Nội hàm cao quý của người phụ nữ chính là thể hiện trong những lúc ‘ghen tuông’ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

Nội hàm cao quý của người phụ nữ chính là thể hiện trong những lúc ‘ghen tuông’


Bà Nam Phương biết chuyện, song đứng trước nhiều biến cố, bà vẫn giữ được phong cách hành xử tinh tế, nhân cách cao thượng. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)


Trong “muôn kiểu ghen tuông”, cũng không hiếm những “phong cách ghen tuông” - mà qua đó, phẩm chất thanh tao, nhân ái, giàu lòng vị tha của người vợ được biểu lộ và tỏa sáng.


Từ xưa đến nay, trong cuộc sống hôn nhân không hiếm những màn “chồng phụ bạc - vợ ghen tuông”, từ đó mà sinh ra muôn hình vạn trạng kiểu ghen tuông, từ hậm hực, tức giận, cơm chẳng lành canh chẳng ngọt, đến cả những việc đánh ghen, trả thù… cũng không phải là hiếm.


Như kế hoạch đánh ghen “ngoạn mục” của Hoạn Thư, cho một đội “biệt kích” chớp nhoáng bắt cóc Thúy Kiều đem về để hành hạ anh chồng phản bội cho bõ ghét. Hay như màn đánh ghen “rúng động một thời” bằng a-xít đối với vũ nữ Vũ Cẩm Nhung của bà Lâm Thị Nguyệt (biệt danh Năm Rađô) - vợ Trung tá Thức, đã phá hủy toàn bộ khuôn mặt và sự nghiệp của đối thủ; khiến bà chuốc lấy tiếng xấu muôn đời.



Thế nhưng, trong “muôn kiểu ghen tuông”, cũng không hiếm những “phong cách ghen tuông” - mà qua đó, phẩm chất thanh tao, nhân ái, giàu lòng vị tha của người vợ được biểu lộ và tỏa sáng.


Bức thư gửi ‘tình địch’ của Nam Phương hoàng hậu


Nam Phương hoàng hậu xuất thân từ một gia đình giàu có ở miền Nam. Được thừa hưởng nền giáo dục phương Tây và theo học tại một trường nữ nổi tiếng tại Pháp - Couvent des oiseaux, bà luôn có một cái nhìn thông thoáng và bao dung. Nhan sắc và trí tuệ của bà vào thời ấy có lẽ ít người sánh kịp.


Trước khi đồng ý trở thành chính thất của Hoàng đế Bảo Đại, điều kiện bà đặt ra là ông phải cam kết chung thủy “một vợ một chồng”, bỏ hẳn chế độ thê thiếp trong cung. Thế nhưng, cuộc đời của vị hoàng hậu cuối cùng này cũng gặp nhiều sóng gió như chính triều đại mà chồng bà - Hoàng đế Bảo Đại - cầm quyền.


Sau khi thoái vị vào năm 1945, năm 1946, cựu Hoàng Bảo Đại tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh (Trung Quốc), vì tình hình chính trị rối ren, nên khi công việc kết thúc, cựu hoàng đã lưu lại Hong Kong một thời gian.


Lúc này, bà vũ nữ Lý Lệ Hà - một trong những giai nhân xuất hiện trong cuộc đời cựu hoàng sau thời điểm ông thoái vị - đã sang Hong Kong tìm gặp ông.


Bà Nam Phương biết chuyện, song đứng trước nhiều biến cố, bà vẫn giữ được phong cách hành xử tinh tế, nhân cách cao thượng, cùng tình yêu thương chồng sâu sắc, đặc biệt thể hiện qua lá thư mà bà gửi cho “người thứ 3”.


Nam Phương hoàng hậu. (Ảnh: Wikipedia)


Nội dung lá thư như sau:
Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức Cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc Cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi Cựu hoàng, ta còn gặp lại nhau. Đức Từ cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương.


Không một lời mắng nhiếc, hờn giận hay trách móc, cũng không có cả những ngôn từ xúc phạm hay nhục mạ. Từng lời của bà Nam Phương đều rất chừng mực, nhẹ nhàng, từ tốn mà thanh tao. Không rõ bức thư đã ảnh hưởng đến tâm lý của Lý Lệ Hà đến đâu nhưng nhiều năm sau đó, bà ấy đã gìn giữ bức thư như một kỷ vật rất quan trọng của cuộc đời.


Kịch bản hôn nhân của tiểu thuyết gia nổi tiếng


Lucian Richet là tiểu thuyết gia người Pháp, nổi tiếng với các tác phẩm đa tình, lãng mạn, nhưng cuộc sống gia đình của ông sau 23 năm chung sống cùng người vợ dịu dàng lại khá bình lặng, đơn điệu. Rồi một ngày, chuyện gì đến đã đến, người phụ nữ Olga xinh đẹp, cuồng nhiệt, vừa mới ly hôn - đã bước chân vào gia đình tiểu thuyết gia Richet như một người thứ ba, khiến ông say mê và muốn ly hôn với vợ mình.



Tiểu thuyết gia suy cho cùng cũng chỉ là tiểu thuyết gia, ông nghĩ ra một kế. Ông viết một câu chuyện hư cấu, trong đó lồng vào hoàn cảnh hiện tại của vợ chồng ông. Kết chuyện, ông để đôi vợ chồng đó ly hôn, đặc biệt viết rằng: “Người vợ không còn yêu chồng nữa, không một giọt nước mắt, sau này cô ẩn cư ở một ngôi nhà nhỏ, sống nhờ vào sự trợ cấp của chồng cũ… nhàn nhã và ung dung tự tại…”


Ông đem bản thảo cho vợ đánh máy. Trong lòng ông cũng khá bất an, áy náy, không biết vợ mình sẽ phản ứng ra sao, nhưng cô vẫn tỏ thái độ bình thản như thường ngày.


Mãi đến khi tập truyện được đăng báo, ông mới vỡ lẽ. Hóa ra, vợ ông đã sửa lại đoạn kết rằng người chồng đã đưa ra đề nghị ly hôn, người vợ phải nín nhịn đau thương. Nhưng sau 23 năm kết hôn, người vợ vẫn giữ nguyên tình yêu thuần khiết của mình, cô đã đau buồn mà chết trong căn nhà nhỏ ven rừng.


Tiểu thuyết gia Richet kinh hãi, hối lỗi, lập tức cắt đứt quan hệ với người phụ nữ từng khiến ông “thần hồn điên đảo” ấy.


vợ ông đã sửa lại đoạn kết rằng người chồng đã đưa ra đề nghị ly hôn, người vợ phải nín nhịn đau thương. (Ảnh: Pixabay)


Lư phu nhân, vợ ông Phòng Huyền Linh là người tuyệt đẹp và có đức hạnh. Thời tuổi trẻ ông còn hàn vi, lại gặp lúc bệnh nặng, tưởng sắp chết, bèn gọi vợ là Lư thị đến căn dặn:


“Tôi bệnh nguy quá, nàng còn trẻ tuổi, không nên ở vậy, liệu mà ăn ở tử tế với người chồng sau”.


Lư thị nghe xong, nức nở khóc. Đoạn vào trong màn khoét một mắt bỏ đi, có ý tỏ cho chồng biết rằng dù ông có bất hạnh chết thì cũng không lấy ai nữa.


Không lâu sau, ông Huyền Linh khỏi bệnh. Sau ông đỗ đạt làm quan đến Tể tướng. Ông chỉ một niềm yêu mến, kính trọng vợ mình, không hề lấy người thiếp nào nữa. Người ngoài cho là vì ông sợ Lư thị có tính hay ghen.



Chính vua Đường Thái Tông muốn thử Lư phu nhân, một hôm cho hoàng hậu gọi bà vào cung và bảo: “Theo phép thường các quan đại thần vẫn có tì thiếp. Quan nhà ta tuổi đã cao, hoàng thượng muốn ban cho một mỹ nhân”.


Lư phu nhân nhất quyết không nghe. Đường Thái Tông nổi giận, mắng rằng: “Nhà người không ghen thì sống, mà ghen thì chết”.


Rồi sai người đưa cho một chén rượu, giả làm chén thuốc độc, phán rằng: “Đã vậy thì phải uống chén thuốc độc này”.


Lư phu nhân không ngần ngại, cầm chén uống hết ngay.


Đường Thái Tông thấy thế, bèn nói: “Ta còn phải sợ, nữa là Huyền Linh”.


Chân dung Phòng Huyền Linh. (Ảnh: Wikipedia)


Mặc dù không phải cuộc hôn nhân nào cũng hòa thuận, nhưng thực tế đó vừa hay chính là cơ hội để đôi bên hoàn trả những gì đã nợ nhau, là cơ hội để tâm chúng ta trở nên vị tha và quan tâm tới nhau hơn, đây chẳng phải là mục đích để hai người có thể tác thành vợ chồng sao?


Nói về tình nghĩa vợ chồng, có một bài thơ lấy bối cảnh người đi quân dịch nhớ gia đình, kể lại lúc mới lập gia đình, đã ước hẹn với vợ, chết sống hay xa cách cũng không bỏ nhau; nắm tay vợ mà hẹn ước sống với nhau đến già.


Ta nắm tay nàng,
Có duyên với nàng.
Chết sống hay xa cách, đã cùng nàng thành lời thề ước.
Ta nắm tay nàng,
Hẹn ước sẽ sống chung với nhau đến tuổi già.
Ta nắm tay nàng, còn gì phải truy cầu
(Kinh thi – Quốc phong – Kích cổ)


Nếu người chồng nào cũng có thể giữ lời hứa lúc ban đầu: “Ta nắm tay nàng... hẹn ước sẽ sống chung với nhau đến tuổi già”; thì có lẽ trên đời cũng sẽ không còn người vợ nào “biết” ghen tuông.



© Tâm An
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad