Lường trước, Trung Quốc ồ ạt thâu gom vật tư y tế, dẫn đến tình trạng khan hiếm toàn cầu - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Lường trước, Trung Quốc ồ ạt thâu gom vật tư y tế, dẫn đến tình trạng khan hiếm toàn cầu



Nhân viên và tình nguyện viên đang chuyển vật tư y tế tại nhà kho của một trung tâm triển lãm ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 4/2/2020 (ảnh chụp màn hình/The Epoch Times).

Khi đại dịch lan rộng khắp thế giới, các bệnh viện hiện đang quá tải bệnh nhân. Khẩu trang N-95, quần áo bảo hộ y tế, kính bảo hộ, găng tay phẫu thuật, thuốc khử trùng, máy oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO) và máy thở y tế đã trở thành nguồn cung y tế quan trọng để điều trị cho bệnh nhân hoặc bảo vệ nhân viên y tế khỏi bị phơi nhiễm.

Khi nhiều quốc gia đang phải chật vật đối phó với dịch bệnh đang leo thang, có nhiều bằng chứng cho thấy chính quyền Trung Quốc đã ồ ạt thâu gom hàng tỷ chiếc mặt nạ, hàng trăm tấn vật tư y tế quan trọng khác trên toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc, bản thân là nhà sản xuất vật tư y tế chủ chốt trên toàn cầu, đã cấm xuất khẩu loại hàng này kể từ tháng 1, ngay khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc trở nên nghiêm trọng, theo The Epoch Times ngày 6/4.

Các công ty Trung Quốc và các tổ chức Trung Quốc ở nước ngoài là phương tiện chính để hiện thực hóa việc quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu của Bắc Kinh, chịu trách nhiệm thu gom hàng hóa từ Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc và các nước khác.

Trong một số trường hợp, các công ty Trung Quốc đã đàm phán với các nhà sản xuất quốc tế lớn và yêu cầu họ bán hoặc quyên góp hàng tồn kho y tế của họ cho Trung Quốc.




Khi đã bán hết hàng tồn kho y tế của mình cho Trung Quốc và không thể mua sản phẩm mới từ Trung Quốc do lệnh cấm xuất khẩu, các quốc gia trên thế giới hiện đang rất thiếu hụt nguồn cung mặt hàng này để chống dịch tại nước mình.

Động thái của Bắc Kinh

Chính quyền Bắc Kinh đã huy động cộng đồng người Hoa hải ngoại thu gom đồ y tế. “Họ liên tục thu mua và gửi về Trung Quốc [vật tư y tế], và cố gắng hết sức để mua càng nhiều càng tốt”, theo một bài viết được đăng trên trang web chính thức của Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất, một cơ quan trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cơ quan này chuyên trách truyền bá các tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc trong và ngoài nước. Ở phương Tây, các tổ chức của Mặt trận Thống nhất thường là các hiệp hội sinh viên Trung Quốc tại các trường cao đẳng và đại học, phòng thương mại Trung Quốc các hiệp hội Trung Quốc tại các nước.

Mặt trận Thống nhất khuyến khích tất cả người Hoa ở hải ngoại học theo Hiệp hội Trung Quốc, thu mua tất cả các vật liệu y tế có sẵn và gửi về nước nhà.


Bài báo giải thích người Hoa hải ngoại tại Hoa Kỳ, Canada, Anh, Argentina, Úc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã mua hàng tấn đồ y tế.

Một số tổ chức Trung Quốc ở nước ngoài tại các quốc gia đã thu mua trực tiếp từ các nhà sản xuất trong nước và các nhà bán buôn lớn, chẳng hạn như DuPont. Số khác mua từ bất cứ nhà bán lẻ nào họ có thể tìm thấy, theo bài báo.

Các nhóm này sau đó đã thuê các công ty vận tải Trung Quốc và quốc tế để vận chuyển hàng hóa, như FedEx và SF Express. Mặt trận Thống nhất cũng khuyến khích công dân Trung Quốc mua đồ y tế và mang chúng theo trong hành lý xách tay khi họ quay trở lại Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng trực tiếp hướng dẫn các công dân thu mua vật tư y tế.

Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles đã đưa ra một thông báo khuyến khích việc quyên góp vật tư y tế trên trang web chính thức của mình vào ngày 26/1, liệt kê các vật tư y tế hiện rất cần thiết ở Trung Quốc, bao gồm: mặt nạ bảo hộ y tế – thậm chí còn ghi rõ số sê-ri sản xuất; đồ bảo hộ; kính bảo hộ, chất khử trùng tay nhanh khô; Oseltamivir, một loại thuốc chống virus thường được dùng để điều trị cúm thông thường và các loại thuốc khác; nhiệt kế hồng ngoại cảm ứng không chạm




Vào ngày 27/2, tổng lãnh sự quán này đã cập nhật yêu cầu của mình, nói các cộng đồng người Hoa ở khu vực Los Angeles đã quyên góp hơn 60 tấn vật tư y tế kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước nhà.

Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc tại các quốc gia khác đã đưa ra thông báo tương tự. Chẳng hạn, Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản đã công bố trên trang web của mình vào ngày 4/2 rằng:

“Hiện tại, Trung Quốc cần khẩn cấp các bộ đồ bảo hộ y tế, mặt nạ y tế (N95 hoặc tốt hơn), kính bảo hộ và các đồ bảo hộ khác”.

Họ yêu cầu công dân Trung Quốc mua những hàng hóa này và quyên tặng cho Trung Quốc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh tuyên bố “vào ngày 31/1, đại sứ quán này đã nhận được gần 500.000 bảng Anh tiền quyên góp”.

“Vơ vét” nguồn cung đồ y tế toàn cầu

Kể từ tháng 1, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, các công ty có cổ đông chủ chốt là chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp tư nhân bắt đầu tìm nguồn cung vật tư y tế để chuyển về Trung Quốc.

“Từ ngày 24/1 đến ngày 29/2, hải quan Trung Quốc đã thông quan 2,46 tỷ container nhập khẩu vật tư phòng chống dịch bệnh, trị giá 8,21 tỷ nhân dân tệ (1,158 tỷ USD)”, Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố vào ngày 7/3. “Trong số đó có 2,02 tỷ khẩu trang và 25,38 triệu bộ đồ bảo vệ”.

Tờ Tin tức Bắc Kinh (Beijing News) của truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ngày 10/2 rằng, khoảng 50% nguồn cung mặt nạ trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc. Năm 2019, Trung Quốc đã sản xuất hơn 5 tỷ khẩu trang, trong đó 54% là mặt nạ y tế.

Nếu hơn 2 tỷ mặt nạ y tế được chuyển đến Trung Quốc trong hai tháng đầu năm, điều đó có nghĩa là Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng một nửa sản lượng mặt nạ y tế hàng năm trên thế giới.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước tham gia trực tiếp vào nỗ lực này.




Theo báo cáo ngày 4/2 của kênh truyền thông nhà nước tờ Nhân dân Nhật báo, những doanh nghiệp này gồm có Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm), Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC), Tập đoàn Kỹ thuật Năng lượng Trung Quốc và Tập đoàn Khoáng sản Trung Quốc, một tập đoàn hoạt động ở cả Trung Quốc đại lục và Hồng Kông.

“Sinopharm khai thác nguồn cung từ Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á. Đến ngày 31/1, họ đã đặt hàng 2,78 triệu gói vật tư y tế, bao gồm 2,38 triệu khẩu trang, 166.000 bộ quần áo bảo hộ, 15.200 kính bảo hộ và 190.000 đôi găng tay bảo vệ”, báo cáo cho biết. Hơn nữa, Sinopharm còn đang chuẩn bị mua thêm.

Greenland Group, một nhà phát triển bất động sản Trung Quốc với cổ đông lớn là chính phủ Thượng Hải, cũng tham gia vào nỗ lực này.

“Cho đến nay, Greenland đã mua 3 triệu khẩu trang bảo vệ, 700.000 bộ quần áo bảo hộ y tế, 500.000 đôi găng tay y tế từ nước ngoài và chuyển chúng về Trung Quốc,” Tân Hoa Xã đưa tin vào ngày 31/1.

Greenland đã mua vật tư y tế từ Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, các nước Châu Á và Úc, nơi mà thái độ phản đối kịch liệt đối với việc mua số lượng lớn này của công chúng đã khiến chính phủ phải ra lệnh cấm xuất khẩu vật tư y tế.

Country Garden là một công ty bất động sản tư nhân có trụ sở tại thành phố Phật Sơn, thuộc Trung Quốc, phía nam tỉnh Quảng Đông. Doanh nghiệp này hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

Vào ngày 24/2, tờ China News Service – một kênh truyền thông nhà nước khác – báo cáo các nhân viên của Country Garden đã thu mua đồ y tế từ các thành phố Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth, và Adelaide ở Úc và Auckland ở New Zealand.

Trong ba ngày, chi nhánh của Country Garden ở Úc – Risland – đã thu mua hàng hóa và thu xếp một chiếc máy bay vận chuyển chúng trực tiếp về Trung Quốc.

Vào ngày 8/2, tờ Phật Sơn nhật báo, một kênh truyền thông nhà nước khác, đưa tin Country Garden cũng đã thu mua đồ bảo hộ y tế từ Đức, Indonesia, Thái Lan và các quốc gia khác.

Tại cuộc họp báo của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc vào ngày 3/2, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Thứ trưởng Bộ Thương mại nước này đều nói rằng các doanh nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc, như JD.com, Wumart, và SF Express, đã thu mua và quyên góp khẩu trang, quần áo bảo hộ, kính bảo hộ và vật tư y tế thông qua “chuỗi cung ứng toàn cầu của họ”.




Một số nhà sản xuất quốc tế hoạt động tại Trung Quốc cũng tham gia vào nỗ lực này.

Medtronic là một hãng sản xuất thiết bị y tế có trụ sở tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ. Nó có các cơ sở sản xuất tại Thượng Hải, Bắc Kinh, Thường Châu và Thành Đô.

Trong một tuyên bố bằng tiếng Trung, Medtronic nói trên trang web của mình rằng công ty đã quyên tặng máy thở, máy đo độ bão hòa oxy trong máu và thiết bị ECMO cho Vũ Hán. Họ cũng thu mua vật liệu bảo hộ từ các quốc gia khác và tặng chúng cho các thành phố khác nhau ở Trung Quốc Đại Lục. FedEx cũng xác nhận trong một tuyên bố bằng tiếng Trung trên trang web của mình rằng những máy móc và vật liệu này đã được họ vận chuyển đến Trung Quốc từ thị trường toàn cầu.

Cấm xuất khẩu

Vào ngày 9/3, trong một cuộc họp báo hàng ngày của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một phóng viên đã hỏi liệu có đúng chính quyền Trung Quốc đã cấm tất cả việc xuất khẩu mặt nạ y tế và nguyên liệu thô để làm mặt nạ y tế hay không.

Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ, trả lời:

“Trung Quốc vẫn cần một lượng lớn mặt nạ, và hiện cung không đủ cầu. Ở giai đoạn hiện tại, các quốc gia khác sẽ gặp khó khăn khi cố gắng mua mặt nạ từ Trung Quốc”.

Ông Cảnh phủ nhận chính phủ ép buộc các doanh nghiệp ngừng xuất khẩu vật tư y tế.

Nhưng các phương tiện truyền thông nhà nước cho biết một số doanh nghiệp đang “bán sản phẩm vốn dành cho xuất khẩu tại thị trường nội địa”.

Shandong Net báo cáo hôm 1/2 rằng Công ty Sản phẩm sợi đặc biệt Weihai Jingcheng, nằm trong khu thương mại tự do ở thành phố Weihai của tỉnh Sơn Đông, chủ yếu sản xuất hàng xuất khẩu, như mặt nạ y tế.




Vì công ty chủ yếu sản xuất cho thị trường xuất khẩu, nên họ cần phải trả thuế nếu muốn bán sản phẩm tại nội địa. Nhưng họ sẽ không cần phải trả thuế khi nhập nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài.

Nhưng kể từ ngày 27/1, hải quan Trung Quốc đã cấp cho công ty một giấy phép đặc biệt, cho phép họ bán tất cả các sản phẩm của mình tại thị trường nội địa mà không phải trả thuế.

Weihai News cũng đưa tin vào ngày 29/1 rằng các nhà máy khác trong cùng khu vực thương mại tự do cũng đã bắt đầu tuân theo chính sách tương tự và ngừng xuất khẩu hàng hóa.

Báo mạng Giang Tô Net ngày 28/2 cho biết 20 nhà sản xuất mặt nạ và đồ bảo hộ ở tỉnh Giang Tô đã ngừng xuất khẩu đồ y tế và chỉ bán tại thị trường nội địa sau khi dịch virus Vũ Hán bùng phát.

Tân Hoa Xã ngày 2/2 cho biết chính quyền tỉnh Hồ Bắc, mà Vũ Hán là thủ phủ, đã ban hành giấy phép đặc biệt cho phép tất cả mặt nạ y tế xuất khẩu được tiêu thụ trong tỉnh. Nhà chức trách đã chỉ thị thay bao bì các sản phẩm, từ tiếng nước ngoài thành tiếng Trung Quốc.

Tờ Caixin cũng đã báo cáo vào ngày 1/2 rằng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc là cơ quan chính phủ ủng hộ lệnh cấm xuất khẩu này.

Ví dụ, công ty Y tế & Sức khỏe Rizhao Sanqi là hãng chuyên sản xuất hàng xuất khẩu. Bộ này đã yêu cầu Sanqi sản xuất 1 triệu khẩu trang phẫu thuật, 50.000 khẩu trang bảo vệ y tế và 5.000 bộ quần áo bảo hộ y tế mỗi ngày và chỉ bán chúng cho tỉnh Hồ Bắc, theo Caixin.

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Peter Navarro đã đề cập đến lệnh cấm xuất khẩu của Trung Quốc trong các cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 23 và 24 tháng 2.

“Đối mặt với dịch bệnh trước mắt, khẩu trang, mặt nạ N-95, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu đối với những mặt nạ đó, và sau đó quốc hữu hóa một nhà máy của Mỹ, hãng 3M, vốn đặt nhà máy tại nước này”, ông Navaro cho biết, nói thêm rằng Trung Quốc về cơ bản đã “ngăn chặn họ [3M] chuyển về Mỹ bất kỳ lô hàng nào”.

3M, một hãng sản xuất của Mỹ có trụ sở tại thành phố Minnesota, có các nhà máy tại Trung Quốc. Các cơ sở này đã không thể xuất khẩu sản phẩm ra khỏi Trung Quốc vào tháng Hai, theo ông Navarro.

Nhưng gần đây, chính quyền Trung Quốc đã chuyển hướng, tìm cách đánh bóng mình trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc chống dịch. Nó đã gửi các chuyên gia y tế và nguồn cung y tế thiết yếu, như mặt nạ và mặt nạ phòng độc, tới các nước châu Âu và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên các món đồ y tế viện trợ này bị phát hiện có nhiều khiếm khuyết.


© Nicole Hao tác giả
    Hương Thảo dịch & biên tập
    Đại Kỷ Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad