Vẫn tồn tại những quy định trái ngoe, lối suy luận nguy hiểm - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

Vẫn tồn tại những quy định trái ngoe, lối suy luận nguy hiểm


Một dây truyền sản xuất lon Coca Cola tại Việt Nam (Ảnh minh họa)


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Bị phạt do cách suy diễn

Khi dư luận xã hội bàn luận, phản ứng về cách xử phạt của giới chức Hà Nội đến cao trào thì bà Ninh Thị Thu Hương cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đứng ra giải thích với truyền thông trong nước “cặn kẽ” rằng cụm từ “Mở Lon Việt Nam” trong nội dung quảng cáo có dấu hiệu vi phạm thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam là do, từ “lon” đứng một mình, không gắn với từ Coca Cola hay một từ khác có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nếu người ta thêm dấu, thêm mũ vào từ đó thì nó có rất nhiều vấn đề và không còn sự trong sáng.

Việc giải thích của bà Thu Hương liệu có thỏa đáng và khiến “làn sóng” tranh cãi xung quanh việc xử phạt này dịu đi. Phó giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ học Hoàng Dũng từ Sài Gòn chia sẻ với RFA: “Việc Bộ Văn hóa ra công văn như vậy cũng là chuyện bình thường tại Việt Nam và nó xuất hiện không chừa Bộ nào nên không có gì làm lạ”.

“Ở trong một nước mà pháp luật tử tế hơn thì đố dám cơ quan nhà nước mà ra lệnh kiểu đó được. Bởi vì họ phải đối diện trước những người bị thiệt hại họ đưa lệnh đó ra tòa, mà tại Việt Nam chẳng ai đưa được cơ quan nhà nước ra tòa cả mà người ta có tính toán đưa ra tòa thì thiệt hại cũng là mình mà thôi nên người ta không làm. Thì điều này nó nuôi dưỡng cái văn hóa tùy tiện, các cơ quan nhà nước ưa nhận định gì thì nhận còn doanh nghiệp chịu thiệt hại.”

Cùng quan điểm này, Phó giáo sư tiến sĩ Mạc Văn Trang người từng có hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục khẳng định rằng:

“Việc quảng cáo đó cũng tếu thôi nhưng nó chẳng vi phạm điều gì cả mà đi bắt bẻ kiểu đó rất là lôi thôi, người quản lý này tự suy diễn ra một cách không ra sao cả.”

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương chuyên gia nghiên cứu xã hội học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam có nhận định rằng, thông thường những quy định như thế thường xuyên diễn ra nhưng rồi bị trôi đi vì không mấy ai để ý nhưng đối với trường hợp này thì mọi người lại đặc biệt quan tâm.

“Tôi đoán bởi vì nó liên quan đến Coca một hãng quá lớn và hầu như ai cũng biết đến họ nên người dân cảm thấy hào hứng để bàn tán về chuyện đó. Cái lon thì cái chữ này rất là bình thường nhưng có thể vì nhiều ý nghĩa nên mọi người chỉ vào bàn cho vui, hào hứng thôi”

Cần các qui định bổ sung

Tại Việt Nam, trước khi một chiến dịch quảng cáo được phát trên truyền thông, các doanh nghiệp đều phải thực hiện bộ hồ sơ chi tiết, gửi đến các cơ quan có thẩm quyền kiểm duyệt và ra quyết định cho phép quảng bá chứ không có chuyện doanh nghiệp muốn quảng bá, muốn ghi gì thì ghi.

Ảnh minh họa. AFP
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội luật gia thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA về vấn đề này:

“Nhà nước là nhà nước Pháp quyền khi xử sự không đúng với những quy định pháp luật bởi vì nó phải thành luật định khi hạn chế quyền là hạn chế quyền tự do kinh doanh là phải theo luật định và cụ thể. Những quyết định hành vi hành chính như vậy thì người ta có thể khởi kiện vì luật có quy định rõ thế nào là vi phạm thuần phong mỹ tục.”

Luật sư Hậu cho biết thêm, hiến pháp Việt Nam 2013 là bản hiến pháp được xem là tiến bộ rất nhiều nói về quyền công dân và quyền con người. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì có rất nhiều văn bản dưới luật trái với quy định pháp luật.

“Tính riêng trong năm 2017 Bộ Tư pháp phát hiện hơn 5.000 văn bản trái với quy định pháp luật mà những thể thức văn bản đó đồi hỏi nhiều vấn đề sở dĩ ra khoai là do cách hiểu trình độ và năng lực. Do đó sắp tới đây chúng tôi có đề nghị với cơ quan lập pháp hoàn thiện cơ chế để kiểm soát văn bản xem có vi hiến hay không công việc đó của nhà Lập Pháp. Phải có cơ chế đánh giá tác hại của những văn bản trái luật nó xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích cá nhân và đồng thời chúng ta phải nghiên cứu đề xuất cơ chế trách nhiệm bồi thường việc nhà nước ban hành những văn bản trái Pháp luật và Hiến pháp.”

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra những vụ việc gây tranh cãi trong dư luận như vậy. Vào ngày 13/2/2019, trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh ra quy định yêu cầu các ngành đào tạo giáo viên tuyển thí sinh nam phải cao 1.55m trở lên và 1,5 m trở lên đối với nữ. Quy định này đã không nhận được sự đồng tình từ dư luận vì trong luật giáo dục không có quy định nào về tiêu chuẩn chiều cao đối với các giáo viên.

Trước đó năm 2008, Bộ Y tế cũng ban hành quy định cũng được xem là gây phản cảm trong xã hội về “ngực lép không được lái xe” ngay sau đó Bộ Tư pháp có ý kiến cho rằng văn bản pháp quy đó ban hành chưa phù hợp nên đã dừng lại.


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad