Bao giờ tống cổ trùm quam tham Lê Thanh Hải vào lò? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Bao giờ tống cổ trùm quam tham Lê Thanh Hải vào lò?


Sau 15 năm làm mưa làm gió trên mảnh đất Sài Gòn (từ năm 2001đến cuối năm 2015), hết làm Chủ tịch rồi làm Bí thư, đại quan tham Lê Thanh Hải (tên thường gọi là Hai Nhựt, Hải Heo), được mệnh danh là lãnh chúa đất Sài Gòn – Gia Định, và “Gia tộc” Lê Thanh Hải đã xây dựng nên “đế chế” bất khả xâm phạm tại “Hòn ngọc Viễn Đông” này.

Bao giờ tống cổ trùm quam tham Lê Thanh Hải vào lò?

Thanh trừng nội bộ.

Ngày 18/5/2001, Lê Thanh Hải được bầu làm Chủ tịch TP.HCM, và phải làm việc với 5 phó của ông Võ Viết Thanh là: Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Hùng Việt (7 Việt), Mai Quốc Bình, Huỳnh Thị Nhân, Nguyễn Thành Tài (Tư Huy).

Trong số đó chỉ có Tư Huy là đệ ruột Hai Nhựt. Việc đầu tiên của Hai Nhựt là “thay máu” lớp cán bộ cũ không thuộc phe cánh của mình.

Hai Nhựt đưa Nguyễn Văn Đua từ bí thư Q.3 chuyên bắt bia ôm sang làm Trưởng Ban Quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Sau đó, Hai Nhựt mời báo chí đi theo đội cưỡng chế giải tỏa nhà xây trái phép ở P.12 Gò Vấp và P.15 Tân Bình và cưa nhà vượt tầng trái phép đường Lê Lai – Phạm Ngũ Lão, đánh trực tiếp vào trách nhiệm của Phó Chủ tịch Bảy Việt, và Giám đốc Sở Xây dựng là KTS Võ Văn Tuấn.

Cuối năm 2002, Bảy Việt biết thân phận viết đơn xin thôi giữ chức Phó Chủ tịch. Võ Văn Tuấn bị cách chức về dạy Đại học Kiến trúc, Nguyễn Văn Đua được Hai Nhựt đưa lên giữ chức Phó Chủ tịch, phụ trách xây dựng đô thị mà không có bằng chuyên môn. Hai Nhựt còn đưa Út Dũng, chủ tịch huyện Củ Chi (không có bằng xây dựng) làm Giám đốc sở Xây dựng thay thế KTS Võ Văn Tuấn.

Tháng 10/2003 Phó Chủ tịch Huỳnh Thị Nhân không cùng ê kíp cũng xin thôi giữ chức Phó Chủ tịch, để ra làm thứ trưởng Bộ Tài chính. Đến ngày 11/12/2008, Bộ Chính trị điều bà Nhân về giữ chức Phó Bí thư Thành ủy TP HCM. Dù có chân Ủy viên TW, bà Nhân phải ngồi chơi xơi nước, vì Chức Phó Bí thư Thường trực, Hai Nhựt đã giao Ba Đua nắm từ 19/11/2006.

Vì bà Nhân không cửa vào “triều đình Hai Nhựt”, nên cuối năm 2010, Bộ Chính trị điều bà ra Hà Nội giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng phụ trách phía Nam cho đến ngày nghỉ hưu.

Sau bà Nhân, năm 2006 Mai Quốc Bình cũng xin thôi giữ chức Phó Chủ tịch, và cuối cùng Nguyễn Thiện Nhân cũng bị gạt ra rìa.

Thiết lập đế chế

Cũng trong thời gian nói trên, Lê Thanh Hải đã biết tập trung mọi nhánh quyền lực vào tay mình, cho đàn em thân tín, toàn là loại bất tài vô dụng, nhưng lại có biệt tài tham lam vơ vét và cướp bóc dân lành. Bọn chúng chiếm giữ những chức vụ quan trọng nhất trong guồng máy quyền lực tại đây, như Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Hữu Tín, Lê Mạnh Hà, Nguyễn Thành Tài v.v... chúng thi nhau đục khoét và vơ vét mảnh đất màu mỡ nhất Việt Nam này.

Người em ruột là Lê Tấn Hùng, làm Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, cùng hai người con trai là Lê Trương Hải Hiếu, Thành ủy viên, Chủ tịch Quận 12, Lê Trương Hiền Hòa, chức vụ chính thức là Giám đốc Trung tâm phát triển Du lịch TPHCM, nhưng thực chất Hòa là cán bộ Tổng cục 5 (tình báo) Bộ Công an.

Người vợ của Hai Nhật là Trương Thị Hiền, từng làm Phó Chủ tịch Quận 2 (thời kỳ xảy ra vụ cướp đất Thủ Thiêm), sau làm Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM.

Mở rộng vây cánh

Từ một gã thanh nhiên xung phong, với thành tích là chuyên thực hiện việc ngăn sông cấm chợ, dẹp hàng rong của người nghèo kiếm cơm qua ngày. Nhưng kể từ khi Hai Nhựt làm Bí thư quận 5, bà Trương Mỹ Lan, chỉ là chủ tiệm vải người Hoa tại chợ Bến Thành, đã nhanh chóng nhìn ra cái tiềm năng to lớn có thể cậy dựa về sau, đã kết nghĩa chị em với Trương Thị Hiền. Dù bên Việt bên Tàu, nhưng cùng họ Trương là được, để từ đó, tập đoàn Vạn Thịnh Phát vươn vai đứng dậy như một người khổng lồ. Chỉ sau vài năm, từ khi kết thân với gia tộc Hai Nhựt, bà Trương Mỹ Lan đổi sang kinh doanh khách sạn, nhà hàng tại Quận 5. Rồi như có phép mầu, trong vòng chưa đầy chục năm sau, bà trở thành chủ của tập đoàn Vạn Thịnh Phát, là tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, với số vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng, vượt xa tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng 9.300 tỷ và Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức 7.200 tỷ.

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là chủ sở hữu của khách sạn thương mại An Đông – Windsor Plaza Hotel và cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence, toà nhà Times Square nằm ngay sát tòa nhà Bitexco Finance, khách sạn 6 sao duy nhất tại Sài Gòn, có sân đậu trực thăng trên sân thượng.

Tập đoàn này cũng đã mua lại toà nhà khổng lồ Thuận Kiều Plaza, có vị trí đắc địa tại trung tâm Quận 5, với giá đầu tư 55 triệu đôla từ cách đây hơn 20 năm, nay sẽ phá đi xây lại vì “nhìn không đẹp mắt”. Công ty đầu tư An Đông, một công ty con của tập đoàn Vạn Thịnh Phát vừa mua lại toà biệt thự Pháp lớn nhất Sài Gòn có tên là biệt thự 100 cửa, với giá 39 triệu đôla v.v…

Ngoài ra, công ty còn triển khai hàng trăm dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu nghỉ dưỡng, du lịch… trên khắp địa bàn Sài Gòn.

Mới đây UBND tỉnh Long An vừa cấp phép cho tập đoàn này đầu tư 16 dự án bất động sản trên địa bàn huyện Cần Giuộc, gồm có 3 dự án đầu tư cụm công nghiệp, 7 khu dân cư thương mại dịch vụ và nhiều dự án nhà ở tái định cư, với tổng diện tích trên 1.500ha, tổng giá trị đầu tư lên tới hàng tỷ đô(1).

Trên phố đi bộ lớn nhất Việt Nam hiện nay, đại lộ Nguyễn Huệ, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang sở hữu gần hết các tòa nhà, các cao ốc, các khách sạn, các khu trung tâm thương mại bề thế và quan trọng nhất dọc hai bên đường.

Dư luận cho rằng, trong khối tài sản khổng lồ hàng chục tỷ USD của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cổ phần của gia tộc Hai Nhựt ít nhất cũng phải chiếm trên 50%.

Vậy Vạn Thịnh Phát có phép mầu gì, để thành công nhanh chóng như vậy?

Đằng sau Tập đoàn Vanh Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan và Hai Nhựt, là bức tường đá kiên cố của nhóm lợi ích ở Ba Đình, trong đó có Bộ Công an.

Lời khai của Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tại phiên toà ngày 8/1/2014, về việc Dương Chí Dũng nhận 1 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan nhờ chuyển cho Phạm Quý Ngọ, để nhờ Phạm Quý Ngọ chuyển cho cấp trên, xin được chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn, “vì chúng tôi đã làm việc với Bộ trưởng (Bộ CA) Trần Đại Quang rồi”(2)

"Mới đây, hàng loạt quan tham tại Thành Hồ, kẻ thì xộ khám như Phó CT Nguyễn Hữu Tín, nguyên Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM- Đào Anh Kiệt, Phó trưởng phòng Quản lý đất, Sở TN-MT TP.HCM -Trương Văn Út, do liên quan đến Vũ Nhôm".

Người thì đang chờ thủ tục lên thớt như Tất Thành Cang, ngoài việc làm 12km đường tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm giá 12 ngàn tỷ, và giao cho Tập đoàn Đại Quang Minh 79ha đất vàng còn giá gấp chục lần 12 ngàn tỷ ấy theo phương thức BT, Tất Thành Cang chỉ đạo bán 32ha đất Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai với giá bèo v.v...

Đến cựu PCT Nguyễn Thành Tài, Bí thư Quận 2 Nguyễn Hoài Nam, cũng phải tra tay vào còng với những sai phạm trong việc bán khu đất 5.000 m2 số 8-12 đường Lê Duẩn, quận 1 không qua đấu giá.

(Theo nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà viết trên trang cá nhân của mình, ngoài việc thu lợi bất chính qua vụ này, thì Nguyễn Thành Tài chết vì gái. Nhà báo này nói: “Túm quần lại, chết vì gái là chết rất... không thoải mái!”).

Tất cả những người này đều là những đệ tử ruột của đế chế Hai Nhựt, nhưng không hiểu tại sao cho đến nay, Hai Nhựt vẫn “bình chân như vại”?

Đại án Thủ Thiêm

Tội ác đẫm máu nhất của tập đoàn Lê Thanh Hải và đồng bọn đổ lên đầu người dân Sài Gòn trong gần 20 năm qua, ngoài những tội trạng cướp bóc của công nói trên, thì đại án Thủ Thiêm là tội trạng cực kỳ xảo quyệt, gian manh, ghê tởm và nguy hiểm nhất. Nó bộc lộ bản chất man rợ, đê hèn và thối nát, nó phát huy đến tột cùng bản chất sắt máu của một tập đoàn tội phạm lấy cướp bóc làm lý tưởng, làm lẽ sống của những người cộng sản nói chung, và tập đoàn Lê Thanh Hải nói riêng.

Và nó gây ra nỗi oan khuất cho hàng chục ngàn hộ dân, đẩy hàng chục ngàn con người đang sống yên ổn trên mảnh đất do họ khai phá hoặc cha ông để lại, bỗng dưng trắng tay, dồn họ đến bước đường cùng, với tiếng kêu gào than khóc thấu tận trời xanh, trong đó có nhiều người vì quá uất ức đã tìm đến cái chết.

Những nạn nhân này là ai?

Đa số những nạn nhân trong vụ này là những người có công với đảng, đã đổ xương máu mình ra gìn giữ mảnh đất này, họ đã bị tra tấn đánh đập và ngồi tù do nuôi dấu cán bộ của đảng. Ngay dưới những mảnh đất của họ bị cướp đoạt hôm nay, vẫn chi chít dấu vết những căn hầm bị mật của người dân trước đây đã nuôi dấu cán bộ, những ngày đảng còn hoạt động lẻn lút và chui rúc bám trong dân. Họ bất chấp mọi gian khổ hiểm nguy, dù có bị tù ngục hoặc tra tấn, vẫn một lòng một dạ trung thành với đảng.

Để rồi hôm nay, khi đảng nắm được quyền hành, họ đã được đảng đền đáp công ơn bằng cách đập phá nhà cửa, quật mồ mả ông bà tổ tiên của họ lên để lấy đất, và số tiền được gọi là “bồi thường” với giá rẻ mạt, không đủ mua lại căn nhà tái định cư do họ xây lên nơi khác cách xa trung tâm hàng chục cây số, sổ toẹt vào lời hứa ban đầu khi lập dự án là họ sẽ được tái định cư tại chỗ. Mấy đời cơ cực gìn giữ phần đất hương hỏa cha ông để lại, nhưng “trong thoáng chốc qui hoạch” phần hương hỏa ấy không còn và bù lại phần bồi thường đầy nước mắt cho người Thủ Thiêm.

Trắng trợn nhất là những người dân bị cướp đất, phải đi kiện kêu oan, bị xử thua, nói trong nước mắt rằng Thanh tra thành phố xử tôi thua. Thanh tra nói rằng: “Coi như chị xui đi, chị cầm mấy chục cây vàng trong túi chị đi đường lỡ bị chúng giựt đi”.

Bà Mai Xuân Phượng, nguyên Phó Bí thư, Chủ tịch phường An Khánh, Quận 2, vì đã tin tưởng tuyệt đối cấp trên sẽ đưa dân mình vào tái định cư tại chỗ theo quy hoạch, để cuối cùng mình cũng cùng chung số phận với bà con, ra đi rồi không có chỗ để quay về. Nay bà đã viết tâm thư ngàn lần xin lỗi dân: “Với trách nhiệm là Chủ tịch phường An Khánh, tôi ngàn lần xin lỗi bà con Xin bà con hãy tha thứ cho tôi”(3).

Gia đình bà Nguyễn Thị Giáp có căn nhà diện tích 70m2, được UBND Quận 2 ra 2 Quyết định bồi thường như sau:

- Về bồi thường hỗ trợ: 0 đồng.

- Về tái định cư: không đủ điều kiện.

Vậy là nhờ ơn đảng và nhà nước, chiếu cố xây dựng Khu ĐTMTT để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Thủ Thiêm, từ chỗ có nhà ở đàng hoàng, nay gia đình bà trắng tay và ra đứng đường.

Tội ác man rợ

Tội ác chúng gây ra đối với người dân trong vụ cướp đất Thủ Thiêm thì rất nhiều. Chỉ liệt kê một số tội danh nổi cộm sau đây:

1. Phi tang bản đồ gốc

Muốn thực hiện việc cướp đất trót lọt, trước hết chúng phi tang bản đồ gốc quy hoạch Khu Đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 được lập trên cơ sở Quyết Định số 367/TTg do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ban hành ngày 4/6/1996.

Đây quả là tội ác tập thể có chủ đích từ lãnh đạo Tp. HCM ra tận một số bộ ngành Trung ương. Mục đích phi tang bản đồ gốc là để bọn tham nhũng dễ thay đổi mốc giới (ranh đất) nhằm tăng diện tích đất thu hồi của dân, với giá đền bù rẻ mạt như ăn cướp, rồi giao diện tích này cho doanh nghiệp sân sau để bọn chúng ăn chia trắng trợn, cùng nhau hưởng lợi bất chính. Vì không còn bản đồ gốc nên bọn quan tham muốn cướp đến đâu thì cướp, người dân cũng không biết đất mình nằm trong ranh hay ngoài ranh quy hoạch. Khi dân khiếu nại thì bọn chúng đưa bản đồ chúng ngụy tạo ra để lừa dân.

Lẽ ra với hành động này, cũng đủ để khởi tố và quy kết trách nhiệm cho Lê Thanh Hải và đồng bọn. Nhưng mặc dù dân khiếu nại nhiều lần trong nhiều năm, tất cả đều câm như hến.

2. Thay đổi Quyết định thu hồi:

Theo QĐ 367/1996, tổng diện tích thu hồi là 930ha, trong đó 770 ha xây Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, còn 160ha để người dân được tái định cư tại chỗ. Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó chỉ đạo khu tái định cư phải thuộc 5 phường: An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm.

Sau khi thu hồi 160 ha khu đất tái định cư theo QĐ 370/1996, Tập đoàn Lê Thanh Hải đã giao đất cho 51 dự án để đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng, khu vui chơi giải trí, công trình công cộng… với tổng diện tích 144,6 ha. Còn lại 15.4ha, chúng bố trí khu tái định cư tại phường Bình Khánh, gần Khu đô thị Thủ Thiêm theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng những hộ dân được vào trong khu đất này là người nhà cán bộ, và một số cán bộ cao cấp từ nơi khác đến ở.

Phần diện tích còn thiếu cho việc tái định cư khoảng 144,5 ha, chúng bố trí rải rác ở các khu vực khác thuộc quận 2. Từ một khu tái định cư 160ha tập trung ở cạnh khu trung tâm ĐTM Thủ Thiêm, tập đoàn Lê Thanh Hải đã “hô biến” thành 6 địa điểm khác nhau, đẩy người dân đi xa, trong đó có những nơi cách trung tâm Khu ĐTM Thủ Thiêm 15km như phường Thạnh Mỹ Lợi, phường Cát Lái. Tại 3 phường Bình Khánh, An Phú, An Khánh gần trung tâm Khu ĐTM Thủ Thiêm, tập đoàn Lê Thanh Hải không giải quyết tái định cư bằng nền đất cho dân xây nhà, mà chúng cho xây hàng loạt chung cư cao tầng với quy mô 12.500 căn hộ và tống dân vào đó. Mục đích là tiết kiệm mặt bằng để lấy đất giao cho các nhóm lợi ích.

Ngày 27/12/2005, tập đoàn Lê Thanh Hải đã ban hành Quyết định số 6565/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Trung tâm Đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 do Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Đua ký. Tại Điều 2 của Quyết định này, chúng vượt quyền Thủ tướng, bố láo và ngang ngược ghi rằng: “Quyết định này thay thế Quyết định 367 ngày 04/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ”(4)

Quyết định này cho phép điều chỉnh quy mô Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm là 737 ha, giảm 33 ha so với quyết định của Thủ tướng. Chúng đã lấy thêm 80 ha là “khu đô thị chỉnh trang” thuộc Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm không có trong Quyết định 367 của Thủ tướng.

Vậy là sau 8 năm Quyết định 367 của Thủ tướng có hiệu lực thì tập đoàn Lê Thanh Hải đã thay thế gần như toàn bộ quy hoạch Khu ĐTM Thủ Thiêm đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt duyệt trước đó. Và sau nhiều lần làm ảo thuật, chúng thu hồi 2 lần cho 160 ha tái định cư, đến nay tổng diện tích thu hồi cho Khu ĐTMTT so với QĐ 370/1996 là vượt gần 200ha. Chúng đã ra tay cưỡng chế, di dời gần 15.000 hộ dân nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới để lấy đất (5).

Theo ước tính sơ bộ của một chuyên gia kinh tế, trong số đất bị thu hồi ngoài ranh tức “giải tỏa ăn cướp”, các nhóm mafia lợi ích Lê Thanh Hải – Tất Thành Cang – Nguyễn Văn Đua đã thu lời bất chính tiền chênh lệch giá đất là 140 ngàn tỷ VNĐ, tương đương hơn 6 tỷ USD theo thời giá hiện hành

Tại buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh vào ngày 20/10, cử tri Nguyễn Thùy Dương (SN 1990, ngụ đường Bình Trưng, quận 2) đã ném giày vào mặt bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM, vì với vai trò giám sát, HĐND đã không làm tròn nhiệm vụ, để cho bọn quan tham tha hồ lộng hành.

Cũng tại buổi tiếp xúc này, người dân Thủ Thiêm đã nêu đích danh những kẻ chủ mưu và thủ ác là các quan chức lãnh đạo Đảng bộ và UBND Tp. HCM qua các thời kỳ từ 2001 đến nay, và đề nghị truy tố tập đoàn Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua v.v...

Tướng đặc công về hưu Hồng Minh Hải yêu cầu nhà nước phải bắt Lê Thanh Hải và đồng bọn để truy tố. “Nếu nhà nước mà không bắt "nó" (mẹ) thì dân Q.2 còn khổ sở nữa..." ông Hải nói (6).

Bên cạnh tập đoàn Lê Thanh Hải cùng một số bộ, ngành trung ương vi phạm và bao che cho bọn quan tham này, không thể không nói đến Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Năm 2015, khi hàng ngàn lá đơn của dân Thủy Thiêm tố cáo những hành động sai phạm của tập đoàn Lê Thanh Hải trong việc cưỡng chế cướp đất của dân Thủ Thiêm, TTCP đã cử Đoàn Thanh tra vào Tp. HCM làm việc. Khi công việc thanh tra đang trên đà thắng lợi, đã bóc tách được những âm mưu, thủ đoạn và hành động vi phạm pháp luật của tập đoàn Lê Thanh Hải, thì bỗng dưng Đoàn Thanh tra nhận được công văn “Mật” của Ngô Văn Khánh, ra lệnh dừng thanh tra và rút quân về (7).

Thủ Thiêm là khối ung nhọt đã tồn tại gần 20 năm. Nhưng Ban Bí thư và Bộ Chính trị trong 4 Khóa IX, X, XI và XII lại giữ im lặng, không hề lên tiếng.

Cái sáng suốt và tài tình của đảng là Lê Thanh Hải và đồng bọn, cứ sau một thời gian gây tội ác với dân, lại được thăng quan tiến chức cao hơn. Lê Thanh Hải từ Chủ tịch lên Bí thư và vào Bộ Chính trị.

Điều đáng nói nữa là, với diện tích đất bị “giải tỏa lố” là gần 200 ha, vậy mà những đầu óc kiệt xuất của giới đỉnh cao trí tuệ trong đảng, cụ thể là Thanh tra Chính phủ “mới” chỉ xác định có 4,3 ha ở Khu phố 1 phường Bình An, quận 2 là nằm ngoài ranh quy hoạch. Toàn bộ 321 hộ dân từng định cư, sinh sống trên 4,3 ha đất trên đều bị đập nhà, và trắng trợn cướp đất.

Tại các buổi tiếp xúc cử tri, người dân Thủ Thiêm nói trắng ra rằng, họ không chấp nhận Kết luận của Thanh tra Chính phủ tại Văn bản số 779/TTCP-V.I, về kết luận kiểm tra một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc khiếu nại của công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh).

Thứ nhất, cần làm rõ khu vực 770 ha vùng lõi trung tâm Khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu vực 160 ha đất tái định cư được phê duyệt theo Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ có quy hoạch ranh giới đến đâu. Thanh tra Chính phủ chỉ căn cứ vào 2 bản đồ quy hoạch 1/5000 được lập năm 1995 mang tính chất “tham khảo tương ứng” chứ không có bản đồ gốc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nếu ranh quy hoạch chưa được làm rõ thì chưa có căn cứ để xem xét việc thu hồi đất.

Thứ hai, đối với khu vực 160 ha dành cho người dân tái định cư tại chỗ, Thanh tra Chính phủ chưa kết luận cụ thể. Đây là khu vực chưa được Thủ tướng giao thu hồi đất, chưa lập bất kỳ quy hoạch gì, nhưng tập đoàn Lê Thanh Hải đã giao cho 51 doanh nghiệp thực hiện dự án với tổng diện tích lên đến 144,6 ha. Hậu quả là những người dân thuộc diện được tái định cư tại đây lại bị đẩy đi nhận đất ở cách xa khu vực cũ tới hàng chục cây số ở Rạch Chiếc, Cát Lát, Thạch Mỹ Lợi…

Người dân Thủ Thiêm cho biết, họ không đòi 4,3ha mà đi đòi 5 khu phố nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Bà con ở 5 khu phố này nhiều năm khổ sở, gia đình tan nát vì chính sách cướp đất trắng trợn của tập đoàn Lê Thanh Hải

Và tại các buổi tiếp xúc cử tri, các quan chức chỉ biết “ghi nhận, hứa và hứa, và báo cáo cấp trên”.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã nói trước dân rằng: “Tôi nói giọng Bắc, nhưng là người Nam, tôi không gạt bà con đâu”, và ông còn tuyên bố như đinh đóng cột rằng, tháng 11 năm 2018 sẽ giải quyết dứt điểm những khiếu nại của bà con Thủ Thiêm. Đến nay đã là những ngày giữa tháng 12, Nguyễn Thiện Nhân lại trơ trẽn hứa sẽ giải quyết trong năm 2019. Đúng là những lời chót lưỡi đầu môi, đúng bản chất của nòi nhà sản.

Do có tài cướp bóc và làm giàu phi pháp, dư luận cho rằng, gia tộc Lê Thanh Hải vào loại giàu nhất Việt Nam hiện nay.

Chưa nói đến gia tài kếch xù của gia tộc họ Trương, chỉ nói đến Lý Nhã kỳ, chỉ là vợ hờ của Lê trương Hiền Hòa, cũng là nơi rửa tiền cho tập đoàn Lê Thanh Hải, Lý Nhã Kỳ giàu cỡ nào và nhờ ai mà có du thuyền, sắm siêu xe, xây biệt thự trăm tỷ dát vàng, đeo nhẫn kim cương 7 tỷ…

Câu hỏi đặt ra là, vụ việc này Trung ương Đảng có biết không? Chắc chắn là có biết. Không những biết mà còn biết rất rõ. Tội ác này diễn ra không phải trong 1 hay 2 tháng, mà là trong gần 20 năm liên tục. Đã có hàng ngàn lá đơn dân khiếu kiện gửi ra Hà Nội. Đã có ngay làng dân oan Thủ Thiêm giữa Thủ đô, hàng ngày sống vật vã nơi đất khách với trăm bề thiếu thốn để kêu oan. Chẳng lẽ như thế mà trung ương toàn mù với điếc nên không nghe không thấy?(8)

Đã có nạn nhân phải tự vẫn do quá uất ức. Một số khác thì do căng thẳng cao độ, bế tắc cùng cực mà hóa dại hóa điên suốt đời. Có không ít gia đình đất thì bị cướp trắng, nhà thì bị chính quyền đập bỏ, khiến họ trở thành những kẻ vô gia cư giữa thành phố lớn nhất nước.

Nếu như chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trong thật sự diệt quan tham, quyết tống vào lò không phân biệt củi nhà hay củi rừng, thì không cần tìm đâu xa, chỉ cần truy tố ngay trùm quan tham Lê Thanh Hải và đồng bọn, đập nát “đế chế” họ Trương tại Thành Hồ. Phải khởi tố hình sự vụ án này. Sau đó là khởi tố các bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam, tiến hành điều tra rồi đưa ra xét xử công khai những kẻ đã và đang gây tội ác đối với người dân Thủ Thiêm, cho dù chúng là ai, ở cấp bậc, chức vụ nào, đang tại chức hay đã nghỉ hưu.

Để từ đó sẽ moi ra những bộ mặt nhuốm máu dân oan của các tập đoàn lợi ích, dưới danh nghĩa các chủ trương chính sách của đảng, để vơ vét và làm giàu bất chính.

Có như vậy mới lấy lại lòng tin cua nhân dân Thành Hồ nói riêng, và nhân dân cả nước nói chung.


Kim Thanh
Dân Làm Báo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad