Khoản viện trợ 32 tỷ đô la từ gói cứu trợ COVID-19 cho ngành vận tải công cộng của Joe Biden là lãng phí - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

Khoản viện trợ 32 tỷ đô la từ gói cứu trợ COVID-19 cho ngành vận tải công cộng của Joe Biden là lãng phí


Một chuyến tàu điện ngầm tại ga Brooklyn ở Thành phố New York vào ngày 18/11/2020. (Spencer Platt / Getty Images)


Theo ông David Ditch, nhà nghiên cứu ngân sách và giao thông vận tải của tổ chức Heritage Foundation, hơn 32 tỷ USD hứa hẹn cho các cơ quan vận tải công cộng trong dự luật cứu trợ COVID trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden là khoản viện trợ quá mức và lãng phí. Ông nói khoản tiền đó là một nỗ lực nhằm duy trì những khoản “ngồi mát ăn bát vàng” vì mục đích chính trị.


Theo ông Jeff Davis, thành viên cấp cao của Viện chiến lược giao thông vận tải Eno, số tiền này chiếm khoảng 60% tổng chi phí toàn bộ hoạt động giao thông công cộng của năm 2018.


Do phương tiện giao thông công cộng đã nhận được khoảng 10 tỷ đô la trợ cấp hàng năm từ liên bang, việc bơm tiền mặt có nghĩa là, trong năm nay xe lửa và xe buýt sẽ chạy chủ yếu bằng viện trợ liên bang.


Ông Ditch cho biết điều này là bất cập.


Những nỗ lực giảm sự lây lan của đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã hạn chế việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở Mỹ. Số lượng hành khách hàng ngày sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở Thành phố New York, vốn là hệ thống giao thông công cộng lớn nhất của quốc gia, đã sụt giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này phản ánh gần đúng với tình hình trên toàn quốc, theo dữ liệu Quý 3/2020 từ Hiệp hội Giao thông Công cộng Hoa Kỳ.


Theo dữ liệu của Cục điều tra dân số Mỹ, có dưới 5% công nhân Mỹ sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi làm vào năm 2019. Nếu con số này cũng giảm cùng tốc độ với lượng người đi xe, thì chính phủ liên bang hiện đang trợ cấp cho mỗi người đi lại bằng phương tiện công cộng với mức hơn 5.000 đô la.


Đọc thêm »


Ban đầu, biện pháp phong tỏa trong đại dịch được coi là sự gián đoạn một lần của hệ thống cần được khắc phục với tiền của người đóng thuế. Nhưng đây không phải là cách chúng đang được sử dụng bây giờ.


Các trung tâm giao thông công cộng có xu hướng tập trung ở các khu vực đông dân cư do Đảng Dân chủ kiểm soát, nơi biện pháp phong tỏa dường như dao động và có thể được dỡ bỏ bất cứ lúc nào. Các ca tiêm chủng và số ca nhiễm mới giảm làm dấy lên hy vọng tình hình sớm trở lại bình thường. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ không mấy lạc quan và cho rằng các biến thể virus mới có thể kháng thuốc.


Lập luận mới nhất của ông Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Quốc gia về Dị ứng và Các bệnh Truyền nhiễm, là sự lây lan của virus vẫn cần được kiềm chế để làm chậm sự phát triển của các biến thể mới.


Trong khi đó, xu hướng trên thị trường lao động và bất động sản cho thấy xu thể thay đổi trong việc sử dụng phương tiện công cộng sẽ vẫn tồn tại vĩnh viễn. Mọi người đang di chuyển khỏi các thành phố lớn, có nghĩa là họ đi lại bằng ô tô con nhiều hơn. Nhiều công ty đang áp dụng chế độ làm việc thường xuyên hoặc một phần từ xa. Ngay cả những người đang bám trụ quanh thành phố cũng ngại lên xe buýt hoặc xe lửa đông đúc.


“Mọi thứ sẽ không thể quay trở lại như hồi năm 2019. Sẽ có những thay đổi dài hạn”, ông Ditch nói với The Epoch Times trong một cuộc điện thoại.


“Chính phủ liên bang không nên đóng băng mọi thứ như hồi tháng Hai năm ngoái. Cần phải thừa nhận rằng thế giới đã thay đổi và khi xem xét những vấn đề như giao thông công cộng hoặc hàng không, thì một số lý do khiến mọi người đi du lịch và một số loại hình du lịch sẽ thay đổi.


“Và cuối cùng, ngành hàng không của chúng ta có thể bị thu hẹp. Ngành vận tải của chúng ta cũng có thể bị thu hẹp”, ông nói.


Ưu tiên các phương tiện giao thông công cộng


Ông Ditch nói với The Epoch Times, gói cứu trợ khổng lồ phản ánh sự bất cập của các khoản trợ cấp cho giao thông công cộng của chính sách liên bang trong nhiều thập kỷ qua.


Nguồn tài trợ liên bang cho ngành vận tải thường đến từ Quỹ Highway Trust Fund (Quỹ Tín thác Xa lộ), được hỗ trợ bởi thuế nhiên liệu, nhưng đã nổi tiếng là nghiêng về bờ vực phá sản. Kể từ năm 2008, nó đã được cứu trợ với số tiền hơn 144 tỷ đô la từ tiền đóng thuế và sẽ cần nhiều hơn nữa trong năm nay để tránh phá sản, theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội.


Quỹ tín thác ban đầu được hình thành thông qua Đạo luật Viện trợ Đường cao tốc của Liên bang năm 1956 để tài trợ cho việc xây dựng hệ thống đường cao tốc giữa các tiểu bang, được bắt đầu như một dự án quốc phòng để di chuyển binh lính trên khắp đất nước.


Nhưng mục tiêu đó đã hoàn thành từ nhiều thập kỷ trước. Chi tiêu giao thông liên bang kể từ đó đã biến thành "con bò sữa hái ta tiền" cho các dự án cơ sở hạ tầng địa phương vốn bị ảnh hưởng bởi nạn quan liêu và các ưu tiên chính trị, ông Ditch và đồng nghiên cứu Nicolas Loris của tổ chức Heritage Foundation đã viết trong một bài báo năm 2019.


Một số tài trợ tiếp tục là nguồn cần thiết để bảo trì các tuyến đường cao tốc giữa các tiểu bang. Nhưng công tác bảo trì hiện nay chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong ngân sách chi tiêu liên bang.


“Mặc dù việc liên bang tập trung viện trợ hệ thống đường cao tốc liên tiểu bang là rất ý nghĩa trong thời kỳ xây dựng ban đầu, nhưng ngày nay động thái này của liên bang lại phản ánh sự thiên vị đối với việc công bố các dự án mới và tham dự lễ cắt băng khánh thành, so với công tác bảo trì để đảm bảo rằng các cơ sở hạ tầng hiện hành vẫn ở trong tình trạng tốt”.


Ông Ditch giải thích, việc đầu tư vào dự án giao thông có ý nghĩa về mặt chính trị.


“Nếu dự án được chính phủ liên bang tài trợ ở cấp cao nhất và chính phủ liên bang cắt séc cho tiểu bang hoặc chính quyền địa phương, điều đó có nghĩa là Thượng nghị sĩ, Đại biểu Quốc hội, Thống đốc, dân biểu tiểu bang và địa phương sẽ được hưởng công trạng và phải khen ngợi dự án đó”, ông nói.


Nhưng thêm một tầng chính quyền là thêm một tầng quan liêu, theo đó các dự án kéo dài thời gian hơn và tốn kém hơn, chưa kể đến những cân nhắc chính trị, chẳng hạn như ưu tiên những dự án lớn, lạ mắt hơn là những dự án thực tế.


“Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tăng giá trị tối đa cho các chính trị gia nhưng điều này làm giảm giá trị của cơ sở hạ tầng mà chúng tôi nhận được cho số tiền đầu tư”, ông Ditch nói.



Phương tiện công cộng cũng được quảng cáo là thân thiện với môi trường, nhưng điều đó chỉ áp dụng ở những khu vực đô thị đông đúc, nơi có nhiều người dân sử dụng. Ông Ditch cho biết, một khi tàu và xe buýt chứa chưa đầy một nửa số lượng hành khách, thì lợi ích này không tồn tại nữa, ông Ditch cho biết và giải thích rằng hầu hết các thành phố của Mỹ đều quá nhỏ hoặc trải rộng nên người dân không tận dụng hết phương tiện công cộng, chưa kể đến là người Mỹ có xu hướng thích đi ô tô con hơn.


Ông nói: “Việc cố gắng tưởng tượng rằng nếu chúng ta cứ ném tiền vào phương tiện giao thông công cộng thì các vùng khác của đất nước đều sẽ trở thành Thành phố New York là điều không tưởng và "sẽ không xảy ra."


Việc áp dụng biện pháp phong tỏa trong đại dịch đã làm suy yếu thêm triển vọng vận chuyển hành khách trên các phương tiện giao thông công cộng vì xe buýt và tàu thường buộc phải phải giảm công suất.


Ông Ditch cho biết, ngay cả một số ít các thành phố nơi phương tiện giao thông thịnh hành, như San Francisco, cũng đang giảm tần suất với biện pháp giãn cách xã hội để giữ mật độ dân số thấp một cách giả tạo thông qua luật phân vùng hạn chế.


Việc phân bổ ngân sách chi tiêu ưu tiên từ trung ương xuống tiếp tục dẫn đến tình trạng có một không hai, trong đó các chính trị gia địa phương bật mí rằng các dự án không nhất thiết phải dựa trên nhu cầu thực sự mà là dựa trên những gì được các quy định hiện hành của liên bang nhấn mạnh.


Ông Ditch nói: “Do thể thức tài trợ của liên bang, có rất nhiều tiểu bang và địa phương cuối cùng phải chi tiêu ngân sách cho ngành vận tải công cộng nhiều hơn là họ mong muốn.


Mặt khác, việc thay đổi hướng đi mang lại rủi ro chính trị khi các công đoàn thuộc ngành vận tải là chủ trì của một khối cử tri mạnh mẽ và khoản tài trợ cho chiến dịch tranh cử.


“Giai đoạn cuối” dường như chỉ là để “giữ cho mọi thứ diễn ra theo cách họ đang đi bởi vì những người lao động được đề cập trên có giá trị chính trị hơn những người khác”, ông Ditch cho biết.


Đọc thêm »



© Nguyên Hương
    The Epoch Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad