Trung Quốc chặn các học giả nước ngoài ra sao? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Trung Quốc chặn các học giả nước ngoài ra sao?


Một khóa học ở Thượng Hải - hình chỉ có tính minh họa                 

Một khảo sát từ Hoa Kỳ nói Trung Quốc ngăn các nhà khoa học nước ngoài tiếp cận số liệu, đề tài 'tế nhị' và tạo tác động tự kiểm duyệt.

Khảo sát của Sheena Chestnut Greitens (ĐH Missouri) và Rory Truex (ĐH Princeton) có tựa đề 'Kinh nghiệp bị trấn áp trong giới nghiên cứu về Trung Quốc: Bằng chứng mới từ khảo sát số liệu' (Repressive Experiences among China Scholars: New Evidence from Survey Data), được đăng hôm 01/08/2018 trên trang papers.ssrn.com

Gần 2000 phiếu với câu hỏi gửi cho giới nghiên cứu Trung Quốc tại các đại học Phương Tây đem về 562 phiếu, cho thấy sự kiểm soát rất đa dạng.

Chừng 5% trong số các nhà khoa học trả lời khảo sát nói họ bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc;

Chừng 9% kể lại kinh nghiệm bị 'mời đi uống trà' hoặc có người mời gặp để nhắc nhở khi làm công tác nghiên cứu tại Trung Quốc;

Các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp khiến nhà khoa học cảm thấy có chuyện kiểm duyệt và không khí tự kiểm duyệt ở Trung Quốc;

Tuy không ai nói việc kiểm duyệt hay đe dọa có tác động đến chất lượng và tính trung thực của công trình nghiên cứu, 18% cho hay công trình của họ bị kiểm duyệt khi đăng tại Trung Quốc.

Một con số nhỏ hơn (8%) tin là đề tài nghiên cứu nhạy cảm ảnh hưởng đến quyết định phân bổ tài trợ (grants) cho nghiên cứu.

Khoảng 26% cho hay họ bị ngăn chặn tiếp cận số liệu, nguồn thông tin cần thiết cho nghiên cứu;

Một con số nhỏ hơn (2%) kể lại kinh nghiệm bị tịch thu máy tính cá nhân khi đang làm việc lại Trung Quốc.

Có 14 nhà khoa học cho biết họ từng bị tạm giữ hoặc bị đe dọa thân thể.

Các ví dụ nhà khoa học cảm thấy bị theo dõi thì nhiều hơn.

Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh - hình minh họa                 

Nhìn chung, có tất cả 13 dạng thức 'trải nghiệm bị đè nén' mà giới khoa học nước ngoài làm việc tại Trung Quốc hoặc nhập cảnh vào Trung Quốc gặp phải.

Sau đây là một số lời kể về cách Trung Quốc đối xử với người trả lời khảo sát, đa số đến từ Hoa Kỳ, Canada, châu Âu, Úc, New Zealand và Hong Kong:

"Tôi bị nhiều quan chức kéo sang một bên và nói cho biết đề tài của tôi là rất nhạy cảm, và vì sao tôi không nên tìm đọc các tài liệu đó và không nên gặp những người đó. Nhưng tôi vẫn có thể hoàn tất được nghiên cứu, và điều này cho thấy giới quan chức có những ý kiến khá khác nhau về chuyện điều gì là nhạy cảm."

"Tôi gặp cản trở từ cán bộ thư viện, kho tư liệu cấp tỉnh và huyện khi tôi đến và muốn được dùng tài liệu cho nghiên cứu lịch sử liên quan đến thế kỷ 19..."

"Tôi hiểu rằng có hàng trăm quan chức Trung Quốc có quyền gọi một cú điện thoại hoặc nhắn một đoạn tin để đặt tôi vào danh sách 'không visa', và từ đó thì không có cách nào thoát ra (quick escape) nhanh chóng được nữa."


"Tôi tự kiểm duyệt khi nói về các lĩnh vực chẳng liên quan gì đến đề tài nghiên cứu của tôi, như sở hữu trí tuệ, Biển Hoa Đông và Biển Nam Trung Hoa. Lời khuyên của tôi cho các nhà nghiên cứu khác là bạn chỉ nên đấu tranh khi liên quan đến nghiên cứu của mình, và cần tránh thảo luận về cách chủ đề nhạy cảm chính trị."

Tùy vào đề tài

Nghiên cứu về Tây Tạng có thể khiến nhà khoa học bị ngăn vào Trung Quốc                 

Căn cứ vào những gì người trả lời khảo sát nêu ra, công trình China Scholar Research Experience Survey (CSRES) xác định một số chủ đề chắc chắn bị cho là nhạy cảm.

Đó là Tân Cương, Tây Tạng, bộ máy quyền lực, sắc tộc thiểu số, tôn giáo, Mao Trạch Đông, nhân quyền, dân chủ.

Tuy nhiên, danh sách này cũng mở rộng sang mảng môi trường, quan hệ đối ngoại của Trung Quốc và cả nghiên cứu về giới tính.

Đặc biệt, khảo sát cho hay quyết định không cấp visa nhập cảnh thường xảy đến khi chủ đề nghiên cứu liên quan đến Tân Cương, Hồi giáo và Tây Tạng.

Một nhận định nữa là các ngành khoa học xã hội, chính trị học...dễ bị Trung Quốc ngăn chặn.

Trải nghiệm trấn áp với các nhà khoa học cũng tăng lên hẳn từ thời Tập Cận Bình, theo khảo sát.

Chính quyền Trung Quốc hiện đang bị chỉ trích là mở rộng kiểm duyệt ra cả bên ngoài biên giới, với các đại công ty, giới nghiên cứu đại học, nhằm áp đặt nhãn quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc về nhiều vấn đề quốc tế.

Một số bộ phim của Trung Quốc cũng có tác dụng quảng bá 'sức mạnh mềm' của chính quyền nước này.


BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad