Hoàng Anh Gia Lai: “Đã từng điêu đứng, sao chưa tỉnh ngộ?” - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Hoàng Anh Gia Lai: “Đã từng điêu đứng, sao chưa tỉnh ngộ?”



Hình minh họa: Những xe chở gỗ qua cửa khẩu từ Campuchia vào Việt Nam

Tuần qua, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tiếp tục bị bêu tên trên các cơ quan truyền thông quốc tế, như là một nhà đầu tư điển hình của Việt Nam có các hành động hủy hoại môi trường và xã hội tại quốc gia mà mình đang đầu tư.

Hôm 29/5, nhật báo South China Morning Post (SCMP) đăng tải bài viết có tựa đề: Một tập đoàn Việt Nam có liên kết với World Bank bị cáo buộc tàn phá đất đai của người bản địa ở Cambodia.

Bài viết đưa tin, các tổ chức nhân quyền cáo buộc HAGL lợi dụng đại dịch Covid-19 để phá hủy khu nghĩa trang, vùng đầm lầy, và khu rừng già của người bản địa tại tỉnh Ratanakkiri ở Cambodia, trong dự án làm đồn điền cao su.

Dù các cáo buộc này không nhắm đến World Bank (Ngân hàng Thế giới), nhưng tên của nó lại xuất hiện ngay trên tựa đề bài báo, đủ thu hút sự chú ý vượt ra ngoài phạm vi của Việt Nam và Cambodia để trở thành một đề tài của quốc tế.

World Bank vào cuộc

Theo SCMP cho biết, HAGL đã nhận được khoản vay từ VP Bank và TP Bank - là hai tổ chức tài chính tư nhân Việt Nam do Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC - thuộc World Bank) đầu tư.




Dù quan hệ của IFC với HAGL chỉ là mối quan hệ “bắc cầu”, nhưng trước cáo buộc này, IFC cho biết họ đang tiến hành xác minh sự việc.

“Nếu IFC được xác nhận rằng một đối tác đã không tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội, thì IFC sẽ nêu ra vấn đề và tìm cách khắc phục”, IFC xác nhận trong một tuyên bố vào thứ Tư tuần trước, theo SCMP.

Trước đó, hôm 25/5, tờ Phnom Penh Post có bài viết “Công ty Việt Nam phá hủy đất bản địa”, nói rằng, theo một thỏa thuận hòa giải năm 2015 thì HAGL phải trả lại vùng đất rộng 742 hécta cho cộng đồng người bản địa ở tỉnh Ratanakkiri. Thế nhưng, lợi dụng thời điểm đại dịch, HAGL lại tiến hành san ủi và “giải phóng mặt bằng”, theo lời cáo buộc.

Trong khi cộng đồng chờ đợi sự phê chuẩn chính thức của Bộ Nông Lâm và Thủy sản về việc trả lại khu đất đã bị trì hoãn do dịch Covid-19, thì tập đoàn [HAGL] đã san ủi hai ngọn đồi, vùng đầm lầy, khu vực săn bắn truyền thống và khu nghĩa trang”, một đại diện cộng đồng người bản địa ở tỉnh Ratanakkiri nói với Phnom Penh Post.

Cũng theo tờ báo hàng đầu Cambodia này dẫn lời ông Srey Vuthy, phát ngôn viên của Bộ Nông Nghiệp nước này cho hay, đã có một số bất đồng về diện tích đất được trả lại cho dân làng.

Sai lầm nhỏ, hậu quả to

Đến lúc này HAGL vẫn chưa lên tiếng phản hồi về các cáo buộc, khi nhật báo SMCP có đề nghị bình luận qua email.




Đây không phải là lần đầu tiên HAGL bị tố có hành vi lấn chiếm đất đai, hủy hoại môi trường và xã hội ở Cambodia. Trước đó, Tập đoàn này đã bị điêu đứng bởi cáo buộc của tổ chức nhân quyền Global Witness, trong báo cáo vào tháng 5/2013, có tựa đề “Các Ông Trùm Cao Su: Cách thức các công ty Việt Nam và các nhà tài phiệt quốc tế đang tiến hành cuộc khủng hoảng chiếm đất tại Campuchia và Lào”.

Sự cáo buộc lần này cũng đến từ các tổ chức nhân quyền, đó là tổ chức Equitable Cambodia (Công bằng Cambodia) và Inclusive Development International (Phát triển Toàn diện Quốc tế). Theo thông cáo báo chí chung của hai tổ chức này tuyên bố vào hôm 25/5 nói rằng, họ đã đệ đơn khiếu nại lần thứ hai lên IFC vì mối quan hệ tài chính giữa IFC và HAGL, thông qua các nhà đầu tư tài chính trung gian của Việt Nam là TP Bank và VP Bank.

Trong nhiều năm qua, một chiến thuật khá hiệu quả mà các nhà hoạt động Cambodia đã sử dụng để chống lại các nhà đầu tư nước ngoài chiếm đoạt đất đai của các cộng đồng bản địa ở Cambodia, là họ sẽ đánh vào “các mối liên hệ của nhà đầu tư”, như trong trường hợp này nhắm vào IFC thuộc World Bank là một thí dụ.

Dù IFC đã cho biết là họ không có mối liên hệ tài chính trực tiếp nào với HAGL, nhưng IFC đã đầu tư vào VP Bank và TP Bank – mà 2 tổ chức tài chính này lại cho HAGL vay vốn làm dự án cao su, nên IFC không thể khoanh tay đứng nhìn.




Với với nhiệm xã hội và các nguyên tắc phát triển bền vững, trong đó có việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, buộc IFC không thể đứng ngoài cuộc mà phải đưa ra lời hứa “nêu ra vấn đề và tìm cách khắc phục”.

Có vẻ như HAGL đã không rút ra được bài học trước đó từ Global Witness, tiếp tục phạm sai lầm, khi đơn phương rời khỏi cuộc đàm phán với cộng đồng bản địa vào tháng 3/2019, sau đó tiếp tục tiến hành việc san ủi, không trả lại đất cho người bản địa tại tỉnh Ratanakkiri, dẫn đến việc các tổ chức nhân quyền khác lại phải vào cuộc.

Việc đúng hay sai về pháp lý trong cuộc tranh chấp này đôi khi không còn mang nhiều ý nghĩa, vì bên cạnh nó sẽ là sự phản ứng của công chúng đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm nhân quyền; niềm tin của đối tác trong kinh doanh; và giá trị doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng trách nhiệm xã hội.

Một khi trở thành một “doanh nghiệp đáng ghét”, chiếm đất-phá rừng trở thành thương hiệu, liệu HAGL có đủ sức tồn tại trong thế giới phẳng của thông tin?


© Minh Luật
    Blog RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad