầm lặng, tính độc tài của ông Tập cũng trầm lặng, quyền lực của ông Tập cũng trầm lặng.

6. SỰ XÂM CHIẾM THẾ GIỚI

Con người trầm lặng Tập Cận Bình đang trầm lặng xâm chiếm thế giới với lời ru Trung Quốc cam kết không bành trướng.

Có ai tin được, một kẻ độc tài, xâm chiếm uy tín, xâm chiếm quyền lực, xâm chiếm điều lệ đảng, xâm chiếm quyền lực và quyền lợi của đồng chí trong nước, lại không xâm chiếm quyền lực và quyền lợi của nước khác?

Từ ngàn xưa, lãnh đạo của Trung Quốc không ai tin nhau. Những đồng chí của Tập Cận Bình cũng không tin Tập Cận Bình.

7. SỰ NGÂY THƠ CỦA BẦY CỪU

Chỉ những kẻ mê muội mới tin vào lời hứa của Tập Cận Bình không bành trướng. Chỉ có những con cừu non mới ngây thơ vuốt răng sử tử mà chúc cho răng sử tử khoẻ nhất thế giới, lại cầu mong sư tử ứng xử có trách nhiệm với sự tồn vong của các giống loài khác.

FB Nguyễn Ngọc Chu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad