Giáo sư Tạ Văn Tài: ‘Đừng dồn dân vào chân tường’ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Giáo sư Tạ Văn Tài: ‘Đừng dồn dân vào chân tường’


Cảnh sát và người biểu tình đối mặt nhau trên quốc lộ 1 ở Bình Thuận, 11/6/2018

Hai ngày sau khi bùng phát các cuộc biểu tình đông đảo chưa từng thấy để phản đối kế hoạch cho thuê đất 99 năm và thành lập các đặc khu kinh tế, tình hình tại nhiều thành phố Việt Nam đã bắt đầu tạm ổn tuy mọi sinh hoạt vẫn chưa bình thường trở lại. Tại điểm nóng Bình Thuận nơi từng xảy ra bạo động, người dân bị cấm tụ tập, cấm dừng lại tại những địa điểm “nhạy cảm”.

Nhìn về Việt Nam từ Hoa Kỳ, một nhà quan sát tình hình Việt Nam nói các cuộc biểu tình lần này có điểm rất khác biệt so với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước đây. Trong câu chuyện với VOA-Việt ngữ, Giáo sư Tạ Văn Tài, từng giảng dạy tại Trường Luật, đại học Harvard nói các cuộc biểu tình tự phát là một dấu hiệu cho nhà cấm quyền, phải giải quyết những vấn đề gây bức xúc cho công chúng, đừng đẩy dân vào chân tường, dẫn tới tình trạng tức nước vỡ bờ.

"Tôi thấy các cuộc biểu tình là triệu chứng rất rõ rệt cho nhà cầm quyền phải tỉnh ngộ, đừng có nghĩ là con giun dẫm thì cứ dẫm mãi nó không quằn đâu. Nó sẽ quằn lên. ‘Chó cùng cắn càn’, tôi xin lỗi dùng cái danh từ đó. Con chó nó bị dồn đến đường cùng, nó sẽ cắn lại.”

Giáo sư Tạ Văn Tài:
Giáo sư Tạ Văn Tài:

“Tôi thấy các cuộc biểu tình là triệu chứng rất rõ rệt cho nhà cầm quyền phải tỉnh ngộ, đừng có nghĩ là con giun dẫm thì cứ dẫm mãi nó không quằn đâu. Nó sẽ quằn lên. ‘Chó cùng cắn càn’, tôi xin lỗi dùng cái danh từ đó. Con chó nó bị dồn đến đường cùng, nó sẽ cắn lại.”

Một số facebooker cũng đồng quan điểm đó khi ví von “cuộc bạo loạn hôm nay chỉ là cái lò xo bị nén lâu ngày, hôm nay nó bung ra”.

Giáo sư Tạ Văn Tài cho rằng trong những vấn đề gây bức xúc nhất có vấn đề về chủ quyền quốc gia và vấn đề mất đất đai. Ông cảnh giác chính quyền cần hành động để giải quyết những nỗi bức xúc đó.

“Mất đất đai của người ta mà không giải quyết cho người ta suốt 20 năm, để cho họ phải chịu đựng 20 năm trời thì đó là dồn họ vào đường cùng. Tất cả những cái đó là những ngòi nổ, những thùng thuốc súng có thể nổ bất cứ lúc nào, bây giờ trừ khi là dám bắn vào quấn chúng giống như người Tàu bắn vào sinh viên ở Thiên An Môn, trừ khi dám làm cái đó, còn rất có thể có sự bùng nổ.”

Trang mạng báo Pháp Luật cho biết vào đêm Chủ nhật 10/6, hàng ngàn người đã xông vào trụ sở UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận để đập phá, gây thương tích một số cán bộ viên chức. Tin lan truyền trên mạng nói có hai ca tử vong. Nhưng trong một cuộc họp báo chiều 11/6, Phó Trưởng Ban Thông tin Tỉnh Bình Thuận cải chính tin này. Ông Huỳnh Thái Dương khẳng định là không có cảnh sát hay người dân nào thiệt mạng trong các cuộc biểu tình “gây rối”. Ông tuyên bố những phấn tử kích động phá hoại sẽ bị cơ quan pháp luật xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Báo chí địa phương cho biết tại Bình Thuận, hơn 60 xe cộ, mô tô bị đập phá, thiêu rụi, một số trụ sở cũng bị phóng hỏa, gây thiệt hại đến nhiều tỉ đồng.

Đêm 11 rạng sáng 12-6, khoảng 100 thanh thiếu niên bị bắt giữ vì có hành vi dùng đá, bom xăng ném vào trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận.

Một kẻ quấy rối biểu tình ở Đà Nẵng bị bắt đưa lên xe.
Hình ảnh video cho thấy cảnh sát cơ động đã tăng cường sự hiện diện tại Bình Thuận. Dân địa phương cho biết họ được phép ra đường, nhưng bị cấm tụ tập.

Hôm 12/6/18, một cư dân ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận yêu cầu giữ kín danh tính cho Đài VOA biết tình hình đã tạm ổn định so với ngày hôm trước, tuy nhiên người dân bị cấm tụ tập và cấm dừng lại tại những địa điểm được cho là “nhạy cảm”.

“Giờ thì ổn định hết rồi, nhưng nói chung là người ta không cho ra đường nữa. Người ta hạn chế ra đường rồi người ta đưa lực lượng bảo vệ, cho ra đường nhưng không cho tụ tập, cấm dừng lại ở các khu vực mà nhạy cảm đó.”

Giáo sư Tạ Văn Tài cho rằng không nên dồn dân tới đường cùng, mà phải để cho họ bày tỏ chính kiến qua các cuộc biểu tình được hiến pháp cho phép. Ông nói không cần phải có luật biểu tình mới được đi biểu tình, mà biểu tình là một phần của tự do phát biểu, đã được ghi trong hiến pháp. Từ quan điểm của một Giáo sư luật, ông giải thích về quyền biểu tình của người dân Việt Nam:

“ Tôi thấy cái cách Việt Nam hay nói là cái gì phải làm luật thì mới được làm, là trái hẳn cái tinh thần pháp trị. Pháp trị trên khắp thế giới là, cái gì mà luật không cấm là làm được. Hiến pháp đã nói là được quyền phát biểu, mà trong đó có quyền phát biểu bằng các cuộc biểu tình thì bây giờ không phải có luật mới được đi biểu tình. Vấn đề chính là cứ đi biểu tình theo hiến pháp đi. Nếu mà người biểu tình phá hoại tài sản thì có những luật khác về phá hoại tài sản, làm mất trật tự công cộng, thì trong luật hiến pháp cũng như các công ước về các quyền tự do, có những hạn định cho các quyền tự do biểu tình, tự do phát biểu, bằng yếu tố gọi là an ninh quốc gia, trật tự công cộng. Nhà cầm quyền có thể sử dụng các biệt lệ đó để mà nói rằng những người biểu tình đã đi quá quyền tự do của mình, phá hoại tài sản làm mất trật tự công cộng. Chứ còn chẳng cần phải đợi cái luật biểu tình thì mới được đi biểu tình.”

Ngày 12-6, một nguồn tin cho biết Công an tỉnh Bình Thuận vẫn đang lấy lời khai, trích xuất camera để xác định vai trò của các phần tử gây rối, ném đá, ném bom xăng của gần 100 thanh thiếu niên xảy ra vào đêm 11 rạng sáng 12-6.

Bình Thuận là nơi mà người dân trong nhiều năm qua đã bị dồn nén vì nhiều vấn đề bức xúc lâu ngày không được chính quyền quan tâm giải quyết. Trong các vấn đề nổi cộm có vấn đề đất đai và những tác hại về môi trường,do nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân và thép Cà Ná thải khí thải độc hại và thải bùn xuống biển, gây ra.


VOAn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad