Virus corona: Trung Quốc che giấu sự bùng phát của bệnh dịch, tình báo Hoa Kỳ nói - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

Virus corona: Trung Quốc che giấu sự bùng phát của bệnh dịch, tình báo Hoa Kỳ nói


Trung Quốc đã che giấu mức độ bùng phát thực sự của virus corona ở nước này, công bố không đủ ca nhiễm và con số tử vong, Bloomberg tường trình, theo báo cáo của ba quan chức tình báo Hoa Kỳ.


Đời sống đang dần dà trở lại bình thường tại Trung Quốc. Một phụ nữ đeo hộ khẩu ở Bắc Kinh hôm 2/4. Chính quyền nước này nói họ đã vượt đỉnh điểm của virus corona từ ngày 12/3/Fred Lee/Getty Images

Trung Quốc đã che giấu mức độ bùng phát thực sự của virus corona ở nước này, công bố không đủ ca nhiễm và con số tử vong, Bloomberg tường trình, theo báo cáo của ba quan chức tình báo Hoa Kỳ.

Ba quan chức trên, theo Bloomberg, yêu cầu không được nêu tên, vì điều họ nói dựa trên một báo cáo bí mật được cộng đồng tình báo gửi cho Nhà Trắng, và từ chối tiết lộ thêm chi tiết.

Nhưng điều cốt yếu, những quan chức này nói, là báo cáo công khai của Trung Quốc về các trường hợp nhiễm và tử vong không đầy đủ.

Hai trong số họ cho biết báo cáo gửi Nhà Trắng kết luận rằng con số Trung Quốc đưa ra là giả.

Nhà Trắng nhận được báo cáo này từ tuần trước, một quan chức nói với Bloomberg

Tại một cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm thứ Tư, ông Trump nói rằng "chúng tôi chưa nhận được" bất kỳ báo cáo tình báo nào cho thấy Trung Quốc đã đánh giá thấp số lượng bị nhiễm virus corona của mình.

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump nói rằng kiểu đếm của Bắc Kinh có vẻ "hơi bị ít một chút, và tôi đang rất là tử tế khi nói như thế, so sánh những gì chúng ta đã chứng kiến và những gì được báo cáo."




Phản ứng của Trung Quốc

Hôm thứ Năm, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng về bản tin của Bloomberg.

Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc "cởi mở và minh bạch" trong phản ứng với Covid-19.

"Một số viên chức Mỹ chỉ muốn đổ lỗi," bà nói.

"Chúng tôi không muốn cãi nhau với họ, nhưng đối diện với sự bôi nhọ đạo đức liên tục của họ, tôi phải nói ra sự thật lần nữa."

"Chúng tôi muốn giúp đỡ họ theo khả năng của mình. Nhưng các bình luận của các chính trị gia Mỹ chỉ đáng xấu hổ."

"Những sự bôi nhọ, đổ lỗi không thể bù lại cho thời gian đã mất mà sẽ chỉ làm tốn thời gian và sinh mạng."

Vẫn có nhiều hoài nghi đáng kể về các con số được Trung Quốc báo cáo.

Việc Trung Quốc có lẽ đã không báo cáo trung thực tình trạng lây lan của virus corona trên đất nước họ đã bị nghi ngờ từ nhiều tuần lễ nay.

Bình luận khác

Trong tuần qua, hình ảnh cũng như những khúc phim ngắn mô tả hàng ngàn chiếc hũ đựng tro cốt bên ngoài các nhà tang lễ ở tỉnh Hồ Bắc lại càng khiến công chúng nghi ngờ báo cáo của Bắc Kinh.

Biên tập viên James Palmer của Foreign Policy cho là rất có khả năng Bắc Kinh đang cố tình đánh giá thấp số người chết ở Vũ Hán, và tổng số trường hợp bị nhiễm trên cả nước vào tháng Hai.




''Những con số tồi tệ ở Trung Quốc luôn được báo cáo thấp xuống, đặc biệt là khi hình ảnh quốc gia bị đe dọa, và Trung Quốc hiện đang muốn chiến thắng virus này để tương phản với những thất bại của phương Tây.'' James Palmer viết.


Một phòng khám ở tỉnh Hồ Bắc/Getty Images

Nhưng ông vạch ra: "Tuy nhiên, không phải như thể giới lãnh đạo Trung Quốc có một bộ sách bí mật chứa những số liệu chính xác hơn. Họ cũng vậy, đang phải vật lộn để tìm ra chính xác những gì đang diễn ra trong đất nước rộng lớn của mình.''

Lý do, James Palmer giải thích, là vì: ''Chính quyền địa phương một mặt được lãnh đạo khuyến cáo không được 'giấu các trường hợp bị nhiễm vì mục đích báo cáo bằng không', nhưng mặt khác lãnh đạo cũng đang yêu cầu gần như không có trường hợp nhiễm mới nào trong nước. Một loạt các cuộc thanh trừng trước đại dịch đã khiến các quan chức đứng ngoài cuộc, và bất kỳ chính quyền địa phương nào chẳng may mắn có một ổ dịch trên lãnh thổ của họ đều có thể gặp nguy hiểm chính trị nghiêm trọng.''

Câu hỏi được đặt ra là trước tình trạng đó, giới phân tích có thể làm gì để có đánh giá tương đối xác thực về cơn bão dịch đang hoành hành tại nhiều nơi trên thế giới.




James Palmer đề nghị hai giải pháp: Trước tiên là giải pháp ''đo lường gián tiếp.'' Phương pháp này, theo Foreign Policy, được sử dụng bởi chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc, là việc xem xét dữ liệu thay thế, ít bị cố ý bóp méo để có được ước tính về con số thực.

Ví dụ, cư dân ở Vũ Hán đã ước tính số người chết thực sự ở đó, do những chiếc bình được trao cho các gia đình, dẫn đến suy đoán khoảng 40.000 người trở lên đã chết.

Tuy nhiên phải rất cẩn thận, vì phỏng đoán theo dự liệu thay thế chỉ đưa ra những con số rất võ đoán, khó chính xác.

Ước tính hũ đựng tro cốt ở Vũ Hán có thể bao gồm bất kỳ ai chết trong thành phố trong thời gian hai tháng phong tỏa, không chỉ những tử vong vì COVID-19.

Và đôi khi những dự đoán như vậy hoàn toàn sai, chẳng hạn như tuyên bố rằng việc mất đi 21 triệu thuê bao điện thoại di động cho thấy cái chết hàng loạt. Nhiều người ở Trung Quốc duy trì nhiều thẻ SIM, với các số cũ thường xuyên bị xóa khỏi hệ thống.

Giải pháp thứ hai là 'quan sát hành vi.

James Palmer giải thích: "Một cách khác để tìm ra những gì đang xảy ra ở Trung Quốc là xem xét cách các nhà chức trách hành xử, thay vì những gì họ đang nói. Ngay bây giờ, thì đó là tin tốt: Cuộc sống đang trở lại gần như bình thường ở hầu hết Trung Quốc, và các biện pháp cách ly đã bị giảm nghiêm trọng. Các bệnh viện không tràn ngập, và nhân viên y tế đang bị rút ra khỏi Vũ Hán. Tuy nhiên, giải pháp này cũng không hoàn hảo, vì cũng đã có những đảo ngược bất ngờ, chẳng hạn như các rạp chiếu phim được mở cửa lại và lại bị đóng cửa trong vòng một ngày.''

Nói tóm lại, có rất nhiều nghi ngờ và suy đoán là Trung Quốc che giấu sự bùng phát của virus, nhưng không ai biết chính xác sự che giấu này nghiêm trọng đến đâu.


© BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad