Vì sao Hà Nội không thể đóng cửa biên giới khi dịch bùng phát? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

Vì sao Hà Nội không thể đóng cửa biên giới khi dịch bùng phát?


Không biết vô tình hay cố ý, ông Phạm Bình Minh tiết lộ một điều mà xưa nay chúng ta chưa biết, hoặc họ có tình giấu, tức là Việt Nam mất độc lập chủ quyền quốc gia, mất độc lập về việc đóng cửa biên giới. - Ông Đinh Đức Long

Khách du lịch mang khẩu trang bảo vệ tham quan Văn Miếu tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 2 năm 2020. AFP


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Chống dịch như chống giặc!

Thủ tướng chính phủ Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc, lên tiếng kêu gọi tại một cuộc họp về phòng chống virus corona vào cuối tháng 1 vừa qua rằng ‘với tinh thần chống dịch như chống giặc, các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dân.

Lý do được cho là vì Việt Nam có đường biên dài với Trung Quốc, nơi phát tán dịch virus corona. Đây là chủng virus corona mới mà vào chiều tối ngày 30 tháng 1 Tổ chức Y tế Thế giới phải tuyên bố "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu".

Cũng vào chiều ngày 30 tháng 1, tại cuộc họp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, trả lời ý kiến về việc đóng cửa biên giới, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết: “Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương”.

Phát biểu của ông Phạm Bình Minh nhận được nhiều ý kiến phản hồi cả trên báo chí chính thống lẫn trên mạng xã hội. Đại đa số cho rằng việc đóng cửa biên giới là việc làm cần thiết để bảo vệ người dân.

Sao không đóng cửa biên giới?

Vì sao với độ lây nhiễm khủng khiếp như vậy, chỉ trong 6 ngày, từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 4 tháng 2, con số nhiễm bệnh tăng từ 6.165 ca lên 20.701 ca trên toàn cầu và 426 trường hợp tử vong tại Hoa Lục (theo thống kê từ trường đại học y khoa Johns Hopkins) mà chính phủ Việt Nam vẫn mở cửa biên giới với Trung Quốc?

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nêu nhận định:

Đóng cửa biên giới không có nghĩa là đoạn tuyệt ngoại giao, cũng không có nghĩa coi Trung Quốc là thù địch mà là ngăn con đường lây lan để tập trung nguồn lực, nhân lực phòng ngừa, chữa trị.

- Ông Đinh Kim Phúc
“Vấn đề phòng chống coronavirus theo tôi quan trọng nhất là phải ngăn được nguồn lây lan. Rõ ràng dịch này xuất phát từ Vũ Hán - Trung Quốc rồi qua Việt Nam bằng con đường sinh viên du học, khách du lịch, công nhân lao động…

Đã xác định được ổ dịch là từ Trung Quốc thì chúng ta phải ngăn chặn con đường lây lan bằng cách đóng cửa biên giới.

Đóng cửa biên giới không có nghĩa là đoạn tuyệt ngoại giao, cũng không có nghĩa coi Trung Quốc là thù địch mà là ngăn con đường lây lan để tập trung nguồn lực, nhân lực phòng ngừa, chữa trị.”


Ông nói thêm rằng từ trước đến nay ông không được nghe và cũng không được đọc những hiệp ước ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng sau tuyên bố của ông Phạm Bình Minh về hiệp định cửa khẩu thì ông rất ngạc nhiên khi chính quyền báo động, phòng ngừa, tìm mọi cách chữa trị nhưng không ngăn chặn nguồn lây lan một cách quyết liệt.

Khoản 3 Điều 5 Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc nêu rõ: “Để bảo vệ lợi ích xã hội, an ninh quốc gia hoặc vì lý do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5 ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ.”

Quan ngại về chủ quyền!

Một nhân viên bảo vệ tại một trường tiểu học ở Hà Nội đã đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan virus corona ngày 3 tháng 2 năm 2020. AFP
Ông Đinh Đức Long, Trung tá Quân đội nhấn mạnh hai khả năng Việt Nam không đóng cửa biên giới với Trung Quốc dù trong tình hình dịch bệnh nguy hiểm như vậy, thứ nhất là vì lợi ích kinh tế; thứ hai là Việt Nam có thể đã đánh mất chủ quyền và là một nước chư hầu, thuần phục Trung Quốc. Ông phân tích:

“Trong trường hợp cụ thể này thì vẫn có thể đóng cửa biên giới nhưng thực tế họ không làm điều đó. Trong khi các nước khác như Nga, Mông Cổ đã đóng cửa, trong đó Bắc Hàn đóng ngay từ đầu dù họ phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc nhưng họ rất kiên quyết. Họ đặt lợi ích đất nước, dân tộc họ lên trên hết.

Không biết vô tình hay cố ý, ông Phạm Bình Minh tiết lộ một điều mà xưa nay chúng ta chưa biết, hoặc họ có tình giấu, tức là Việt Nam mất độc lập chủ quyền quốc gia, mất độc lập về việc đóng cửa biên giới”
.

Theo phân tích của ông Đinh Đức Long, một nước có chủ quyền có thể chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế trong trường hợp cần thiết theo đúng luật.

Không biết vô tình hay cố ý, ông Phạm Bình Minh tiết lộ một điều mà xưa nay chúng ta chưa biết, hoặc họ có tình giấu, tức là Việt Nam mất độc lập chủ quyền quốc gia, mất độc lập về việc đóng cửa biên giới.

- Ông Đinh Đức Long
Cụ thể theo Điều 55 Luật điều ước quốc tế 2016, Quốc hội có quyền quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Như vậy rõ ràng Việt Nam có thể đơn phương đóng cửa biên giới với Trung Quốc nhưng Việt Nam không làm.

Ông Võ Minh Đức, một cựu chiến binh hiện đang ở Sài Gòn nhận định rằng, chính quyền Việt Nam cần Trung Quốc để giữ đảng nên họ phải làm thế. Ông nói:

“Theo sự hiểu biết của tôi thì chắc chắn họ muốn giữ thế độc tài, độc quyền lãnh đạo của họ nên họ có những hiệp ước, hiệp định ký kết giữa hai bên mà không bao giờ công bố công khai cho dân biết. Họ cứ lẳng lặng làm, thiệt hại thì dân gánh chịu.

Bất cứ người dân nào chống Trung Quốc thì họ bắt bớ, đàn áp. Như vậy là chính quyền tự đánh mất chủ quyền, tự lệ thuộc vào Trung Quốc để giữ thế độc tài cai trị trong nước”
.

Tháng hai hằng năm là thời điểm kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đem quân tấn công trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, trong tình thế cấp bách chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ra lệnh tổng động viên toàn quân, toàn dân kháng chiến. Mặc dù chịu nhiều tổn thất, nhưng người dân tại các tỉnh biên giới được ghi nhận đã anh dũng chống trả và cuối cùng phía Trung Quốc phải rút quân.

Thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam hiện nay, là tại sao chính phủ lại không dám đóng cửa đường biên giới dài hơn 1.449km dọc theo 7 tỉnh phía bắc để ngăn lây lan dịch bệnh nguy hiểm mà cả thế giới đang phải phòng chống. Biện pháp đóng cửa là cấp thiết và hoàn toàn hợp lý!


Diễm Thi
RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad