Virus corona: Mỹ giảm lãi suất gần 0 và tung gói kích thích khổng lồ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

Virus corona: Mỹ giảm lãi suất gần 0 và tung gói kích thích khổng lồ


Hoa Kỳ đã cắt giảm lãi suất xuống gần như bằng không và tung ra gói kích thích trị giá 700 tỷ đô la nhằm bảo vệ nền kinh tế khỏi ảnh hưởng của virus corona.

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell tổ chức họp báo hôm Chủ nhật (theo giờ Mỹ) Getty Images

Động thái này là một phần trong các hành động nhằm phối hợp với những nỗ lực của Anh, Nhật Bản, khu vực đồng tiền chung châu Âu, Canada và Thụy Sĩ.

Trong một cuộc họp báo công bố động thái trên diễn ra hôm Chủ nhật, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) Jerome Powell nói rằng, đại dịch đang tác động "rất lớn" đến nền kinh tế.

Tổng thống Mỹ Donald Trump thì nói rằng, hành động khẩn cấp nói trên "khiến tôi rất vui".

FED đã cắt giảm lãi suất xuống biên độ 0-0,25% và cho biết, họ sẽ bắt đầu mua trái phiếu - một động thái bơm tiền trực tiếp vào nền kinh tế.

FED đã giảm lãi suất xuống một nửa phần trăm sau cuộc họp khẩn vào ngày 3/3.

Đây là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên không phải sau cuộc họp chính thức thường xuyên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Thị trường chứng khoán sụt giảm trong những ngày gần đây giữa bối cảnh lo ngại rằng, sự tê liệt của nền kinh tế do dịch bệnh sẽ thổi bay lợi nhuận của công ty và gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

Phát biểu sau cuộc họp khẩn cấp, được tổ chức thay cho cuộc họp nhằm quyết định việc thiết lập lãi suất của FED, dự kiến diễn ra ​​trong tuần này, ông Powell cảnh báo rằng, dù rõ ràng dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nhưng vẫn còn quá sớm để khẳng định là mức ảnh hưởng đến đâu.





"Triển vọng của nền kinh tế đang diễn tiến hàng ngày và nó phụ thuộc vào tình hình lây lan của virus... đó không phải là điều có thể biết được ngay", ông nói.

Nằm trong một phần của thông báo vào Chủ nhật, FED sẽ làm việc với các ngân hàng trung ương khác để tăng tính khả dụng của đồng đô la cho các ngân hàng thương mại.

Những cái gọi là 'hoán đổi tiền tệ' này là một công cụ quan trọng để duy trì sự ổn định tài chính sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

"Hành động phối hợp mà các ngân hàng trung ương lớn thực hiện hôm nay sẽ cải thiện thanh khoản toàn cầu bằng cách hạ lãi suất và kéo dài tối đa thời hạn cho vay bằng đồng đô la Mỹ", Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney cho biết trong một tuyên bố chung với Andrew Bailey, người kế nhiệm ông làm Thống đốc Ngân hành Trung ương Anh từ hôm nay 16/3.

Phân tích của Faisal Islam, biên tập viên kinh tế

Vậy là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tung hầu hết các 'vũ khí sắc bén' cuối cùng của họ để kích thích nền kinh tế Mỹ nhằm ứng phó với cú sốc tài chính nghiêm trọng do dịch virus corona.

Lãi suất đã bị cắt giảm từ một điểm phần trăm xuống chỉ còn hơn không, và ngân hàng cũng đã khởi động lại việc bơm hàng trăm tỷ đôla vào thị trường tài chính.

Các ngân hàng trung ương toàn cầu, trong đó có cả Ngân hàng Trung ương Anh, đã tham gia vào động thái này.

Đây là bộ công cụ khủng hoảng được thiết kế đầy đủ, nhằm gia thêm niềm tin cho thị trường vốn hỗn loạn hồi tuần trước, khi dịch bệnh bùng phát thành đại dịch toàn cầu.

Dù các động thái như vậy sẽ làm dịu căng thẳng tài chính của doanh nghiệp Mỹ, nhưng chúng cũng phản ánh rằng, tình trạng khẩn cấp về y tế ở Hoa Kỳ đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều so với dự kiến ​​và cho thấy, chính quyền Mỹ đang thiếu các lựa chọn trong tay.





Cắt giảm lãi suất là một 'công cụ cùn' để đối phó với đại dịch, và chủ yếu vẫn nằm ở kỳ vọng của Quốc hội và nhất là Nhà Trắng.

Tổng thống Trump hoan nghênh việc cắt giảm, nhưng chính quyết định cấm hành khách từ châu Âu của ông đã gây ra đợt bán cổ phiếu kỷ lục mới nhất hôm thứ Năm.

Có một số hy vọng rằng, cuộc họp sau đó qua video giữa các nhà lãnh đạo của nhóm G7, mà trong đó cả Tổng thống Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson cùng dự, sẽ đưa ra một cách tiếp cận mang tính toàn cầu hơn về virus.

Hôm nay, giới hữu trách, trong đó có ông Bailey trong ngày đầu tiên nhận nhiệm sở,sẽ theo dõi sát sao thị trường.

Michael Hewson, Trưởng bộ phận phân tích thị trường tại công ty phân tích thị trường CMC, trụ sở tại Anh, đã mô tả động thái phối hợp lần này là vội vã tung hết mọi các quân bài ra, "chỉ nhấn thêm sự nghiêm trọng của những cú sốc kinh tế sắp xảy ra".

Còn tại Mỹ, Greg McBridge, nhà phân tích tài chính của Bankrate.com cho rằng:

"Các biện pháp tuyệt vọng giữa những thời khắc tuyệt vọng và FED đang làm điều đó trong nỗ lực giữ cho thị trường tín dụng hoạt động và ngăn tình trạng khủng hoảng thanh khoản, vốn đã gần như lật đổ nền kinh tế toàn cầu vào cuộc suy thoái năm 2008'.

"Giảm lãi suất cho vay sẽ giảm bớt gánh nặng của các khoản nợ hiện tại đi một chút. Tuy nhiên, điều đó lại không thể thúc đẩy sự gia tăng của khoản vay thông thường, giữa khi mà người tiêu thụ và các doanh nghiệp đang vật lộn với đà sụt giảm trong hoạt động của nền kinh tế Mỹ."


© BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad