Tướng Vĩnh hay một cái gì đó hơi... hèn - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Tướng Vĩnh hay một cái gì đó hơi... hèn


Khai trước HDXX, ông tướng Phan Văn Vĩnh hối hận vì 'quá tin cấp dưới'.

Một cái gì đó hơi... hèn

Một điều gì đó rất ngây thơ, đầy tính vô tội của một ông tướng từng 'phá' không biết bao nhiêu vụ trọng án. Người mà đã đẩy cả 'Bầu Kiên' - một 'cáo già' trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, nay trở thành một người như ngây dại trong các quyết định của mình.

Cựu trung tướng xin được ngồi trả lời thẩm vấn. Ảnh: TTO

Từng là một Cục trưởng Cục Cảnh sát, được phong danh hiệu cao quý của ngành CAND - 'Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - AHLLVTND', nhưng tính chất anh hùng theo hướng 'dám làm, dám chịu' bỗng nhiên biến mất. Cấp dưới sẽ không thể nào bảo kê cho một đường dây cờ bạc trị giá hàng ngàn tỷ đồng trước một người từng nhiều kinh nghiệm vào sinh ra tử với tội phạm như ông. Và quan trọng hơn, nếu ông không 'tin cấp dưới' đối với hành vi phạm pháp (đồng thuận với hành vi) thì con số 200,000 đô-la (tương đương với 4 tỷ đồng Việt Nam) hằng tháng ông nhận là tiền gì? Tại sao ông không đặt câu hỏi về giá trị tiền đó? Phải chăng ông cũng 'ngây thơ' với cả số tiền mà khi so với mức lương bổng của Chủ tịch nước, cũng phải mất gần 20 năm mới tích góp được, trong khi ông chỉ mất 1 tháng?

Cách khai báo theo lối 'tranh công, chối tội, đổ lỗi, thanh minh' tưởng đâu sẽ không xuất hiện ở một vị từng là AHLLVTND, thì nay bỗng hiển thị một cách đậm nét. Nếu xét về mặt biểu tượng của cụm từ nêu trên, thì ông tướng Phan Văn Vĩnh tranh số 2, sẽ chẳng có ai dám tranh vị trí số 1.

Cách thức ứng xử trước TAND của ông tướng khiến không ít quan điểm phải bộc lộ, rằng, sao tướng tá thời nay khi ra tù nó hèn đến thế?. Quả thực, khí chất đứng trước Tòa án giữa ông tướng Phan Văn Vĩnh nếu so với ông Đinh La Thăng, thì còn thua rất nhiều bậc (chứ chưa cần so với các Tù nhân lương tâm khi ra tòa). Ít nhất, khi ra tù, ông Đinh La Thăng không để mọi tội lỗi cho cấp dưới, ông chỉ nhấn mạnh cần đối xử ông như một con người, và một sự công bằng là cần thiết. Điều này phải chăng, càng 'oai hùm' khi khoác lên quân phục, thì đồng nghĩa chứa đựng bên trong là một sự 'yếu hèn, mạt nhược'? Và nếu so ông tướng với những công an viên tại Phú Yên khi ra tòa vì tội bức cung, nhục hình, thì cả hai đối tượng này không khác nhau là mấy.

Lương bổng và quan chức chính trị

Khi báo trước tòa, ông tướng Phan Văn Vĩnh cho biết, lương Cục trưởng của ông mỗi tháng là 20 triệu đồng Việt Nam, nếu so với mức lương của người lao động Việt Nam là 5,5 triệu đồng/ tháng (2018) thì lương của ông cựu Cục trưởng cao gấp 4 lần. Nhưng con số này, chưa bao giờ là con số cuối cùng, bởi nhiều quan chức Việt Nam, nguồn lương cơ bản cùng với ngành nghề 'buôn chổi đót, chạy xe ôm, mua vé số, bán cây cảnh' nhưng đồng hồ Rolex, cigar, rượu tây, biệt thự, nhà đất nước ngoài và con cái du học Tây Âu đã trở thành một nhu cầu 'rất cơ bản'.

Một giai tầng siêu giàu nằm trong lớp lương cơ bản. Và đó là lý do vì sao, Nguyễn Văn Dương, cựu Chủ tịch CNC, một trong ba người bị cáo buộc vận hành đường dây đánh bạc trực tuyến khai nhận, ông ta tự nguyện mỗi tháng biếu ông Vĩnh 200.000 USD - tất nhiên là ở phòng riêng. Nếu tính riêng 1 năm, thì ông tướng sẽ có thu nhập thực tế là 2,400,000 đô-la, và 1 nhiệm kỳ nếu 5 năm thì tương đương 12 triệu đô-la (tương đương 280 tỷ đồng Việt Nam). Và đây chỉ tính riêng một nguồn lợi mà ông tướng được hưởng.

Những người 'siêu giàu' nhờ vào chế độ, ra sức bảo vệ chế độ. Nếu đặt câu nói 'dùng người việt đánh người việt' trong thời kỳ chiến tranh, thì giờ đây 'hút máu dân nuôi công bộc' trở thành câu nói thường tình trong xã hội, tất nhiên - trong đó một bộ phận không nhỏ những người trong ngành công an (một ngành gắn liền yếu tố đặc quyền đặc lợi).

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng, được BBC Việt ngữ dẫn bình luận: 'Lời khai của tướng Vĩnh cho thấy sự bầy hầy, nhem nhuốc của những người tiếm chức tiếm quyền.'

Bên cạnh đó, số tiền nhận hối lộ của ông tướng Vĩnh lại càng cho thấy, tình trạng kê khai tài sản, thu nhập đối với đội ngũ quan chức gần như không có gì tiến triển. Và vì thế, công cuộc chống tham nhũng gần như dậm chân tại chỗ từ khâu này.

Quay trở lại vấn đề, một đội ngũ quan chức, đặc biệt là ngành công an với 'thuần túy chính trị' và đi lên từ sự 'trung thành tuyệt đối chính trị', giờ đây lại trở thành những con sâu chúa to nhất...


Ánh Liên
VNTB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad