Nhân quyền: Chính phủ VN phải giải trình trước LHQ về 'đe dọa công dân' - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Nhân quyền: Chính phủ VN phải giải trình trước LHQ về 'đe dọa công dân'


Chính phủ Việt Nam đã bị buộc phải lên tiếng về nhiều trường hợp công dân của họ được nêu tên trong báo cáo thường niên về các hoạt động của những chính phủ “có hành động đe dọa và trả đũa các cá nhân, tổ chức” chỉ vì họ hợp tác với Hội đồng Nhân quyền LHQ.



Báo cáo thường niên năm 2020 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tiết lộ ít nhất 16 người đã bị chính quyền Việt Nam bỏ tù, thu giữ giấy tờ tùy thân, xét hỏi hoặc theo dõi chặt chẽ từ năm 2019 tới nay.

Các vụ an ninh Việt Nam giữ người trở về tới cửa khẩu để xét hỏi mà không có luật sư hỗ trợ cũng được Liên Hiệp Quốc nêu khá chi tiết.

Đây là báo cáo được trình lên Tổng thư ký LHQ, gồm các bằng chứng thu thập được và lời giải trình của chính phủ Việt Nam, bên cạnh các chính phủ khác trong năm nay, trong hoạt động của LHQ căn cứ vào Nghị quyết nhân quyền HRC 12/2.

Các vụ việc và con người cụ thể

Theo nguyên văn báo cáo này, các trường hợp cụ thể ở Việt Nam gồm có:

Trương Thị Hà: Luật sư và nhà bảo vệ nhân quyền Việt Nam

Vụ bắt giữ tùy tiện Trương Thị Hà xảy ra vào 26/3/2020, có vẻ là để trả đũa việc cô hợp tác với LHQ đối với hợp tác của bà với LHQ. Tháng 11/2019, Hà đã tham gia một hội thảo do Báo cáo viên Đặc biệt tổ chức – chủ đề về quyền tự do hội họp và hiệp hội hòa bình ở Geneva, nơi cô bày tỏ nỗi sợ hãi bị trả thù và sau đó tham gia với LHQ trong vài tháng tới.




Vào ngày 25/3/2020, Trương Thị Hà dự định trở lại Việt Nam, sau khi làm việc tại LHQ, và dự định sẽ qua biên giới trên bộ tại Cửa khẩu Cha Lo, Dân Hoá để vào Việt Nam. Do Covid-19, cô được cho là đã bị cách ly cùng nhiều người Việt Nam khác trong hai tuần tại một khu tập trung ở Quảng Bình. Tại đây, cô bị chính quyền tịch thu chứng minh thư, bằng lái xe và hộ chiếu, cùng đồ dùng cá nhân. Cô được thả vào ngày 13/4/2020 mà không được trả lại các vật này.

Đinh Thị Phương Thảo: Nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và ủng hộ dân chủ, từng tham gia VOICE, một tổ chức xã hội dân sự Việt Nam. Bà Thảo rời Việt Nam năm 2016 nhưng vẫn tiếp tục vận động thúc đẩy nhân quyền trong nước, tham gia với nhiều cơ chế nhân quyền của LHQ.

Ngày 15/11/2019, bà Thảo về Việt Nam lần đầu kể từ năm 2016. Khi đến sân bay quốc tế Hà Nội, các cán bộ an ninh của Bộ Công an đã bắt và giam giữ bà trong phòng xét hỏi tám tiếng mà không được gặp luật sư và không thể liên lạc với các thành viên trong gia đình.


Bà được thả sau ngày hôm mà không bị buộc tội. Tuy nhiên, giới chức tịch thu hộ chiếu của bà. Bà Thảo cũng bị cản trở trong việc xuất cảnh, trở về nơi cư trú, và trong việc tiếp tục công tác nhân quyền. Bà Thảo phải đối mặt với một chiến dịch tấn công online, được cho là của giới dư luận viên ủng hộ chính phủ thực hiện.

Bà Nguyễn Xuân Mai, ông Phạm Tấn Hoàng Hải, ông Nguyễn Văn Thiết, ông Trần Ngọc Sương và bà Lương Thị Nở:

Họ từng tham gia các hội nghị quốc tế thường niên ở Bangkok về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Đông Nam Á năm 2018. Họ bị cấm bay đến Bangkok từ ngày 28/10 – 1/11/2019, theo lệnh của Bộ Công an hoặc cơ quan công an địa phương. Ông Nguyễn Anh Phụng, người ban đầu dự định tham dự hội nghị, được cho là đã bị thẩm vấn tại nhà để biết thêm thông tin về hội nghị và cuối cùng ông đã không tham dự.

Huỳnh Ngọc Trường (Công giáo), Nguyễn Thị Hoài Phương (Công giáo), Nguyễn Phạm Ái Thùy (Công giáo), Ngô Thị Liên (Công giáo), Venerable Thích Thiện Phúc (Phật giáo), Nay Y Ni (người H'Mông theo Công giáo): Dự hội nghị về tự do tôn giáo năm 2019 tại Bangkok. Trong hội nghị, họ tham dự một khóa đào tạo do Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền (OHCHR) tổ chức, về cách gửi khiếu nại theo các thủ tục đặc biệt.




Ngày 6/11/2019, khi trở lại sân bay quốc tế Đà Nẵng, ông Huỳnh Ngọc Trường, bà Nguyễn Thị Hoài Phương, bà Nguyễn Phạm Ái Thủy, bà Ngô Thị Liên và Đại đức Thích Thiện Phúc đã bị các nhân viên an ninh thẩm vấn riêng về việc họ tham gia hội nghị, bị hỏi nội dung hội nghị là gì, những người tổ chức và những người tham gia là ai, ai tài trợ cho họ đi và họ đã chia sẻ và đã làm gì tại hội nghị.

Ông Nay Y Ni được cho là đã bị thẩm vấn vào ngày 8-9/11 2019 khi trở về từ Bangkok, và chính quyền khám xét phòng của ông vào ngày 13/11/2019. Sau đó, vào ngày 18/11/2019, ông mất việc tại bệnh viện Bình Dương.

Ngày 14/11/2019, trong bối cảnh người dân Giáo xứ Cồn Dầu bị trục xuất theo lệnh ban hành năm 2011, nhiều công an đã bao vây nhà ông Huỳnh Ngọc Trường và bà Nguyễn Thị Hoài Phương. Lo sợ đây là đòn trả thù vì đã tham gia hội nghị năm 2019 ở Bangkok, họ chạy đến biên giới Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và định chạy sang Lào. Tuy nhiên, ông Huỳnh Ngọc Trường đã bị công an tạm giữ và thẩm vấn trước khi vượt biên. Khi được một cảnh sát đưa đến một khách sạn gần đó để nghỉ qua đêm, ông đã bị một nhóm nam giới đánh ngất xỉu và chỉ dừng tay khi có cảnh sát can thiệp. Vào ngày 30 /11/2019, ông Huỳnh Ngọc Trường một lần nữa bị bắt ở cửa khẩu Mộc Bài khi ông đang trên một xe khách chạy tới biên giới Campuchia. Ông bị thẩm vấn trong mười hai giờ về các hoạt động của ông nhằm bảo vệ tự do tôn giáo của giáo dân và về hội nghị năm 2019 tại Bangkok.



Phạm Chí Dũng: Nhà báo tự do, nhà hoạt động sau khi ông bị ngăn cản không cho đến Geneva vào tháng 2/2014 để tham gia một sự kiện bên lề sự kiện Đánh giá định kỳ toàn cầu về Việt Nam.

Ngày 21/11/2019, ông Phạm Chí Dũng bị bắt và bị đưa về nhà để khám xét sau khi ông công khai bày tỏ quan ngại về nhân quyền, sau chuyến thăm của phái đoàn Ủy ban Nghị viện Châu Âu về Thương mại (INTA) vào tháng 11/2019 tới Việt Nam.

Cảnh sát đã buộc ông đăng nhập vào máy tính của mình và in các tài liệu có thể liên quan đến việc vận động của ông. Ông Phạm Chí Dũng bị cho là bị tạm giữ theo Điều 117 Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội “làm, tàng trữ hoặc phổ biến thông tin, tài liệu, tư liệu, vật phẩm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, với khung phạt tù từ 10 - 20 năm.

Nguyễn Bắc Truyển: Nhà hoạt động. Trường hợp của ông Truyển đã được đưa vào báo cáo năm 2019 và 2016 của Tổng thư ký LHQ về cáo buộc ông bị bắt và giam giữ sau chuyến thăm năm 2014 của Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo, tín ngưỡng trong nước.




Theo thông tin mà OHCHR nhận được vào tháng 5/2020, ông Nguyễn Bắc Truyển tiếp tục thụ án 11 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ Nhà nước”, cách quê nhà ông 1.600 km, nơi được người thân và luật sư tư vấn pháp luật bị hạn chế đến thăm.

Gia đình nhiều lần yêu cầu chuyển ông đến TP.HCM nhưng đều bị từ chối. Kể từ khi bị bắt vào tháng 7/2017, ông Nguyễn Bắc Truyển được cho là đã không được khám sức khỏe đúng cách, hạn chế đồ ăn và thiết bị tư y tế, tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi. Một bản kiến nghị ngày 18/1/2020 gửi Ban giám thị trại giam An Điềm yêu cầu kiểm tra y tế cho ông được cho là vẫn chưa được trả lời.

Chính phủ Việt Nam phản hồi thế nào?

Ngày 13/7/2020, Chính phủ Việt Nam đã trả lời chi tiết nguyên văn công hàm liên quan đến báo cáo mới đây của Ủy ban Nhân quyền LHQ.

Về Trương Thị Hà, chính phủ Việt Nam nói rằng trong thời gian cách ly bắt buộc, Hà được đối xử như những người khác; các quyền của cô được tôn trọng, bao gồm việc được theo dõi sức khỏe, giữ liên lạc với gia đình, đăng và chia sẻ thông tin cập nhật về tình hình của cô trên Facebook,được cung cấp chỗ ở và ăn uống đầy đủ. Hiện tại, rương Thị Hà đang tự do và không phải là đối tượng bị tạm giữ, khởi tố hình sự. Vào ngày 19/6/2020, Nhóm công tác về các vụ mất tích do cưỡng chế hoặc không tự nguyện đã quyết định xem xét làm rõ vụ việc.

Về Đinh Thị Phương Thảo: Ngày 18/3/2020, chính phủ Việt Nam phản hồi rằng các cáo buộc nói trên là không chính xác, chủ yếu lấy từ các nguồn tin không có căn cứ và không phản ánh bản chất của vụ việc. Chính phủ Việt Nam thông tin rằng, năm 2015, bà Đinh Thị Phương Thảo bị phạt hành chính về tội xúi giục người dân gây rối trật tự xã hội. Và rằng năm 2019, khi nhập cảnh, bà Thảo bị công an thẩm vấn về hoạt động liên quan đến ‘nhóm khủng bố’ Việt Tân, chứ không phải vì sự hợp tác của bà với LHQ. Chính phủ Việt Nam cũng nói rằng họ không tịch thu hộ chiếu của bà Thảo.




Về các cá nhân tham dự hội nghị quốc tế thường niên năm 2019 tại Bangkok về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Đông Nam Á, Chính phủ Việt Nam cho hay rằng các cơ quan hữu quan không “đe dọa” hoặc “sách nhiễu” vì họ tham dự hội thảo hoặc hội nghị quốc tế. Và rằng rằng thông tin nói "các thành viên của các cộng đồng tôn giáo độc lập và những người bảo vệ nhân quyền" đã phải đối mặt với các hành vi đe dọa và trả thù, dưới các hình thức đe dọa, quấy rối, hạn chế đi lại, giám sát và hành động bạo lực trước và sau khi tham dự quốc tế thường niên 2019 hội nghị ở Bangkok về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, là sai sự thật.

Về ông Phạm Chí Dũng: Ngày 18/3/2020, chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng các cáo buộc là không chính xác, lấy từ những nguồn không có căn cứ và không phản ánh bản chất của vụ việc. Chính phủ Việt Nam đã cung cấp thông tin liên quan đến việc ông Phạm Chí Dũng bị giam giữ, bao gồm cơ sở pháp lý cho việc bắt giữ ông, quyền được tư vấn pháp lý và thăm hỏi gia đình, cũng như các điều kiện giam giữ ông.

Vào ngày 13 /7/2020, Chính phủ Việt Nam trả lời chi tiết nguyên văn công hàm liên quan đến báo cáo này, theo đó bác bỏ các cáo buộc liên quan đến ông Phạm Chí Dũng, và nói rằng vào tháng 8/2019, cơ quan công an bắt đầu điều tra hoạt động tạo, lưu trữ và phát tán thông tin, tài liệu, tư liệu chống lại Nhà nước của ông Dũng. Ngày 18/11/2019, cơ quan công an khởi tố vụ án hình sự, ra lệnh tạm giữ, khám xét đối với ông theo Điều 117 BLHS và việc bắt, tạm giam, khám xét nhà được thực hiện đúng quy trình tố tụng hình sự.

Về ông Nguyễn Bắc Truyển, ngày 26/6/2019, chính phủ Việt Nam đã cung cấp thông tin cho Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR) rằng ông Nguyễn Bắc Truyển đã tham gia thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính phủ; và rằng ông bị kết án là do ông phạm pháp chứ không phải vì bị trả thù sau chuyến thăm năm 2014 của Báo cáo viên Nhân viên LHQ. Chính phủ VN cho biết ông Truyền bị giam tại trại giam An Điền, sức khỏe bình thường, được chăm sóc sức khỏe, gia đình được vào thăm và gửi thư. Chính phủ VN tuyên bố rằng sẽ không xem xét yêu cầu chuyển trại giam cho ông.

Tháng 2/2020, đại diện Phái đoàn EU đã đến thăm ông Truyền để hỏi thăm sức khỏe và tình trạng của ông trong tù. Chính phủ Việt Nam cho biết kể đó, do đại dịch COVID-19, các trại giam, bao gồm cả trại giam của ông Truyền, đã từ chối không cho gia đình thăm nom, nhưng các tù nhân vẫn có thể nhận các gói đồ gửi hàng tháng từ gia đình của họ. Các hạn chế này nay đã được dỡ bỏ, theo chính phủ Việt Nam.




Khác biệt cách nhìn

Theo trang của OHCHR, các chính phủ, trong đó có chính phủ Việt Nam được yêu cầu chấm dứt mọi hành vi được định nghĩa là đe dọa (intimidation), và trả thù (reprisal) nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền, hoạt động cộng đồng, luật sư, nhà báo...và thậm chí cả quan chức chính quyền chỉ vì hoạt động của họ trong hợp tác với LHQ trong lĩnh vực nhân quyền. Các nạn nhân có thể gồm cả thân quyết, gia đình, bạn bè hoặc bất cứ ai có liên hệ với họ.

Trong chủ đề nhân quyền giữa chính quyền VN và cộng đồng quốc tế còn có đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam và Liên hiệp châu Âu.

Chính phủ Việt Nam luôn nói họ hoan nghênh các cuộc đối thoại nhân quyền nhưng thường xuyên đưa vấn đề an ninh quốc gia và nhu cầu xử lý “các nhóm chống đối”.

Cùng lúc, chính phủ VN luôn nói họ đã đạt rất nhiều thành tưđc trong việc xây dựng “nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp; các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, dân sự, chính trị” và luôn sẵn sàng đối thoại về “vấn đề quyền con người tại các diễn đàn và cơ chế đa phương và một số đề xuất hợp tác cụ thể”.

Phía các nhà hoạt động nhân quyền thì cho rằng hệ thống chính trị độc đảng tại Việt Nam và việc thiếu vắng cơ chế tam quyền phân lập, sự thực rằng không có truyền thông tư nhân và độc lập, khiến cho các vấn đề nhân quyền không được đưa tin, xử lý đúng chuẩn quốc tế.


© BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad