‘Tình huống’ nào đã đưa Nguyễn Phú Trọng trở thành Chủ tịch nước? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

‘Tình huống’ nào đã đưa Nguyễn Phú Trọng trở thành Chủ tịch nước?


Ông Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu "Làm luôn chức Chủ tịch nước không phải nhất thể hoá, và đây chỉ là tình huống”. Tình huống trong bối cảnh chính trị hiện tại ở Việt Nam được dự đoán sẽ kéo dài bao lâu? Những diễn biến chính trị nào có thể xảy ra trong tình huống đó?

Các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam bỏ phiếu bầu chọn Chủ tịch nước.

Độc tài hoá

Một nhà khoa học không nêu tên trong nước cho rằng theo thông lệ quốc tế thì đảng cầm quyền phải do người dân lựa chọn một cách dân chủ công khai, Việt Nam hiện nay chưa theo thông lệ đó. Chia sẻ ý kiến của ông với chúng tôi qua email về “Tình huống’ trong ngữ cảnh này, ông cho biết tân Chủ tịch nước không nhất thiết phải phân bua như vậy.

“Thông lệ quốc tế thì người đứng đầu đảng cầm quyền luôn là giữ cương vị cao nhất của nhà nước. Trước đây không làm được như vậy là không chính xác. Bây giờ sửa lại là bình thường. Tôi nghĩ chữ tình huống ở đây là chỉ tình trạng đặc biệt vì đương kim chủ tịch chết phải có người thay thế. Trước đây Ông Hồ Chí Minh đã nói rõ là Đảng cầm quyền, không nói là đảng chỉ lãnh đạo (xem đi chúc). Đảng cầm quyền thì phải quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó một cách cụ thể. Về sau thì những người kế tục lại chỉ nhận là đảng lãnh đạo, là một khái niệm trừu tượng, chỉ nắm quyền nhưng không chịu trách nhiệm mà đẩy trách nhiệm cho người chịu sự lãnh đạo. Lý thuyết là như vậy . Trước sau gì cũng phải thực hiện. Cho nên nếu Tổng bí thư không làm chủ tịch nước thì chủ tịch nước phải làm tổng bí thư. Tình huống là bây giờ Chủ tịch nước chết thì TBT làm Chủ tịch nước, không có ngược lại. Còn chữ nhất thể hoá thì tôi không bình luận, vì dùng từ đó không ổn trong ngôn ngữ chính trị, lạm dụng ngôn từ, không có định nghĩa rõ ràng!”

Tình huống là bây giờ Chủ tịch nước chết thì TBT làm Chủ tịch nước, không có ngược lại. Còn chữ nhất thể hoá thì tôi không bình luận, vì dùng từ đó không ổn trong ngôn ngữ chính trị, lạm dụng ngôn từ, không có định nghĩa rõ ràng.

- Một nhà khoa học
Như nhiều nhà phân tích, quan sát chính trị Việt Nam từng đưa ra dự đoán về việc ông Tổng bí thư sẽ kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước thay thế cho ông Trần Đại Quang, nay yếu tố ông Trần Đại Quang qua đời đột ngột cũng chính là chi tiết Linh mục Phan Văn Lợi cho rằng đó là “tình huống”.

“Đã có những cuộc thảo luận cũng như sự bầu bán trong Đảng Cộng sản là họ trao chức đó cho ông Nguyễn Phú Trọng ngay trước khi họp Quốc hội, và ông ta đã biện minh cho đó là 1 tình huống rất tạm thời gì đó.”

Linh mục Phan Văn Lợi cho rằng đối với ý định “Nhất thể hoá” của Đảng Cộng sản và ông Nguyễn Phú Trọng thì đây là một cơ hội vừa có quyền hành trong đảng của ông, vừa có quyền trước mặt quốc tế.

“Đây là cái sự càng ngày càng độc tài hoá và chắc chắn sẽ đem lại những hậu quả rất tai hại cho đất nước.”

Không có căn cứ về tác động của Trung Quốc

Một vị nhân sĩ khác trong nước theo đạo Công giáo đưa ra câu hỏi với RFA qua tin nhắn: “Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng phải kiêm luôn chức vị Chủ tịch nước, trong khi thực tế ông ấy đã nắm trong tay rất cả quyền lực của bộ máy lãnh đạo?”. Theo vị nhân sĩ này, đó chính là thế lực từ Trung Quốc.

“Thế lực thực sự của Trọng là Tàu, bởi thế mới làm nên cú xoay chuyển ngoạn mục hồi Hội nghị Trung ương 14.”

Theo phân tích của vị này, ông Nguyễn Phú Trọng đã làm nên 1 cuộc “soán ngôi ngược dòng lịch sử khi đưa được nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “về làm người tử tế.” Do đó, việc ông Trọng trở thành Chủ tịch nước thì theo ông, chỉ là câu trả lời nhắm đến ông Nguyễn Tấn Dũng, đó là: “Điều ngày xưa anh muốn làm, chỉ có tui mới làm được.”


Thế lực thực sự của Trọng là Tàu, bởi thế mới làm nên cú xoay chuyển ngoạn mục hồi Hội nghị Trung ương 14.

- Một nhân sĩ trong nước
Phản biện lại ý kiến này là nhận định của nhà báo/blogger Trương Duy Nhất. Ông đồng ý có nhiều luồng dư luận cho rằng có tác động từ Trung Quốc nhưng cá nhân ông thấy rằng không có căn cứ, mặc dù nền kinh tế cũng như chính trị của Việt Nam xưa nay đã chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc

“Chưa có 1 căn cứ nào để nói việc ông Trọng ôm hai cái chức đó có tác động của Trung Quốc cả. Nhưng cái căn cứ mà mình thấy rõ nhất là nội tình trong Hội nghị Trung ương 8 vừa rồi và nội tình trong cuộc họp Quốc hội ngày hôm nay. Trung ương 8 nhất quyết là không có ai xứng đáng cả ngoài ông Trọng. Quốc hội cũng không đưa ra 1 nhân vật nào để tranh cử với ông Trọng cả.

Tình huống như ông Trọng nói thì tôi nghĩ là tình huống nội tại của Đảng Cộng sản, của trong nước là người ta cho rằng không có 1 nhân vật nào có đủ uy tín, năng lực, phẩm hạnh bằng ông Trọng.”


Trong buổi tuyên thệ nhậm chức, cũng chính ông Tân Chủ tịch nước tự thừa nhận là tuổi đã cao, trình độ, năng lực còn hạn chế, hiểu biết không đáp ứng được yêu cầu. Với những yếu tố này nhưng ông Nguyễn Phú Trọng vẫn nhận được 99,8% phiếu bầu của đại biểu quốc hội, thì đây cũng chính là câu hỏi lớn của nhà báo Trương Duy Nhất. Và ông đưa ra câu trả lời:

“Tôi cho là nó có vấn đề ở đó, trong cái nội tại, cái quyền lực của ông Trọng gần như tuyệt đối. Thật sự không phải không tìm ra được ai không xứng đáng, vì đất nước gần 100 triệu dân đâu có thiếu người tài. Thậm chí tôi nghĩ bây giờ phải ưu tiên tìm chọn lớp thế hệ trẻ. Thế giới đâu thiếu những nguyên thủ quốc gia U30, U40 ?”

Ông Nguyễn Phú Trọng, năm nay 74 tuổi, là người duy nhất được Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu vào danh sách bầu cử giữ cương vị Chủ tịch nước Việt Nam.

Cũng theo quan sát và phân tích của nhà báo Trương Duy Nhất, sẽ rất ít khả năng trở lại Bộ Tứ quyền lực sau nhiệm kỳ 2021. Có nghĩa rằng, cho dù là ông Nguyễn Phú Trọng có còn tại vị sau nhiệm kỳ 2021 hay không thì mãi mãi “tình huống” vẫn là hợp nhất Tổng Bí thư và Chủ tịch nước.


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad