Ai đang giám sát những ‘giám sát viên kiểm phiếu’? - Cách truyền thông can thiệp kết quả bầu cử - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

Ai đang giám sát những ‘giám sát viên kiểm phiếu’? - Cách truyền thông can thiệp kết quả bầu cử


Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg làm chứng trong phiên điều trần của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện với các công ty công nghệ lớn ở Washington vào ngày 28 tháng 10 năm 2020 (Greg Nash / Pool / Getty Images)


Sự ngay thẳng, trong sạch trong bầu cử là rất quan trọng, đặc biệt đối với nền dân chủ. Thời đại ngày nay, truyền thông “tự phong” là “cơ quan kiểm duyệt thông tin khách quan", nhưng điều gì sẽ xảy ra khi không có ai theo sát những “cơ quan kiểm duyệt thông tin” này?


Bài viết mong muốn cung cấp một góc nhìn tổng quát về các kỹ thuật thao túng thông tin đang được áp dụng bởi “cơ quan kiểm tin” trong cuộc bầu cử năm 2020.


Ai cản trở những ‘giám sát viên kiểm phiếu’?


Chiến tranh thông tin là một khái niệm liên quan đến việc quản lý công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng thông tin có chọn lọc để cố ý gây hiểu lầm, cũng như sử dụng các chiêu trò dễ gây nhầm lẫn, khiến mọi người tin vào điều không có thật, tạo ra một kết quả như mong muốn.


Một số đơn vị pháp lý và các công ty nghiên cứu có quan điểm đối lập sử dụng các kỹ thuật tương tự để chiến thắng đối thủ vì họ biết rõ rằng, nếu chỉ dựa vào giá trị phẩm chất và sự công bằng, thì họ không thể giành chiến thắng.



Trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020, mọi người đều nhận thức rõ về những bất thường được cho là phổ biến trong việc nhận và kiểm phiếu qua thư. Đặc biệt, ở bang Pennsylvania, nơi đang tranh chấp số phiếu đại cử tri cao nhất, có cáo buộc rằng những giám sát viên kiểm phiếu không được phép tiếp cận công việc kiểm phiếu sau bầu cử.


Nếu bằng chứng được này được đưa ra rõ ràng và thuyết phục, công việc nên bắt đầu sự với tham gia của Bộ Tư pháp và các cuộc kiểm phiếu cần phải được Tòa án Tối cao ủy quyền tại các bang chiến địa quan trọng.


Ngay sau cáo buộc trên, cơ quan kiểm duyệt tin của CNN đã nhanh chóng lan truyền rộng khắp nội dung “những giám sát viên kiểm phiếu không bị cản trở”. Chúng ta hãy chú ý những chi tiết sau đây để hiểu rõ hơn kỹ thuật thao túng của “cơ quan kiểm tin”.


Thung lũng Silicon quyết định những gì phải bị chôn vùi hoặc kiểm duyệt?


Đọc thêm »


Trong thời đại mà các thuật toán được lập trình bởi một nhóm kỹ thuật viên ở Thung lũng Silicon - quyết định những gì hiện ra trên màn hình trực tuyến, những gì phải bị chôn vùi hoặc kiểm duyệt - chúng ta sẽ hiểu “kiểm duyệt thông tin” đóng vai trò quyết định như thế nào. Các kỹ thuật thao túng sau đây sẽ trả lời cho câu hỏi liệu “những giám sát viên kiểm phiếu” có bị cản trở hay không?


Đầu tiên là sự khẳng định một thông tin cơ bản nhưng mơ hồ: Những giám sát viên kiểm phiếu không bị cản trở.


Về mặt kỹ thuật, đơn vị kiểm tin của CNN đã đưa tin đúng một phần. Nhưng, nó đã gây nên sự hiểu lầm nghiêm trọng, giữa khoảng thời gian trong cuộc bầu cử và sau cuộc bầu cử.


Bằng cách mập mờ, không cung cấp đầy đủ thông tin cho độc giả và những người theo dõi sự kiện khi đề cập đến việc kiểm phiếu bầu, truyền thông tiếp tục tuyên bố, một số giám sát viên kiểm phiếu đã được phép vào tòa nhà, do đó, hồ sơ đã khép lại. Cáo buộc của Tổng thống Trump là “sai sự thật”.



Đây là điều mà truyền thông đã khéo léo che giấu độc giả của mình, không phải những giám sát viên kiểm phiếu không vào được tòa nhà, mà là việc họ bị yêu cầu giữ khoảng cách xa nơi kiểm phiếu đến nỗi họ không có khả năng quan sát trong các khu vực kiểm phiếu chính.


Trên thực tế, khi tòa án địa phương Philadelphia ra phán quyết những giám sát viên kiểm phiếu có thể vào tòa nhà và cách quầy kiểm phiếu 1,8m. Nhưng khi đó, quầy kiểm phiếu do Đảng Dân chủ lãnh đạo đã di chuyển ra xa hơn tầm nhìn của các giám sát viên. Không có chi tiết nào trong số nội dung này được truyền thông dòng chính ghi nhận và cho công chúng biết.


Về bản chất, các giám sát viên kiểm phiếu không có tầm quan sát tốt trong các khu vực kiểm phiếu quan trọng. Chỉ riêng điều này đã vi phạm luật bầu cử và đặt ra câu hỏi về tính trung thực cũng như các nguyên tắc đạo đức. Đơn giản là mọi việc không diễn ra bình thường như các cuộc bầu cử trước và đủ khả nghi để yêu cầu sự can thiệp của tòa án.


Nếu ai đó chỉ dựa vào nguồn tin do "cơ quan kiểm tin" truyền thông cung cấp, người đó sẽ dễ dàng bị lừa và bị ru ngủ bằng việc chấp nhận một câu chuyện sai sự thật, rằng mọi thứ đều đang bình thường.


Tự do không miễn phí, và tin tức do các nhóm kiểm tin cung cấp không phải lúc nào cũng đúng.


Trong tác phẩm kinh điển “1984” của George Orwell, nhân vật chính của tiểu thuyết là Winston Smith. Ông làm việc tại Bộ Sự thật, nhiệm vụ của ông là sửa lại các bài báo cũ để các dữ liệu lịch sử luôn phù hợp để phục vụ đường lối hiện tại của Đảng.


Câu chuyện như một lời cảnh báo cho tất cả người Mỹ. Việc vũ khí hóa trong kiểm duyệt tin tức làm mất uy tín của các kênh truyền thông sử dụng nó.



Đã qua rồi cái thời các thành viên ở hai phía đối lập tranh luận về các dự luật đường cao tốc, chi tiêu quân sự... và sau đó vẫn có thể đi chơi golf cùng nhau. Chúng ta đang bước vào thời kỳ mà mỗi người cần có sự nhận thức rõ ràng, sáng suốt hơn bao giờ hết.


Năm trong số sáu đế chế truyền thông kiểm soát hầu hết mọi luồng thông tin - thấm đẫm quan điểm đầy bạo lực của cánh tả - rồi thẩm thấu xuống những phóng viên và những người kiểm duyệt thông tin, định hình cách tiếp nhận thông tin của công chúng, thậm chí cả các nhà lãnh đạo của chính phủ.


Tuy nhiên, họ đã tính toán sai và đánh giá thấp tinh thần của những người Mỹ luôn đồng hành với cuộc đấu tranh vì tự do - như thế hệ ông cha đã đặt nền móng xây dựng.


Kể từ sau những năm Obama cầm quyền, tinh thần đấu tranh vì tự do không ngừng phát triển từ số đông thầm lặng, nhưng bây giờ họ ít ngây thơ hơn, thẳng thắn hơn và thực sự thúc đẩy một làn sóng mới với động cơ cụ thể, họ là những người yêu nước, những người bảo vệ cẩn mật cho tự do, công lý và sự thật.


Những người thực hiện thăm dò dư luận và truyền thông đã không trung thực, ngay thẳng, đánh lừa công chúng rất nhiều về các con số.


Đảm bảo một quy trình bầu cử công bằng và không có tham nhũng là điều mà tất cả người Mỹ nên đấu tranh ngay từ giờ phút này, không chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn cho cuộc bầu cử lần này mà còn là tạo ra một tấm gương, một tiền lệ cho những lần bầu cử sau.


Tác giả bài viết: David Bolls hiện đang làm việc trong lĩnh vực an ninh quốc gia tại Washington.



© May May
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad