Công lý nào cho kẻ ấu dâm Nguyễn Hữu Linh? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

Công lý nào cho kẻ ấu dâm Nguyễn Hữu Linh?


Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó Viện Kiểm Sát Thành phố Đà Nẵng.

Khởi thuỷ của luật pháp, buồn thay, không phải để tìm công lý mà nhằm bảo vệ giai cấp cầm quyền. Điều này càng rõ hơn ở những nước độc tài, không có tam quyền phân lập, nhất là khi kẻ phạm tội lại là người “trong hệ thống,” là “đồng chí”.

Cựu Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Nguyễn Hữu Linh, 61 tuổi, vướng vào một bê bối đầy nhục nhã ở tuổi về chiều: “Dâm ô trẻ em.”

Theo như một clip phát tán trên mạng, Linh đã có hành vi ôm hôn và sờ soạng một đứa bé 9 tuổi trong thang máy ở một chúng cư tại Quận 4, Sài Gòn, hành vi mà sau đó Linh bao biện là “nựng”.

Gần như ngay sau đó, người dùng internet đã truy ra được nhân thân và địa chỉ nhà riêng của Linh ở Đà Nẵng, trên một con phố trung tâm sầm uất. Địa chỉ nhà của Linh lập tức trở thành một nơi nhiều người đến chụp ảnh bày tỏ sự căm phẫn. Thậm chí, có người sơn cả chữ “Ấ. Dâm” lên cửa nhà Linh.

Ông Chủ tịch thành phố Đà Nẵng đã có ý kiến rằng Linh làm sai còn gia đình hắn vô can, việc làm sơn lên cửa hay ném chất bẩn vào nhà Linh là vi phạm pháp luật. Báo Tuổi Trẻ ở Sài Gòn cũng có bài phân tích về luật pháp đối với các hành động này. Tương tự như vậy là những lời kêu gọi “tội ai nấy chịu” trên mạng xã hội.

Người dân Đà Nẵng xịt sơn dòng chữ “Ấ. Dâm” lên cổng nhà riêng của Nguyễn Hữu Linh ở thành phố Đà Nẵng. (Hình: Facebook)

Nhưng, có thật là “tội ai nấy chịu”? Bao năm qua vợ con của Linh có biết những điều Linh làm trong xã hội, với những người lỡ dính vào luật pháp? Chính tay Linh đã từng ký lệnh bắt giam hai chủ doanh nghiệp để rồi sau đó phải thả ra vì không định được tội danh nhưng cũng đủ khiến họ phá sản, đây là một “dấu ấn” trong đời làm công tố viên của Linh.

Nhưng, có thật là “tội ai nấy chịu”? Bao năm qua vợ con của Linh có biết những điều Linh làm trong xã hội, với những người lỡ dính vào luật pháp? Chính tay Linh đã từng ký lệnh bắt giam hai chủ doanh nghiệp để rồi sau đó phải thả ra vì không định được tội danh nhưng cũng đủ khiến họ phá sản, đây là một “dấu ấn” trong đời làm công tố viên của Linh.

Vợ con của Linh có thật không biết tiền bạc, tài sản, nhà cửa mà họ đang hưởng từ đâu mà có? Nếu đã có chia nhau những tài sản ấy thì nay họ cùng san nhau cái nhục do chồng – cha của họ đem lại nghĩ cũng công bằng. Chưa kể, chính gia đình Linh đã có dấu hiệu bao che khi người ta phát hiện ra hành vi dâm ô của hắn, như báo chí trong nước tường thuật.

Không phải khi nào pháp luật cũng có thể đem lại công lý cho người bị hại. Thế nhưng, cuộc sống có cách đòi công lý riêng của nó. Đó chính là việc phản ứng của cộng đồng trước một kẻ vi phạm vào đạo đức cộng đồng như Linh. Họ có thể bêu rếu, mắng chửi, thậm chí xịt sơn lên nhà của Linh với mong muốn tìm được công lý và trừng trị kẻ ấu dâm. Bởi nói cho cùng mọi điều mà cả gia đình hắn gánh chịu đều do chính hắn ta gây ra.

Nếu có xót thương thì hãy dành điều đó cho nạn nhân nhỏ tuổi và gia đình bởi họ sẽ đeo mang cái vết hằn này mãi mãi trong đời. Họ có làm gì để phải nhận lãnh điều ấy? Họ phải cần công bằng, công lý và cần được bảo vệ hơn là gia đình tên Linh kia chứ.

Hãy nhìn xa hơn, nếu đòi hỏi rằng “ai làm nấy chịu” thì phải trả lời làm sao đối với việc gia đình của những người bất đồng chính kiến bị vây hãm khốn khổ khi trong nhà có người chọn con đường ngược với chính quyền! Và còn xa hơn nữa, con em những cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hoà sao lại phải chịu sự phân biệt đối xử bởi cha anh họ từng cầm súng đối đầu với bên thắng cuộc!

Khi pháp luật không đến gần được với công lý, thậm chí bị xem là công cụ để bảo vệ nhau. Cuộc sống sẽ có cách trả lời, có cách đem lại công lý cho những người thấp cổ bé miệng. Bởi đó chính là cách xã hội loài người tồn tại.


Trung Bảo (Đà Nẵng, Việt Nam)
Người Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad