Điểm tin Thứ Hai ngày 19 tháng 11 năm 2018 - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Điểm tin Thứ Hai ngày 19 tháng 11 năm 2018


Tin nhân quyền

Bài cuối trong loạt bài trên báo Một Thế Giới về án oan của doanh nhân Dương Văn Hòa: Bại sản bởi án oan, chỉ bồi thường tổn thất tinh thần!? Trong 10 năm ở tù oan, ông Hòa “từng sống trong oán trách của nhiều người, bởi thoạt đầu họ tin vào kết quả điều tra cho rằng ông Hòa mang dịch bệnh về quê hương”. Tuy nhiên, “nhiều người hiểu dần câu chuyện, hiểu nỗi oan ức của ông Hòa”, chỉ có tòa án và nhân viên công quyền vẫn một mực chối bỏ trách nhiệm.

Một người dân xã Gio Phong, huyện Gio Linh kể: “Nơi đây từng là khu vườn, trang trại sầm uất, giống cao su bạc ngàn, người lao động như tụi tui cũng nhờ nhiều, nay thì hoang hóa thấy mà tội cho ông Hòa”.

Mời đọc thêm: Đại dịch lở mồm long móng và vụ án oan hơn 3.600 ngày (MTG). – Luật Thi hành án hình sự: Cần đối xử bình đẳng, tôn trọng phạm nhân (DĐDN). – Blogger Mẹ Nấm từ xứ tuyết nhớ về đồng lúa xanh (BBC). – Thăm chị Trần Thị Nga tại trại giam Gia Trung, Gia Lai (MLBVN). – Đà Nẵng: Tòa xử hòa thượng thua kiện chủ tịch tỉnh vụ thu hồi đất chùa Linh Thứu (NV).


Quan hệ Việt – Trung

Báo Tiền Phong đưa tin: Binh sĩ Việt – Trung chuẩn bị diễn tập thực binh trên biên giới. Cuộc diễn tập ba ngày, kể từ ngày 19 đến 21/11, nằm trong chương trình “Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc” lần thứ 5, trong chương trình giao lưu được tổ chức tại Cao Bằng (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc).

Binh sĩ hai nước “anh em” đang diễn tập. Ảnh: TTH/ TP

Nghiệp đoàn Sinh viên VN có bài: Cần tẩy chay thế giới di động làm con buôn cho điện thoại của gián điệp Trung Quốc. Bài viết bàn về Huawei, “một công cụ gián điệp mà người lớn tuổi ở Việt Nam chẳng ai còn lạ gì. Tuy nhiên có những người chưa biết gì về nó thì Thế giới di động dụ dỗ người ta mua”. Tư duy thuần phục Trung Quốc đang khiến không ít người Việt tự nguyện làm gián điệp cho Bắc Kinh.

Mời đọc thêm: Sẵn sàng cho Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung lần thứ 5 (Soha). – Thủ tướng hội kiến Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) (VTV).




Tin Biển Đông

Trung Quốc tìm cách tăng sức mạnh hải quân để đối phó Mỹ, theo VnExpress. Tin từ SCMP cho biết, Trung Quốc đang “tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải, nhằm đối phó với hoạt động của Mỹ trên Biển Đông và Thái Bình Dương”. Đây là hạm đội có hải lực rất hùng hậu, vùng hoạt động chính là Biển Đông, từng đối đầu với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trong Hải chiến Hoàng Sa 1974.

Nghiên cứu viên Nguyễn Thế Phương của SCIS viết: Bình luận về đề xuất VN tham gia Bộ tứ Quad. Bài viết lưu ý: Từ cuối tháng 10/2018 đến nay, đã có ít nhất hai học giả Hoa Kỳ đề xuất rằng Washington nên mời Việt Nam tham gia liên minh “Tứ giác kim cương” gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ. Liên minh này “nay đã có nhu cầu gắn kết chặt hơn, một phần do sự hung hăng và phiêu lưu ngày càng lớn của Trung Quốc”.

Cần nhắc lại, ngày 15/11/2018, Đại sứ Việt Nam ở Ấn Độ cho biết, Hà Nội phản đối liên minh quân sự trên Biển Đông, theo VOA. Ông Phạm Sanh Châu nói rằng chính quyền Việt Nam “không ủng hộ ‘Bộ Tứ’ Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ – một hợp tác an ninh nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định cho khu vực – và phản đối bất cứ sự thành lập liên minh quân sự nào trên vùng Biển Đông có tranh chấp”.

Liên minh “Tứ giác kim cương” là “kết cấu quan trọng được thiết kế cho khu vực” Ấn Độ – Thái Bình Dương nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một lần nữa, lãnh đạo CSVN từ chối cơ hôi bắt tay với thế giới văn minh để chống lại Trung Quốc.

Báo Thanh Niên bàn về Biển Đông và thông điệp của Mỹ. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa diễn ra ở Singapore, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã “lên án các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông là phi pháp và nguy hiểm”. Theo đó, “thông điệp của ông Mike Pence góp phần nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với khu vực và không chấp nhận các hành động của Trung Quốc”.

Mời đọc thêm: APEC không đạt thỏa thuận vì căng thẳng Mỹ – Trung (VOA). – Tranh cãi Mỹ Trung khiến APEC không đạt được tuyên bố chung (RFA). – Căng thẳng Mỹ – Trung lộ rõ ở Apec (BBC). – Mỹ nhắc lại bẫy nợ Trung Quốc để cạnh tranh (ĐV). – ASEAN có thực sự đối trọng được với Trung Quốc? (GDVN). – Hơn 50 ngư dân Việt Nam bị giam ở Indonesia kêu cứu (VOA).


Công an tiếp tục đánh dân

Công an Bình Định đang xác minh vụ đánh nhau giữa CSGT với người đi trên xe tải, theo báo Tuổi Trẻ. Mạng xã hội đang truyền đi 1 đoạn clip dài khoảng 10 phút, ghi lại hình ảnh cảnh sát giao thông đang đuổi đánh một người đi trên xe tải. Mời xem clip:


Vụ việc xảy ra tại Bình định, ngày 8/11 vừa qua, trước khi xảy ra xô xát, CSGT Tuy Phước đuổi theo một xe tải chở trâu bò, tấp đầu xe, pha đèn vào mặt, yêu cầu tài xế xuống xe làm việc. Tuy nhiên, xe tải này không phạm lỗi gì, nên tài xế không đồng ý với yêu cầu của CSGT. Một công an khác đuổi đánh người đi cùng xe tải. Xô xát giữa 2 bên xảy ra. Sau đó, 2 CSGT lên xe bỏ đi.

Trả lời báo chí, CSGT bị tố đánh nhau với lái xe: ‘Tôi chỉ cố khống chế kẻ tấn công mình’, theo báo Thanh Niên. Đại úy Lê Thành Tấn nói, “bản thân bị những người trên xe tải khiêu khích, tấn công trước nên chỉ chạy theo khống chế kẻ đã gây thương tích cho mình”.

Gần đây công an thường lấy lý do “bị kích động” để nhục mạ, thậm chí hành hung người dân. Còn tay công an tên Tấn này một mực cho rằng không đánh dân, mà chỉ là “đuổi theo gạt chân, cố ôm anh ta lại”.

Còn đại diện trạm CSGT Tuy Phước bình luận vụ xô xát giữa CSGT với lái xe: ‘Anh em nóng tính’, theo báo Đất Việt. Lãnh đạo trạm CSGT Tuy Phước cho biết, “clip được nhiều người chia sẻ là có sự giằng co giữa 2 bên nhưng là do bên lái xe đánh CSGT trước nên anh em có nóng tính chống trả lại”. Viên công an này cũng nói, nội dung tố cáo và cách hiểu của người dân không đúng với trong clip.

Cũng tại Bình Định, chính quyền giải quyết vụ CSGT “té ngã” trước đó theo hướng phạt tiền người bị cáo buộc ‘thúc cùi chỏ’ làm CSGT té ngã, theo báo Tiền Phong. Chính quyền xử phạt anh Phạm Thanh Qua, người bị cáo buộc “thúc cùi chỏ” làm một CSGT té ngã ở mức phạt hành chính 2 triệu đồng vì “cản trở người thi hành công vụ”.

Người quay và đăng clip thì bị công an Bình Định “nhắc nhở”, dù người này không phạm tội gì. Rất may cho anh Qua, nếu không có clip quay lại cảnh CSGT “diễn”, có lẽ giờ này anh đang ngồi tù, chờ ra tòa vì tội “chống người thi hành công vụ” và “hành hung cán bộ”.

Mời đọc thêm: CSGT nói gì về video clip đánh nhau với lái xe? (TN). – Bình Định: Thực hư việc CSGT bị đánh sưng mặt, đầu chảy máu (LĐ). – Bình Định: Xác minh vụ CSGT đánh nhau với lái xe chở bò (VNN). – Thanh niên bị cáo buộc “thúc cùi chỏ” vào CSGT: “Tôi mệt mỏi lắm” (DV). – Vụ CGST bất ngờ té ngửa: Phạt hành chính người bị cáo buộc “thúc cùi chỏ”? (DT). – Ngã từ trong suy nghĩ (NLĐ). –


“Công bộc” của dân?

Báo Pháp Luật Plus đưa tin Gia Lai: Công an điều tra vụ nữ cán bộ “gọi giang hồ” hành hung người dân? Theo đó, bà Nguyễn Thị Thùy Trang bị vợ chồng bà Nguyễn Thị Minh Tâm, cán bộ văn phòng đăng ký đất đai TP. Pleiku phá dỡ hàng rào, lấn chiếm khoảng 50m2 đất. Khi bà Trang tố cáo, cán bộ Tâm đã cho giang hồ đến tòa “hòa giải” và hăm dọa bà Trang.

Bà Tâm còn gọi giang hồ đến tận trụ sở UBND TP Pleiku hành hung bà Trang. Chuyện cán bộ cậy thế ép người và hành xử theo kiểu xã hội đen thường xuyên xảy ra ở thời này, bởi luật pháp vắng bóng thì luật rừng lên ngôi.

Trang Nhà Báo và Công Luận đưa tin: Tỉnh đoàn Thanh Hóa bưng bít thông tin dự án, tùy tiện chỉ định thầu. Đoàn thanh niên CS tỉnh Thanh hóa lập dự án, kê khai số liệu, tập huấn, kế hoạch khống, về dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho thanh niên với tổng kinh phí dự án lên đến 2,5 tỷ đồng.

Tỉnh đoàn báo cáo hoàn thành dự án, tuy nhiên, người dân ở nơi diễn ra dự án không ai biết. Một người có thâm niên nói: “Không có dự án trồng cam, trồng bưởi, nuôi bò ở làng này”. Tỉnh đoàn Thanh Hóa khẳng định, họ có tập huấn cho 200 thanh niên, tuy nhiên cán bộ xã nói: “Lấy đâu ra 200 thanh niên mà tham gia tập huấn nhiều thế”.

Mời đọc thêm: Hàng trăm cán bộ TP.Đà Nẵng có nhà, có đất vẫn được bố trí chung cư (NĐT). – Còn nhiều câu hỏi quanh vụ vỡ quy hoạch đô thị Gia Lai (GT). – Cách chức Trưởng phòng Tư pháp dùng bằng “không hợp pháp” (DT). – UBND tỉnh Ninh Bình cản trở báo chí tác nghiệp? (CL). – Bí thư đoàn sát hại thầy giáo lãnh 8 năm tù (DT).




Vụ hai cựu tướng công an bảo kê đường dây đánh bạc ngàn tỷ

Kịch bản sức khỏe “có vấn đề” tiếp tục được ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa diễn rất tốt. Sau nhiều lần báo bệnh, nhờ chăm sóc y tế, tiếp theo là đề nghị bất ngờ cho 2 ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa, theo báo Người Lao Động. Trong phiên tòa ngày 17/11, LS bào chữa cho 2 cựu tướng đề nghị cho hai bị cáo này vào phòng y tế và uống thuốc thường xuyên.

Các LS cho rằng, trước đó hai ông này đã nhiều lần có biểu hiện sức khỏe không tốt. Ngoài ra, họ còn răn đe báo chí “đề nghị các cơ quan truyền thông đưa tin chính xác, tránh đưa thông tin bất lợi cho các bị cáo”. Giá mà các LS bào chữa cho những bị cáo là thường dân khác cũng có quyền  “mạnh miệng” như nhóm LS bào chữa cho tướng Vĩnh, tướng Hóa!

Báo Dân Việt tổng hợp những lời khai đáng chú ý trong tuần đầu xử vụ đánh bạc nghìn tỷ. Tuần xét xử đầu tiên của vụ tướng công an kiêm tướng cướp có nhiều diễn biến cho thấy sự thoái hóa, biến chất của công an CS: “Trong hợp tác giữa VTC Online và CNC thì giá trị lớn nhất nằm ở chỗ CNC là công ty bình phong của công an”.

Mời đọc thêm: Xử vụ đánh bạc nghìn tỷ: Phan Sào Nam khai về mớ tiền giấu kín (VNN). – Hai tướng công an ra tòa được ưu đãi, báo chí bị cấm loan tin ‘bất lợi’ (NV) – Nhìn lại một tuần xét xử vụ án đánh bạc nghìn tỷ: Cáo trạng viết gì? (VNF). – Vụ Phan Văn Vĩnh: Bị thanh tra nhưng không thấy… bị xử lý (PLO). – Phan Sào Nam tiết lộ về công ty tổ chức đánh bạc do Phan Văn Vĩnh “bảo kê” (TN).


Kinh tế Việt Nam về đâu?

Diễn biến kinh tế Việt Nam tuần qua: Các doanh nghiệp nhà nước lỗ nghìn tỷ, đồng thanh xin “rút kinh nghiệm”; Bộ trưởng kêu gọi “nộp thuế là vinh quang”, theo trang Petro Times. Hàng loạt dự án của DNNN đốt tiền nhưng chỉ cần “rút kinh nghiệm”, lãnh đạo tiếp tục kêu gọi người dân đóng thuế để hệ thống DNNN… có cái đốt tiếp.

Ở các nước dân chủ văn minh, chuyện đóng thuế có thể là “vinh quang” vì sử dụng từng đồng thuế của dân đều được công khai. Ở Việt Nam, quan chức không còn biết tự trọng là gì khi tiếp tục kêu gọi người dân đóng tiền mà thực chất là để lãnh đạo tham nhũng, thất thoát. Sắp tới Bộ Công thương còn tính tăng giá điện, tiếp tục tận thu tiền dân qua thuế phí để có thêm tiền mà đốt.

Báo Pháp Luật TP HCM dẫn lời Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải: Đủ công cụ xử lý nợ xấu. Các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo về nợ xấu tồn đọng ngày càng nhiều trong nền kinh tế Việt Nam, nhưng Thứ trưởng Bộ Tài chính vẫn tuyên bố mọi việc trong tầm kiểm soát. Không xử lý được nợ xấu thì cùng lắm lại rút tiền từ dân, chừng nào họ còn chưa mất quyền lãnh đạo dân chúng.

Thông Tấn Xã Việt Nam đặt câu hỏi về thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam: Vì sao lợi nhuận cao nhưng nợ xấu vẫn có xu hướng tăng? Đó là vì “lợi nhuận” đó chỉ là số liệu ảo đến từ những “bong bóng” có đấy rồi mất đấy. Cây kim trong bọc rồi cũng đến lúc phải lộ ra: “Tại nhiều ngân hàng thương mại, nợ xấu có xu hướng tăng lên, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng nhanh”.

Trang Thế Giới Tiếp Thị có bài: Xử lý nợ xấu là… ‘nhốt’ nợ xấu. Theo đó, cách xử lý nợ xấu của chính quyền CSVN hiện nay vẫn là tập trung nợ xấu về “nhốt” ở “các tổ chức mua bán nợ xấu rồi chờ xử lý. Như vậy nợ xấu vẫn là… xấu”. Các chuyên gia kinh tế nhận định, thị trường mua bán nợ ở Việt Nam “không những buồn tẻ, đơn điệu trong hoạt động mà còn thiếu hàng loạt điều kiện căn bản của một nơi gọi là thị trường”.

PGS. TS Lê Văn Ái bình luận: “Với vai trò quan trọng trong thị trường mua bán nợ, thế nhưng Bộ Tài chính đến giờ này vẫn chưa có động thái cơ bản nào cho việc ra đời thị trường này”.

Mời đọc thêm: Nợ xấu khó đòi tăng nhanh: Có lãi ngàn tỷ đừng vội mừng (VNN). – Cục phòng, chống tham nhũng vào cuộc sau các lùm xùm ở Lọc hóa dầu Bình Sơn (LĐ). – Vì đâu giá nhân công Việt Nam quá bèo? (BL). – Thua lỗ, công ty vận tải biển rao bán cổ phần giá 1.200 đồng (TN).

TPHCM: Nợ thuế bất động sản tăng hơn 50% (HQ). – Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước: Chậm thay đổi cả về lượng và chất (Bnews). – Hà Nội công khai 125 đơn vị nợ thuế, phí (Tin Tức). – Chính phủ trốn trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước? (VOA). – Người dân nhận được gì từ thành tựu kinh tế (FB Lahm Ngo).


Nền giáo dục với giáo viên thiếu nhân tính

Báo Giao Thông đặt câu hỏi: Cô giáo đuổi học sinh vì… bố làm thợ xây, mẹ bán hàng? Là cô giáo nhưng người này có hành động và lời lẽ phản sư phạm, vô đạo đức, khi học sinh L trả lời rằng ba làm thợ xây, mẹ bán hàng thì cô giáo xúc phạm: “’Chị chỉ cần nói như vậy là tôi biết bố mẹ chị là cái loại gì rồi, bố nào con đấy, rau nào sâu đấy”.

Cháu L bị cô giáo bộ môn đuổi khỏi lớp 5 tuần nay không lý do, cũng không thông qua cô giáo chủ nhiệm, hiệu trưởng. Ngoài ra, cô này còn bị phụ huynh tố cáo tát chảy máu miệng một học sinh lớp 6, tát gãy răng học sinh lớp 8, còn bắt học sinh phải mua sách tham khảo không cần thiết, những học sinh không có tiền mua, phải mượn sách những lớp khác thì bị phạt mua 5 quyển nộp cho cô, nếu không sẽ không cho vào lớp. Với cách giáo dục phản sư phạm như vậy nhưng cô T chỉ phải nhận hình thức kỷ luật “khiển trách”.

Báo Gia Đình và Xã Hội đặt câu hỏi: Vì sao sinh viên ‘cắn răng’ đóng tiền ‘chống trượt’ tiếng Anh? TS Lê Viết Khuyến cho rằng, tiêu cực bắt nguồn từ cơ chế do bộ GD đề ra, các trường tự tổ chức thi, rồi lách luật bằng cách mở các lớp ôn, thực chất để mua bán bằng cấp. Hiện tượng mua bằng, chống rớt không còn xa lạ gì trong nền giáo dục giả dối.

Bên cạnh đó, chuyện mua điểm ở tất cả các môn học xảy ra rất bình thường ở các trường khối công an, an ninh, quân đội. Giới sinh viên khối ngành này vẫn luôn chuyền tay nhau chuyện “đi nhậu với thầy”, “quà cho thầy”.

Mời đọc thêm: Xử lý sai phạm thi tuyển GV: Sẽ yêu cầu làm lại nếu hình thức xử lý chưa phù hợp (DT). – Huyện Ứng Hòa lập tổ xác minh việc giáo viên xúc phạm học sinh (KTĐT). – Hải Phòng: Bị tố cùng vợ chiếm đoạt hơn chục tỷ đồng của người dân, thầy Hiệu trưởng nói gì? (LĐ). – Hiệu trưởng trường mầm non phải trả lại 75 triệu đồng (TT).


Mưa lũ, sống chết mặc dân

Báo VnExpress đưa tin: Sạt lở nhiều nơi ở Nha Trang, 12 người chết. Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đã gây ra mưa lớn tại Nha Trang và các tỉnh lân cận, làm vỡ một đập nhân tạo, gây tình trạng lũ quét, sạt lở đất. Đến chiều ngày 18/11, ít nhất 12 người tử vong, 1 người mất tích. Con số tử vong dự kiến chưa dừng lại.

Đáng lưu ý, chính quyền TP Nha Trang không hề có hành động cảnh báo, cũng không có  biện pháp ứng phó với mưa lũ, người dân hầu như bị động. Dù chỉ là cơn áp thấp nhiệt đới, nhưng có đến 12 người ở TP Nha Trang thiệt mạng oan uổng.

Mời đọc thêm: Mưa lớn, nhiều tuyến phố Nha Trang biến thành sông (TT). – Ảnh hưởng bão số 8, Nha Trang thiệt hại lớn: 12 người chết (LĐ). – Khánh Hòa mưa lớn, Bình Thuận cấm tàu thuyền ra khơi. – Nha Trang ngập khắp nơi sau trận mưa lớn, quốc lộ 1 kẹt nhiều giờ (Zing). – Mưa như trút, vỡ hồ nhân tạo, 12 người chết, 1 người mất tích ở Khánh Hòa (VNN). – Nha Trang tan hoang sau trận sạt lở làm 12 người chết (VNE).

Ô nhiễm môi trường

Sáng 18/11, thuyền chở 26 tấn hóa chất chìm xuống sông Đồng Nai, theo báo Một Thế Giới. Hóa chất là axit clohydric, dự kiến được chở từ Nhà máy hóa chất Biên Hòa đến bến thủy nội địa Nhất Nam. Sau khi sự cố xảy ra, “Nhà máy hóa chất Biên Hòa đã điều 4 xe bồn chuyên dụng đến hút ngược hóa chất từ các thùng chứa trên thuyền đang bị chìm dưới sông lên lại xe bồn”.
Nếu sự cố này không được xử lý trọn vẹn, nguy cơ nhiễm độc hóa chất sẽ không dừng lại ở Biên Hòa, Đồng Nai mà lan xuống cả Sài Gòn, gây nguy hại cho nguồn nước sinh hoạt của hơn chục triệu dân ở đây.

Mời đọc thêm: Chìm thuyền chở hàng chục tấn hóa chất trên sông Đồng Nai (VOV). – Trục vớt ghe chở hàng chục tấn hóa chất chìm trên sông Đồng Nai (GT). – Đà Nẵng: Dân kêu trời vì kênh, hồ điều tiết gây ô nhiễm triền miên — Khốn khổ với bãi rác lớn nhất Đà Nẵng (NLĐ). – Hồ chứa nước ô nhiễm hôi thối, quan chức tiệc tùng, bỏ mặc dân chịu đựng (NV). – Điểm tập kết cát trái phép ngang nhiên tồn tại, TP.Đà Nẵng “than” lực lượng mỏng? (NĐT).
***

Thêm một số tin: Thủ tướng Nga thăm Việt Nam (VOA). – Bỏ cấm khái niệm ‘ca khúc trước 75, ca sĩ hải ngoại’? (BBC). – Dân mạng bênh vực ông Bùi Quang Vinh trước nguy cơ bị cắt tư cách ‘cựu bộ trưởng’ (NV). – Chủ tịch tỉnh tiếp dân như thế nào trong năm qua? (Zing). – Kinh doanh thực phẩm bẩn: “Giằng xé”… giữa lương tâm và đồng tiền (ANTĐ). – Hưng Yên: Bắt quả tang 2 tàu hút cát trái phép trên sông Hồng (Bnews).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad