Trung Cộng ‘trao trả’ ngư dân Việt sau khi đâm chìm tàu cá ở Hoàng Sa - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

Trung Cộng ‘trao trả’ ngư dân Việt sau khi đâm chìm tàu cá ở Hoàng Sa



Tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc đâm chìm ở gần quần đảo Hoàng Sa vào năm 2014. Trung Quốc thường xuyên đâm chìm tàu cá và bắt ngư dân Việt Nam trong khu vực này.

Trung cộng vừa trao trả 8 ngư dân Việt Nam vào tối 3/4 sau khi đâm chìm tàu cá của họ tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền song trên thực tế nằm dưới quyền kiểm soát của Trung cộng từ năm 1974.

Trước đó, tối 2/4, giới hữu trách tại Quảng Ngãi thông tin cho báo chí về sự kiện một tàu cá của ngư dân Trần Hồng Thọ trong tỉnh này đã bị tàu Trung cộng đâm chìm ở gần đảo Phú Lâm.

Nhận tin tàu cá của ông Thọ bị đâm chìm, 2 tàu cá của các ngư dân khác gần đó đã đến cứu hộ, nhưng khi đến nơi, họ không thấy ngư dân lẫn tàu cá của ông Thọ đâu, mà “chỉ thấy một tàu sắt màu trắng của Trung cộng đang kiểm soát tại đây”, Thanh Niên tường thuật.

Sau đó, các tàu cá đến cứu hộ đã bị tàu Trung cộng “truy đuổi và lai dắt về đảo Phú Lâm”, báo Công An TP.HCM cho biết thêm.



Tin cho hay sau khi đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt, tàu Trung cộng đã vớt các ngư dân lên, và trao trả toàn bộ 8 ngư dân này cho 2 tàu cá “cứu hộ” còn lại của Việt Nam vào tối 3/4.

“Sức khỏe của các ngư dân đều ổn và họ đang di chuyển về đất liền”, báo Công an TP.HCM dẫn lời ông Bùi Hồng Vân, Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu cho biết thêm.

Thời gian gần đây, Trung cộng liên tục có những động thái gây căng thẳng tình hình ở Biển Đông. Một số nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng Bắc Kinh đang tranh thủ tình hình cả thế giới đang vật lộn với đại dịch Covid-19 để “lấn tới” trong quyết tâm xâm chiếm khu vực biển đầy tiềm năng ở châu Á.

Mới nhất, hôm 24/3, Trung cộng làm lễ khánh thành hai “trạm nghiên cứu”, mà báo chí quốc tế gọi là các cơ sở quân sự mới, trên Đá Chữ Thập và Đá Subi ở Trường Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền, khiến Hà Nội sau đó phải lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh “tôn trọng chủ quyền”.


© VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad