Đà Nẵng: “Quả lừa” tại khu đô thị Phước Lý vẫn còn dai dẳng trong dân - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Đà Nẵng: “Quả lừa” tại khu đô thị Phước Lý vẫn còn dai dẳng trong dân


Khu đô thị Phước Lý - Đà Nẵng (ảnh_ map.coccoc)

Việt Nam – Ban đầu nói là thu hồi đất dân để xây dựng cụm công nghiệp, hộ dân không giao đất thì bị cưỡng chế nhưng rồi sau đó chính quyền thành phố (TP.) Đà Nẵng lại cho chuyển đổi mục đích, chủ đầu tư lại đi phân lô bán nền. Một hộ dân ròng rã đi khiếu nại đòi lại đất cho gia đình nhiều năm qua…

Đối với nhiều hộ dân phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu và phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng một thời có đất đai tại khu đô thi Phước Lý giờ nhìn lại không khỏi ngậm ngùi lẫn uất ức. Theo báo Tiền Phong của nhà nước Việt Nam, những hộ dân này có cảm giác ăn phải “quả lừa” bởi vì theo quy hoạch bạn đầu từ 12/2007, những hộ dân có đất ở khu vực Phước Lý phải tự nguyện giao đất cho chính quyền Đà Nẵng để vào năm 2008, chính quyền Đà Nẵng giao mặt bằng cho nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư Đà Nẵng-Miền Trung (DMT) xây dựng cụm công nghiệp. Cụm công nghiệp Phước Lý dự kiến có tổng diện tích gần 500.000m2, tổng mức đầu tư khoảng 325 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận được số diện tích do chính quyền Đà Nẵng giao thì Công ty DMT không tiến hành xây dựng cụm công nghiệp, cho đến năm 2012 lại làm tờ trình gửi lên chính quyền Đà Nẵng xin được điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi từ cụm công nghiệp Phước Lý sang khu đô thị Phước Lý. Đáng nói ở đây là chính quyền Đà Nẵng đã đồng ý với nội dung tờ trình chuyển đổi mục đích của Công ty DMT. Công ty DMT tiến hành phân lô bán nền tại khu đô thị Phước Lý.

Xin được nói thêm, khi chính quyền Đà Nẵng thông báo quyết định thu hồi đất của những hộ dân trong vùng dự án để xây dựng cụm công nghiệp Phước Lý đa phần các hộ dân đều đồng ý, tự nguyện giao đất và nhận khoảng tiền đền bù rẻ mạc từ 35.000VND cho đến mấy chục ngàn VND/m2, thậm chí nhiều hộ còn không được bố trí đất tái định cư, hoặc tái định cư tại các khu nghiã địa và nếu hộ dân nào có điều kiện kinh tế mà có ý định mua lại đất của chính ông cha mình khai phá để định cư tại Phước Lý thì phải có “đơn xin mua” với giá khoảng 4-5 triệu VND/m2 (giá vào năm 2008). Các hộ dân nghĩ rằng khi cụm công nghiệp xây dựng lên thì sẽ giải quyết được việc làm cho con cháu.

Từ năm 2012, chủ đầu tư Công ty DMT được chính quyền Đà Nẵng cho phép chuyển đổi mục đích xử dụng đất, từ đất xây dựng cụm công nghiệp sang đất khu đô thị và được quyền phân lô bán nền khiến nhiều hộ dân giao đất ở Phước Lý ngỡ ngàng, ngậm gùi lẫn uất ức.

Chia sẻ với Cali Today, hộ dân Hồ Ngọc Phước có diện tích đất của gia đình khoảng hơn 2000m2 dính vào dự án xây dựng cụm công nghiệp Phước Lý cho biết nguồn gốc đất của gia đình do ông bà để lại cũng mấy trăm năm nay, có đầy đủ giấy tờ trích lục từ xưa. Vào năm 2007, Chính quyền Đà Nẵng bắt đầu tiến hành thu hồi đất của hộ gia đình ông Phước cũng như những hộ gia đình lân cận nhưng không có quyết định thu hổi nên hộ gia đình ông Phước không đồng ý giao đất.

“Đầu tiên họ không có quyết định thu hồi, tôi nói giờ mấy ông không đưa quyết định thu hồi đất thì tôi không đồng ý giao. Năm 2007, họ công bố kiểm định đất tất cả hộ dân nhưng riêng gia đình tôi thì đến năm 2011 họ mới đưa quyết định thu hồi đất để làm Cụm công nghiệp. Tôi cũng cho kiểm định nhưng chưa bàn giao vì đền bù giá 35000VND/m2. Tôi đi khiếu nại. Năm 2012, họ chuyển đổi sang mục đích phân lô bán nền và ra thông báo là bán.”- Ông Phước nói.

Không chấp nhận giao đất với giá đền bù rẻ mạc, ông Phước quyết định đi khiếu nại, thời điểm này thân phụ ông Phước đã qua đời nên diện tích đất của gia đình thuộc diện thừa kế của những anh, chị, em và ông Phước. Đơn từ ông Phước nói rõ sai phạm thu hồi đất tại khu đô thị Phước Lý –Đà Nẵng gửi đến nhiều cơ quan, ban ngành từ địa phương cho đến Trung ương nhưng rồi đa phần đều chuyển về Đà Nẵng. Năm 2017, ông Phước đơn độc trong quá trình đấu tranh giữ đất chính thức bị chính quyền quận Cẩm Lệ cưỡng chế

Ông Hồ Ngọc Phước,nhân vật bài viết (ảnh_ Facebook Ngoc Phuoc Ho)

Ông Phước nói:

“Tôi đi khiếu nại miết cho đến năm 2017 thì họ cưỡng chế, do các hộ dân bàn giao hết rồi riêng tôi thì không bàn giao nên họ cho công an xuống cưỡng chế…họ không có quyết định cưỡng chế mà chỉ thông báo cưỡng chế mà thôi.”

Nghịch lý ở chổ là ông Phước muốn mua lại chính diện tích đất của gia đình cũng không được. Gía đền bù đất thu hồi chỉ là 35000VND/m2 nhưng theo ông Phước thì hiện tại ước chừng chủ đầu tư bán ra giá cũng mười mấy triệu đồng/m2, tức là gấp mấy trăm lần. Vì vậy, sau khi được sự trợ giúp chính quyền để lấy đất của hộ gia đình ông Phước, Công ty DMT hiện đã nhanh chóng phân lô bán nền cho người khác hiện đang xây dựng nhà.

“Vụ đất đai họ không giải quyết, họ bố trí lại cho gia đình tôi một lô đất ở đường 5m5 nhưng tôi không chịu vì đây là lợi ích nhóm quyền lực. Tôi yêu cầu phải trả lời chính đáng cho tôi chứ tôi sai chổ nào tôi chấp nhận, còn tôi đúng thì họ phải xử lý đất đai cho tôi như thế nào chứ? Tôi mua 6 lô đất mà họ không bán, họ đền tôi giá nhà nước 35000VND/m2 thì tôi mua lại giá nhà nước, họ đền tôi giá thị trường thì tôi mua giá thị trường, đúng ra doanh nghiệp phải thỏa thuận với người dân chứ đằng này mượn tay chính quyền, mượn tay công an để trấp áp người dân”- Lời của ông Phước.

Hiện tại, ông Hồ Ngọc Phước vẫn đang tiếp tục hành trình khiếu nại và tố cáo để đòi lại đất của gia đình bị mất. Hành trình này ông Phước gặp rất nhiều gian nan, nguy hiểm ví dụ vào ngày 19/3 vừa qua, ông Phước xuống trụ sở Thành ủy Đà Nẵng số 72 Bạch Đằng nộp đơn, từ khi ông Bí thư Trương Quang Nghĩa về Đà Nẵng giữ cương vị Bí thư Thành ủy, ông Phước cho biết cũng đã nộp biết bao nhiêu đơn từ, yêu cầu trả lời đơn mà không thấy trả lời. Trên đường về thì ông Phước bị những kẻ mặc thường phục tạt nước có tẩm chất độc hại gì đó mà theo mô tả của ông Phước là gây ngứa ngấy cả người. Tiếp nữa là tháng 5/2018, trên đường về ông Phước bị tạt dầu nhớt tôi có làm đơn trình báo, ngoài ra còn những lần bị đeo bám, theo dõi và canh cửa./.


Quê Hương
Calitoday

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad