Cựu Tổng Giám Ðốc Vinashin Trương Văn Tuyến bị bắt - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Cựu Tổng Giám Ðốc Vinashin Trương Văn Tuyến bị bắt


HÀ NỘI, Việt Nam – Trương Văn Tuyến, cựu tổng giám đốc Tập Ðoàn Công Nghiệp Tàu Thủy quốc doanh Việt Nam (Vinashin) vừa bị tống giam cùng hai thuộc cấp vì bị cáo buộc tham nhũng.

Hai ông Trương Văn Tuyến và Phạm Thanh Sơn. (Hình: Kiến Thức)

Nhiều báo tại Việt Nam cho hay hôm Thứ Hai ông Trương Văn Tuyến, cựu tổng giám đốc Vinashin, ông Phạm Thanh Sơn, phó tổng giám đốc SBIC (Vinashin) đã toa rập với kế toán trưởng của tập đoàn là ông Trần Đức Chính “chiếm đoạt hơn 105 tỉ đồng (khoảng $4.5 triệu) tiền ngoài lãi suất từ Oceanbank.”

Nhiều báo tại Việt Nam cho hay hôm Thứ Hai ông Trương Văn Tuyến, cựu tổng giám đốc Vinashin, ông Phạm Thanh Sơn, phó tổng giám đốc SBIC (Vinashin) đã toa rập với kế toán trưởng của tập đoàn là ông Trần Đức Chính “chiếm đoạt hơn 105 tỉ đồng (khoảng $4.5 triệu) tiền ngoài lãi suất từ Oceanbank.”

Ông Trương Văn Tuyến và ông Phạm Thanh Sơn bị cáo buộc “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản,” tức là các ông đã nuốt số tiền “lãi ngoài” mà ngân hàng Ocean Bank cúng để các ông ký thác một số tiền lớn.

Trước đó, cơ quan điều tra của Bộ Công An CSVN cũng đã “khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt, khám xét tại nhà riêng đối với ông Nguyễn Ngọc Sự, cựu chủ tịch HĐTV Vinashin. Ông Nguyễn Ngọc Sự (người thay chân ông Phạm Thanh Bình khi ông này bị tống giam) bị khởi tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.” Ông Sự được xác định là đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền của Tập Ðoàn Vinashin gửi vào Ngân Hàng TMCP Đại Dương.

Vụ khởi tố ba ông vừa kể trên và cả ông Sự nằm trong hoạt động “điều tra mở rộng vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập Ðoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin)” từng gây chấn động dư luận cả nước hồi năm 2012.

Phạm Thanh Bình, chủ tịch HĐQT Tập Ðoàn Vinashin đã bị kết án 20 năm tù hơn 6 năm trước vì tư túi và “Cố ý làm trái gây thiệt hại nghiêm trọng” và hồi Tháng Năm, 2018 vừa qua, nhận thêm bản án thứ hai với 3 năm tù nữa.

Năm 2011, khi Vinashin không trả nổi số nợ $600 triệu vay ngân hàng nước ngoài đáo hạn, bị đe dọa kiện và vụ việc vỡ lở, kéo theo những tin tức dồn dập về núi nợ khổng lồ hơn $4 tỉ của tập đoàn. Từng được xưng tụng là “quả đấm thép” là niềm hãnh diện của chế độ dẫn đầu công nghệ hóa đất nước, công nhân thầy thợ của Vinashin suốt nhiều tháng không được trả lương vì lỗ liên tục.

Những gì được báo chí trong nước theo nhau bới móc qua những tài liệu được xì ra về những vụ đóng tàu, mua tàu cũ từ nước ngoài mang về nước “đắp chiếu” và những dự án đủ kiểu được vẽ ra chỉ để đám cầm đầu từ tập đoàn ở trung ương đến các công ty con rải rác tại nhiều địa phương, chia nhau rúc rỉa, tư túi, thiệt hại cho nhà nước hàng ngàn tỉ đồng.

Thay vì cho phá sản, tập đoàn công nghiệp đóng tàu Vinashin bị giải thể và xé ra làm ba, chỉ còn được giữ lại một phần ba và trở thành tổng công ty SBIC cho đến nay.

Thủ tướng thời đó là Nguyễn Tấn Dũng là người trách nhiệm lớn nhất của sự sụp đổ Vinashin, Vinalines nhưng ông ta chỉ thấy nói vài lời xin lỗi suông thay vì từ chức hoặc bị cách chức.


Người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad