“Dằn mặt” Việt Nam và Asean – Trung Quốc đòi loại Mỹ trên Biển Đông - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

“Dằn mặt” Việt Nam và Asean – Trung Quốc đòi loại Mỹ trên Biển Đông


Bắc Kinh đang gây áp lực lên các nước láng giềng Đông Nam Á trước các cuộc đàm phán quan trọng về tranh chấp Biển Đông, và một quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc cảnh báo họ chớ ủng hộ các nỗ lực của Mỹ trong khu vực.


Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) và tàu USS Nimitz (CVN 68) trong một kỳ tập trận ở Biển Đông, ngày 06/07/2020

Bắc Kinh đang gây áp lực lên các nước láng giềng Đông Nam Á trước các cuộc đàm phán quan trọng về tranh chấp Biển Đông, và một quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc cảnh báo họ chớ ủng hộ các nỗ lực của Mỹ trong khu vực.

SCMP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc La Triệu Huy, phụ trách các vấn đề châu Á, cho biết các cuộc đàm phán với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông sẽ được tái tục vào ngày 3/9, sau thời gian bị trì hoãn vì đại dịch Covid-19.

Các cuộc đàm phán bắt đầu vào năm 2002 nhưng bị đình trệ do Bắc Kinh khăng khăng đòi loại trừ “các quốc gia bên ngoài khu vực”, một ám chỉ rõ ràng về Hoa Kỳ.

Các quốc gia ASEAN ngày càng bị giằng co giữa các siêu cường đối địch trong bối cảnh ngày càng gia tăng nguy cơ xảy ra đối đầu toàn diện trong khu vực.

Phát biểu qua video tại một hội thảo quốc tế do Bộ Ngoại giao Trung Quốc và một tổ chức tư vấn được nhà nước hậu thuẫn tổ chức hôm 2/9, ông La nói rằng “Mỹ là gốc rễ của các vấn đề ở Biển Đông”.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng những phát biểu cứng rắn của ông La Triệu Huy về Washington có thể “phản tác dụng” giữa lúc Bắc Kinh đang cố giành ủng hộ từ các nước láng giềng vì ông không đưa ra bất kỳ phương cách mới nào để giải quyết quan ngại của họ.




Cựu đại sứ của Trung Quốc tại New Delhi cũng nhắm vào các đồng minh và đối tác của Washington ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, đặc biệt là những người đã lên tiếng ủng hộ lập trường mạnh mẽ hơn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Bắc Kinh về tuyến đường thủy nhiều tranh chấp và những vấn đề nóng khác.

“Ngoài việc can thiệp vào Biển Đông, Mỹ đã thành lập Bộ tứ, một chiến tuyến chống Trung Quốc còn được gọi là NATO nhỏ. Điều này phản ánh tâm lý Chiến tranh Lạnh của Mỹ ”, SCMP dẫn lời ông La nói, đề cập đến nhóm tứ giác do Mỹ dẫn đầu gồm Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.

“Trung Quốc không gây rắc rối, nhưng chúng tôi không sợ rắc rối”, cựu Đại sứ của Trung Quốc nói tiếp, đáp trả lời của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun hôm thứ Hai nói rằng Washington sẵn sàng mở rộng khối bốn nước ra với các nước cùng chí hướng.

Ông Biegun nói khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương không có những cấu trúc đa phương mạnh mẽ như kiểu NATO hay Liên minh châu Âu.

Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói việc hình thành Bộ tứ là nhằm “đưa Trung Quốc trở lại vị trí thích hợp”.

Lập trường cứng rắn của Washington đối với các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông gần đây đã làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung.


Tại cuộc hội thảo hôm 3/9, ông La cáo buộc Mỹ “lặp đi lặp lại các hành động khiêu khích” và cố ép các nước trong khu vực chọn phe giữa Bắc Kinh và Washington.

“Mỹ đã trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình ở Biển Đông và toàn bộ khu vực. Họ là kẻ gây rối cho sự hợp tác, phát triển và thịnh vượng trong khu vực ”, SCMP dẫn lời cựu đại sứ Trung Quốc nói thêm.

Ngoại trưởng Mỹ: Đảng Cộng sản Trung Quốc ‘bắt nạt láng giềng’

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 2/9 lên tiếng chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc “gia tăng việc bắt nạt các nước láng giềng” mà ông nói là “thể hiện rõ ở Biển Đông”.

Ông Pompeo nhắc tới việc Hoa Kỳ tuần trước “áp đặt các biện pháp trừng phạt và hạn chế visa các cá nhân và thực thể Trung Quốc chịu trách nhiệm cho chủ nghĩa đế quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại đó”, bao gồm “các hoạt động trong vùng [đặc quyền] kinh tế của đồng minh Philippines và các nước khác”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có phản ứng về chỉ trích mới nhất này của ông Pompeo, nhưng trước đây từng cáo buộc Mỹ “cố tình khuấy động tranh cãi về chủ quyền lãnh hải” cũng như “phá hoại hòa bình và ổn định”.Ảnh:




Ngoại trưởng Mỹ nêu ra vấn đề Biển Đông trong cuộc họp báo công bố việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “thiết lập một cơ chế yêu cầu các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc phải được thông qua trước khi thăm các trường đại học và gặp gỡ quan chức chính quyền địa phương” ở Mỹ.

Ngoài ra, “các sự kiện văn hóa với các nhóm hơn 50 người do đại sứ quán hoặc cơ quan lãnh sự Trung Quốc tổ chức bên ngoài phái bộ cũng sẽ cần phải được thông qua”.

Tại cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao, ông Pompeo cũng cho biết ông “nóng lòng gặp gỡ các đối tác của ASEAN [Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á] và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong các cuộc gặp trực tuyến tuần tới”.

“Chúng tôi sẽ có các cuộc thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có COVID-19, Bắc Triều Tiên, Biển Đông, Hong Kong và Bang Rakhine của Miến Điện”, Ngoại trưởng Pompeo nói.

Quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ nói Trung Quốc đã “thao túng” dòng chảy sông Mekong 25 năm, gọi đây là thách thức ngay trước mắt với ASEAN.

Phát biểu tại hội thảo trực tuyến do Viện Hòa bình Mỹ và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore đồng tổ chức hôm 3/9, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell nói vấn đề dòng nước là một trong những “xu hướng đáng lo ngại” ở khu vực sông Mekong.

“Một thách thức đặc biệt cấp bách là việc Trung Quốc thao túng dòng chảy của sông Mekong vì lợi nhuận của chính họ với cái giá phải trả rất lớn“, Stilwell nói, đồng thời dẫn báo cáo gần đây “ghi lại rằng Trung Quốc đã thao túng dòng nước dọc sông Mekong trong 25 năm, với sự gián đoạn lớn nhất về dòng chảy tự nhiên trùng với quá trình xây dựng và vận hành đập lớn“.

Theo trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, cuộc khủng hoảng đã “tàn phá mùa màng, đe dọa an ninh lương thực và nước trong toàn khu vực“.

“Những điều này tiềm ẩn nguy cơ bất ổn lớn hơn. Mỹ đang làm việc với các nước Mekong, Ủy ban sông Mekong và các đối tác quốc tế để đảm bảo lời kêu gọi Trung Quốc minh bạch dữ liệu nước được đáp lại“, ông nói.

Bình luận của ông Stilwell cho thấy vấn đề có thể được đưa vào chương trình nghị sự diễn đàn khu vực Đông Nam Á tuần tới. 10 ngoại trưởng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar tuần tới sẽ tham dự loạt cuộc họp trực tuyến, gồm Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Stilwell cho biết ông hy vọng các nước ASEAN sẽ tiếp tục sử dụng “tiếng nói tập thể mạnh mẽ” để thúc đẩy lợi ích.




Pompeo: Đảng Cộng Sản Trung Quốc là thế lực nước ngoài gây đe dọa nhất đối với Mỹ

Chế độ Trung Quốc, chứ không phải Nga, đang là thế lực nước ngoài có mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói hôm thứ Tư (2/9) trên Fox News.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang mở rộng quân đội, họ đã thâm nhập vào Hoa Kỳ theo những cách thức mà Nga không làm được, và sức mạnh kinh tế của họ đã đang được sử dụng thông qua các doanh nghiệp nhà nước, và trợ cấp các công ty để phá hủy hàng chục nghìn việc làm trên tất cả khu trung tâm của nước Mỹ, và đó là hành vi không thể chấp nhận được”, ông Pompeo nói trên Fox News.

“Tổng thống Trump sẽ không cho phép điều đó tiếp diễn”, ông Pompeo nói thêm. “Và sau đó, tất nhiên, chúng ta ngày nay đang hứng chịu virus Vũ Hán, thứ mà ĐCSTQ đã có cơ hội để làm chậm nó lại, ngăn chặn nó lây lan, thông tin cho thế giới biết về những gì đang diễn ra. Nhưng thay vì cung cấp cho chúng ta thông tin, họ đã che giấu nó. Hàng nghìn mạng sống đã mất và giá trị tài sản hàng tỷ USD đã bị phá hủy tại Mỹ và trên khắp thế giới. Đây là điều những chế độ độc tài làm. Tổng thống Trump đang làm mọi việc để đảm bảo rằng những điều như thế không thể lặp lại đối với Mỹ”.

Hôm 1/9, Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ mong muốn sẽ đóng cửa toàn bộ Học viện Khổng Tử tại Mỹ từ giờ đến cuối năm. Ông cáo buộc các viện Khổng Tử do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn đang tìm cách tuyển dụng “gián điệp và cộng tác viên” tại các trường học ở Hoa Kỳ cho chính quyền ĐCSTQ.

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Robert O’Brien, gọi những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông là “lố bịch“, theo SCMP.

Ông Robert O’Brien cũng thông báo các cuộc gặp sắp tới với những người đồng Nhật Bản, Ấn Độ và Úc để tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng trong khu vực.

Ông Robert O’Brien nói rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông – nơi Việt Nam, Indonesia, Philippines và các nước Đông Nam Á khác tuyên bố một phần chủ quyền – đã bị “tất cả các nước lớn, tất cả các nước có biển bác bỏ“.

Phát biểu của ông O’Brien được đưa ra trong một cuộc thảo luận trực tuyến với Paula Dobrianky, phó Chủ tịch Trung tâm Scowcroft về Chiến lược và An ninh của Hội đồng Đại Tây Dương.

“Tuyên bố của Trung Quốc đã bị [một tòa án] về Luật Biển bác bỏ, và bây giờ họ tham gia vào các cuộc tập trận quân sự ở những vùng biển mà họ coi là của mình,” ông O’Brien đề cập đến phán quyết năm 2016 của tòa án tại The Hague, trong đó xác định Trung Quốc không có “quyền lịch sử” đối với Biển Đông.




“Hoa Kỳ sẽ không lùi bước so với các nguyên tắc lâu nay của mình rằng các tuyến đường biển trên thế giới và vùng biển quốc tế phải được tự do đi lại, điều này cũng tương tự như vậy với không gian và quyền trên không trong không phận quốc tế.”

Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết của tòa ở The Hague, cho rằng nó là “không có ràng buộc pháp lý“.

Ông O’Brien cho biết các cuộc họp cấp cao của “Bộ Tứ“, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ đang được lên kế hoạch và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompe sẽ gặp ngoại trưởng của các nước này vào tháng 9 và tháng 10

Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 của Trung Quốc trong một sự kiện duyệt binh tại Bắc Kinh. Mới đây Trung quốc đã phóng 2 tên lửa tầm trung ra Biển Đông vào sáng 26/8 nhằm gửi thông điệp cảnh cáo Mỹ. Một tên lửa được xác định thuộc mẫu DF-26B, phóng từ tỉnh Thanh Hải, phía tây bắc Trung Quốc. Tên lửa còn lại thuộc mẫu DF-21D, được phóng từ tỉnh Chiết Giang ở miền Đông Trung Quốc.)

Ông O’Brien cũng nhắc đến hệ thống giám sát và tính điểm công dân ở Trung Quốc và cho rằng việc Mỹ phản đối Trung Quốc là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm thách thức chủ nghĩa toàn trị mà Washington và các đồng minh đã thực hiện kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc.

“Bạn có một Đảng Cộng sản Trung Quốc là người thừa kế … Đảng Cộng sản Nga của Stalin,” ông nói. “Họ có toàn quyền kiểm soát người dân của họ và … [và] hiện đang khai thác quyền kiểm soát đó ở những nơi như Hong Kong, nơi họ vứt bỏ tuyên bố Trung-Anh và áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong,

“Họ đang bắt nạt, Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan, họ đang cố gắng bắt nạt Ấn Độ,” O’Brien nói thêm. “Điều đó sẽ khó khăn hơn đối với họ vì người Ấn sẽ không chấp nhận điều đó. Họ sẽ đứng lên bảo vệ quyền chủ quyền của chính họ. “

Tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington về Biển Đông ngày càng leo thang kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu hoạt động cải tạo đất vào năm 2016 ở một số địa ở quần đảo Trường Sa và xây dựng một thành phố mới trên một trong những hòn đảo – Tam Sa trên đảo Phú Lâm.

Chính quyền Trump đưa ra lời thách thức trực tiếp đối với các tuyên bố của Trung Quốc bằng cách gọi chúng là “hoàn toàn bất hợp pháp“.

Mới đây, Trung Quốc đã bắn hai tên lửa vào Biển Đông để phản ứng lại việc mà Trung Quốc cho rằng Mỹ đã đưa máy bay do thám vào vùng biển ‘cấm’ – nơi Bắc Kình đang diễn tập bắn đạn thật.


© Hoàng Trung
    Thời Báo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad