Trung Quốc ‘thừa nhận’ đưa lính và vũ khí tới Biển Đông - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Trung Quốc ‘thừa nhận’ đưa lính và vũ khí tới Biển Đông


Ông He Lei, Phó giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc, trưởng đoàn dự Đối thoại Shangri-la 2018. Ảnh: AP.

Bắc Kinh tuyên bố “có quyền” triển khai binh sĩ và vũ khí tới các hòn đảo nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, đáp lại chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis về việc Trung Quốc “quân sự hóa” vùng biển tranh chấp giữa nhiều nước này.

Tờ South China Morning Post đưa tin, dẫn lời trưởng đoàn quân sự Trung Quốc dự cuộc đối thoại về an ninh khu vực Shangri-La hôm 2/6.

“Triền khai binh sĩ và vũ khí tới các hòn đảo ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] nằm trong quyền chủ quyền của Trung Quốc và được luật pháp quốc tế cho phép”, ông He Lei, một trung tướng thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nói.

Triền khai binh sĩ và vũ khí tới các hòn đảo ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] nằm trong quyền chủ quyền của Trung Quốc và được luật pháp quốc tế cho phép.

Ông He Lei nói.
“Tất cả những lời nhận xét thiếu trách nhiệm [về chủ đề này] là can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”, ông Lei nói trong một cuộc họp báo, hai giờ sau khi ông Mattis tuyên bố rằng các hoạt động quân sự của Bắc Kinh ở vùng biển tranh chấp đã và đang “đe dọa và cưỡng ép” các nước láng giềng.

Theo South China Morning Post, Phó giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc cũng so sánh việc xây dựng các tiền đồn quân sự ở Biển Đông với một quyết định của cố chủ tịch Đặng Tiểu Bình, đưa một đơn vị của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa tới Hong Kong sau khi đặc khu này được chuyển giao cho Bắc Kinh nhằm chứng tỏ chủ quyền.

Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Nhà Trắng năm 2015.

Đây là lần đầu tiên một quan chức quân sự Trung Quốc công khai thừa nhận tại một sự kiện quốc tế lớn về việc đưa binh sĩ và vũ khí tới các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Trong cuộc gặp với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama khi thăm Hoa Kỳ năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình đã bác bỏ kế hoạch thiết lập các cơ sở quân sự ở Biển Đông.

Việt Nam chưa có phản ứng chính thức về tuyên bố trên của ông He Lei, nhưng tờ Giáo dục Việt Nam đã đăng lại bài viết của South China Morning Post.

Tờ báo thuộc sở hữu của Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Việt Nam viết thêm: “Đã đến lúc Bắc Kinh không thể che đậy được sự thật, thì quay ra công khai thừa nhận việc quân sự hóa Biển Đông”.

Báo này cũng coi sự thừa nhận trên là một tuyên bố “trắng trợn”.

Đã đến lúc Bắc Kinh không thể che đậy được sự thật, thì quay ra công khai thừa nhận việc quân sự hóa Biển Đông.

South China Morning Post ngày 2/6 dẫn lời He Lei, trưởng đoàn Trung Quốc dự Đối thoại An ninh Shangri-la tuyên bố: Bắc Kinh đang triển khai binh lính và vũ khí xuống Biển Đông, đó là "quyền" của Trung Quốc.

He Lei, một viên Trung tướng - Phó giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc được cử làm trưởng đoàn đã trắng trợn tuyên bố:

"Việc triển khai binh lính và vũ khí trên các đảo ở Biển Đông là nằm trong chủ quyền của Trung Quốc, được luật pháp quốc tế cho phép.

Tất cả các nhận xét vô trách nhiệm về chủ đề này là xâm phạm vấn đề nội bộ của Trung Quốc"
, He Lei họp báo chỉ 2 giờ sau bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.

Viên tướng này cũng so sánh việc xây dựng các tiền đồn quân sự (bất hợp pháp) ở Biển Đông với quyết định của Đặng Tiểu Bình điều quân đến chốt tại Hồng Kông sau khi bàn giao năm 1997.

Đây là lần đầu tiên 1 quan chức Trung Quốc công khai thừa nhận tại một sự kiện quốc tế rộng rãi về kế hoạch của Bắc Kinh để đưa quân và vũ khí xuống các căn cứ xây dựng (trái phép) trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp).

South China Morning Post nhắc lại, năm 2015 khi họp báo chung với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng, ông Tập Cận Bình đã phủ nhận Trung Quốc có kế hoạch quân sự hóa Biển Đông.

Tuy nhiên, những bức ảnh chụp từ vệ tinh được công bố tháng trước cho thấy Bắc Kinh đã xây dựng được ít nhất 4 sân bay có thể cất hạ cánh máy bay quân sự: đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa và 3 cấu trúc tại Trường Sa: Vành Khăn, Chữ Thập, Xu Bi.

Họ cũng chủ động đưa video một máy bay ném bom H-6K cất hạ cánh trên đảo Phú Lâm. Ở đảo nhân tạo ngoài Trường Sa, đã xuất hiện tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa phòng không HQ-9B.

Tổng biên tập tạp chí quân sự Kanwa Asian Defense, Andrei Chang bình luận, Bắc Kinh đã nhận ra rằng không thể tiếp tục che đậy bản chất thực sự các ý đồ của họ ở Biển Đông. Ông nói:

"Những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã đẩy mạnh tiến độ quân sự hóa các tiền đồn trên đảo, sẽ trở thành căn cứ hải quân và không quân của quân đội Trung Quốc trong tương lai.

Các cơ sở và các tòa nhà với hai bên là các thiết bị ra đa trên các hòn đảo này không phải sử dụng cho mục đích dân sự, mà là một khu phức hợp quân sự quy mô lớn."
[1]

The New York Times ngày 1/6 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã cảnh báo Trung Quốc tại Đối thoại An ninh Shangri-la, việc hủy lời mời Trung Quốc tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2018 (RIMPAC) chỉ là một phản ứng ban đầu với hành vi quân sự hóa Biển Đông.

Ông nói: "Đó là một hậu quả tương đối nhỏ, tôi tin rằng sẽ có những hậu quả lớn hơn nhiều trong tương lai". [2]

VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad