Trách nhiệm người đứng đầu, nhìn từ vụ án “Năm Cam” - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

Trách nhiệm người đứng đầu, nhìn từ vụ án “Năm Cam”


Đại tá Võ Tuấn Dũng - Phó Cục trưởng C50  được cho là đã tự tử tại phòng làm việc sáng 4/5/2018. Ảnh: internet

Khác với Năm Cam – một đối tượng “ngoài xã hội” – rất nhiều vụ án xảy ra gần đây có vai trò đắc lực của các tướng lĩnh Công an. Đặc biệt, những vụ án như “đánh bạc nghìn tỷ” hay “Vũ Nhôm”, các “đối tượng ngoài xã hội” chỉ tham gia với vai trò công cụ. Không phải tự nhiên mà trong nhiệm kỳ trước, Út Trọc, Vũ Nhôm… được gọi là “Út Bộ Trưởng”, “Vũ Bộ Trưởng”.

Trong vụ án Năm Cam, trung tướng Bùi Quốc Huy bị án 4 năm tù giam vì tội, trong thời gian ông làm Giám đốc CATP HCM “đã “không chỉ đạo, tổ chức biện pháp đấu tranh có hiệu quả, để tội phạm có tổ chức xảy ra trong một thời gian dài, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” [Theo ông Huy thì ông đã từng có văn bản đề xuất bắt Năm Cam, tuy nhiên Thành uỷ – thời ông Nguyễn Minh Triết – có bút phê cho lui lại để củng cố thêm chứng cứ].

Đặc biệt, trong vụ án này, chỉ vì từng là người đứng đầu (1996-2000) chứ không hề dính líu gì, ông Trương Tấn Sang cũng đã bị BCH Trung ương kỷ luật khiển trách bởi “chưa làm tròn trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam cùng đồng bọn” [Ông Sang rời Thành phố ra làm Trưởng ban Kinh tế TƯ tháng 1-2000, 10 tháng trước khi xảy ra vụ “giết Dung Hà”, hành vi nghiêm trọng nhất của vụ án].

Tính chất mức độ liên đới trách nhiệm của hai nhân vật bị kỷ luật trong vụ án Năm Cam ít nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những vụ việc xảy ra trong ngành Công An vừa được phanh phui. Những nỗ lực phá án của những người đương nhiệm nhằm cắt bỏ những khối u trong ngành là rất đáng ghi nhận. Nhưng cũng phải xác định thời điểm bắt đầu xảy ra các vụ án nghiêm trọng như “Đánh bạc nghìn tỷ, Vũ Nhôm…” để xem xét trách nhiệm của người đứng đầu ngành lúc đó.

Đứng đầu bộ sức mạnh chống tội phạm trong thời gian tội phạm, đặc biệt là tham nhũng hoành hành nhất; chưa kể những tội phạm được tiếp tay, bao che bởi nhiều tướng lĩnh dưới quyền mà không bị xử lý gì, thì – đối với công cuộc chống tham nhũng của BCT, TƯ – không những dân mà cán bộ ở các địa phương cũng không “tâm phục”.

PS: Tôi sẽ nói trách nhiệm TBT & BCT trong một dịp khác.


Trân Văn
FB Huy Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad