Vương Đình Huệ: “VN có tham khảo Mỹ khi xây dựng Luật An ninh mạng’ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Vương Đình Huệ: “VN có tham khảo Mỹ khi xây dựng Luật An ninh mạng’


Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (giữa) làm việc với Lãnh đạo Phòng Thương mại Hoa Kỳ. Ảnh: VGP

Trong chuyến công du đến thủ đô Washington, hôm 26/6, Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ tìm cách trấn an các nhà đầu tư Hoa Kỳ giữa lúc Hà Nội bị Mỹ chỉ trích về Luật An ninh mạng do Bộ Công an soạn thảo vừa được quốc hội thông qua.

Từ New York, kinh tế gia Vũ Quang Việt, từng công tác tại LHQ, nhận định với VOA rằng lời phân bua của ông Vương Đình Huệ chỉ có tính ngoại giao.

“Những nhà đầu tư họ cũng sẽ biết tự đánh giá như thế nào. Một ông phó thủ tướng, hay cả khi ông thủ tướng nói thì chưa chắc công an họ đã nghe theo, vì việc phân quyền, quyền hành của người nắm chính quyền và luật lệ của Việt Nam không rõ ràng. Việc ông ấy nói gì thì ý nghĩa của nó cũng rất là yếu và không có gì đáng kể.”

Một ông phó thủ tướng, hay cả khi ông thủ tướng nói thì chưa chắc công an họ đã nghe theo, vì việc phân quyền, quyền hành của người nắm chính quyền và luật lệ của Việt Nam không rõ ràng

Kinh tế gia Vũ Quang Việt.
Trong buổi làm việc với lãnh đạo Phòng Thương mại Mỹ (USCC) và đại diện nhiều tập đoàn lớn như Microsoft, Google, MasterCard, Boeing…ông Vương Đình Huệ khẳng định sẽ đảm bảo không phát sinh giấy phép con cho nhà đầu tư, doanh nghiệp công nghệ khi thực thi Luật An ninh mạng, the VNExpress.

“Khi xây dựng Luật, Việt Nam cũng đã tham khảo từ Mỹ,” ông Huệ nói. “Việt Nam phải hướng tới mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng vốn đang rất phức tạp ở nhiều quốc gia.”

Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng vào ngày 12/6 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, theo đó, các công ty của Mỹ như Facebook, Google…sẽ được yêu cầu phải “lưu trữ tại Việt Nam đối với dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam” hay “phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.”

Biếm họa Luật An ninh Mạng.

Tiến sĩ Việt tin rằng các công Mỹ sẽ không lưu giữ cơ sở dữ liệu người dùng tại Việt Nam.

“Các công ty này sẽ không bao giờ lưu giữ dữ liệu ở Việt Nam, ngay cả ở Trung Quốc họ cũng chưa chắc đã chịu đặt. Việc đặt ở đâu là tùy theo cách điều hành kỹ thuật đám mây ‘loud technology’ như thế nào. Trong trường hợp đòi phải đặt cơ sở dữ liệu người dùng tại Việt Nam thì các công ty sẽ không làm.”

Ngoài ra, quy định này đã gây quan ngại cho các nhà lập pháp, vận động hành lang và ngoại giao Mỹ.

Đại diện thương mại Mỹ Jeremy Gerrish nêu lên “quan ngại của Mỹ về đề án luật an ninh mạng của Việt Nam, bao gồm tác động của các yêu cầu về địa phương hóa và các hạn chế đối với các dịch vụ xuyên biên giới tới sự phát triển và tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam”, theo một tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội hôm 6/6.

Ngay khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng với 86% đại biểu tán thành, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên tiếng: "Chúng tôi thất vọng về việc thông qua Luật An ninh mạng mới của Việt Nam, trong đó càng thu hẹp tự do biểu đạt trên không gian mạng và áp đặt những hạn chế gây phiền toái đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các doanh nghiệp nước ngoài khác.”

Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ chứng kiến thỏa thuân Bamboo Airways mua 20 máy may Boeing của Mỹ hôm 25/6/2018 tại Washington. Photo VietnamNews

Trong một tuyên bố hôm 26/6, người phát ngôn Bộ Tài Chính Hoa Kỳ cho biết trong cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven T. Mnuchin hôm 25/6, hai bên “đã thảo luận về việc thực hiện các hệ thống thanh toán điện tử và các quy tắc an ninh mạng tại Việt Nam.”

Theo truyền thông trong nước, ông Huệ đề nghị Bộ Tài chính Mỹ lập kênh đối thoại, trao đổi thông tin với phía Việt Nam về việc đánh giá các quan hệ thương mại và chính sách tỷ giá của Việt Nam; sớm hoàn tất thủ tục phê duyệt Hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (DTA); mở lại kênh cho vay ODA, vay ưu đãi cho Việt Nam...

Tuy nhiên, tiến sĩ Việt nhận định rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump khó có thể tăng thêm vốn ODA cho Việt Nam.

“Tôi nghĩ rất là khó, trừ trường hợp ông Trump thấy có cái lợi gì đó. Nhưng vốn ODA của Mỹ cấp cho Việt Nam năm nay đang giảm đi 50 triệu đôla, tức còn 80 triệu đôla; năm ngoái có 135 triệu đôla. Thật ra số tiền này cũng nhỏ, không đáng kể so với tổng số ODA mà Việt Nam nhận được.”

Từ thành phố Hồ Chí Minh, Blogger Quang Hữu Minh viết trên Facebook: “Ông Huệ dĩ nhiên phải đi Mỹ lúc này để hiện thực hoá hợp tác Việt-Mỹ lâu nay còn nằm trên giấy. Nhất là trong bối cảnh các quốc gia tư bản đang ngừng hỗ trợ kinh tế cho Việt Nam. Cũng giống Chủ tịch Trần Đại Quang tới Nhật, ông Huệ cũng đề nghị Mỹ cấp thêm viện trợ và ODA.”

“Nhưng với những gì chính phủ do ông Trump đang xây dựng thì e rằng khó khả thi. Tôi không nghĩ Mỹ khoái chuyện Việt Nam muốn Mỹ cấp ODA …để làm đặc khu theo hướng có lợi cho Trung Quốc.”

Theo Thông tấn xã Việt Nam, tại cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đề nghị phía Mỹ giải quyết các quan tâm của Việt Nam như các vụ kiện chống bán phá giá và công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.


VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad