Cảng Cam Ranh là chìa khóa để Trump thoát khỏi bế tắc chính trị! - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Cảng Cam Ranh là chìa khóa để Trump thoát khỏi bế tắc chính trị!


Cảng Cam Ranh là chìa khóa để Trump thoát khỏi bế tắc chính trị!  (Ảnh minh họa: Nguồn tư liệu)

Dù không tham chiến tại Việt Nam một cách trực tiếp nhưng tổng thống đắc cử Donald Trump vẫn hiểu rất rõ vai trò quan trọng của cảng Cam Ranh đối với cuộc chiến này, một cuộc chiến mà Hoa Kỳ phải ráng sức ngăn chặn sự bành trướng của thảm họa Cộng Sản ra toàn vùng Đông Nam Á vào những năm 1960 và 1970. Vai trò quan trọng của cảng Cam Ranh cũng không hề suy giảm cho những toan tính can dự quân sự sắp tới đây của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á khi ông Trump trở thành tổng thống quốc gia này. Các cố vấn quân sự của ông thừa biết điều đó. Bản thân ông Trump cũng thừa biết điều đó.

Lịch sử ba chìm bảy nổi của cảng Cam Ranh gắn liền với mọi cuộc hải chiến quan trọng lừng lẫy trong vùng.

Năm 1905, hạm đội Baltic của Sa Hoàng trên đường tấn công Nhật Bản đã nghỉ ngơi tại cảng Cam Ranh để lấy thêm than, nhiên liệu chủ yếu cho các chiến hạm của Nga thời bấy giờ.

Hải quân Nhật Bản từ năm 1941 đến năm 1944 đã dùng cảng Cam Ranh để phát động mọi cuộc hải chiến xâm lược Đông Nam Á, trong đó có cả tiến chiếm Mã Lai với eo biển Malacca và cả đảo Singapore, lúc bấy giờ là một đảo thuộc quần đảo Mã Lai. Quân đội Đồng Minh thúc thủ trên bộ tai Mã Lai trước ưu thế hỏa lực hùng hậu của quân đội Nhật được tiếp tế liên tục xuất phát từ cảng Cam Ranh.

Hải quân Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch Gratitude liên tục oanh kích cảng Cam Ranh suốt tháng Giêng năm 1945 nhằm đảm bảo hải lộ Bắc tiến của mình được an toàn khiến cảng này cùng mọi chiến hạm Nhật còn đóng tại Cam Ranh hoàn toàn bị phá hủy. Trớ trêu thay, hai mươi năm sau, Hoa Kỳ lại buộc phải xây lại nơi này thành một căn cứ quân sự Không- Hải lớn nhất nhì Đông Nam Á, tiếp vận cả trăm ngàn tấn quân nhu cũng như hàng ngàn binh sĩ cho cuộc chiến ngăn chặn thảm họa Cộng Sản từ hướng Bắc tràn xuống, lăm le tàn sát làm cỏ người dân ba nước Đông Dương cũng như các nước khác trong vùng.

Sau năm 1975, Hải quân Liên Xô đã sử dụng cảng Cam Ranh để dự phòng trường hợp xấu nhất là nếu như Trung Cộng có thể tiến chiếm được Hà Nội và Hải Phòng thì Liên Xô có thể sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp tục tiếp vận quân nhu và kinh tế cho Việt Cộng.

Với hỏa tiễn hiện đại ngày nay thì trên lý thuyết, đương nhiên không có mục tiêu nào mà không thể bị phá hủy, thế nhưng muốn phá hủy hoàn toàn cảng Cam Ranh bằng hỏa tiễn cũng rất khó. Cảng Cam Ranh là cảng nước sâu khiến các đại chiến hạm lẫn tàu ngầm ra vào dễ dàng, nhưng Cảng Cam Ranh lại nằm sâu kín ở bên trong, có đảo che chắn trước mặt, có đồi cao án ngữ xung quanh khiến địa dư vô cùng thuận lợi cho phòng thủ và làm khả năng thành công của đối phương khi tấn công bằng hỏa tiễn bị giảm đi rất nhiều.

Trung Cộng cần đe dọa và đủ sức khống chế eo biển Malacca cho thiệt nhanh khi cần thiết vì eo biển này là huyết mạnh chuyên chở dầu hỏa nhập khẩu về cho Trung Cộng. Eo biển này mà bị Hoa Kỳ đóng lại thì Trung Cộng sẽ không thể đem dầu về cho xứ sở mình để rồi dẫn đến tình trạng thiếu hụt và tê liệt mọi mặt ngay sau đó. Mức dự trữ dầu hỏa của Trung Cộng chỉ có thể duy trì trong khoảng một tháng đến sáu tháng là tối đa, nếu như báo cáo của Bắc Kinh đáng tin cậy.

Vì vậy, sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ nếu có tại cảng Cam Ranh khiến mọi hy vọng khống chế eo biển Malacca bằng vũ lực của Trung Cộng không cách gì thực hiện được. Cảng Cam Ranh ở vị thế có thể chận đứng mọi hải lộ điều quân xuống phương nam của Trung Cộng.

Quyền lợi kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng gắn chặt ở nhiều mặt thì giới chóp bu của hai xứ sở này dù căng thẳng leo thang vẫn ráng cố né tránh tối đa sự xung đột khi thấy bất lợi vẫn còn nghiêng về mình nếu tranh chấp xảy ra. Và từ đó, cảng Cam Ranh bỗng nhiên cưu mang những bí mật thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Cộng. Muốn Mỹ đừng hiện diện tại cảng Cam Ranh thì Trung Cộng cần phải nhượng bộ điều gì cho Mỹ và ngược lại, Mỹ cần phải làm gì để Trung Cộng không thể trú đóng hải quân tại Cam Ranh?

Thế nhưng, Trump ở vào vị thế hết cách chọn lựa mà phải vứt bỏ những thỏa hiệp ngầm giữa Mỹ Trung về cảng Cam Ranh trước đây nếu muốn trở thành một vị tổng thống thành công. Tại sao?

Trước hết, tổng thống tân cử Donald Trump hứa hẹn một cuộc chiến mậu dịch với Trung Cộng để cắt giảm hay xóa bỏ hoàn toàn mức thâm hụt mậu dịch lên đến trên hai trăm tỷ Mỹ kim trong bao nhiêu năm qua. Trong lúc vận động tranh cử, chính Trump đã phát biểu gây sửng sốt mọi người như sau: "We can't continue to allow China to rape our country", tạm dịch ý là: "chúng ta không thể nào để Trung Cộng cứ bức hiếp kinh tế đất nước mình mãi." Chữ "rape" là một chữ rất nặng nề, dùng để chỉ sự hãm hiếp bức dâm. Ông Trump dùng chữ này trước mọi cử tri cho thấy ông đã có chủ ý và quyết tâm đối đầu thẳng tay với Trung Cộng về mậu dịch nếu đắc cử. Mức thâm hụt mậu dịch khổng lồ này làm nền sản xuất của Hoa Kỳ tan nát và khiến tình trạng thất nghiệp trong giới thợ thuyền lao động lẫn giới tay nghề trí thức, luôn duy trì ở mức quá cao trong suốt bao năm qua, từ 5 % đến 12 % dân số- theo ước tính của chính phủ Liên Bang. Con số thực tế được giới chuyên gia kinh tế cho là có thể cao hơn.

Điều quan trọng là thâm hụt mậu dịch quá lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng suốt bao nhiêu năm qua khiến lần hồi các công ty lớn của Hoa Kỳ lâm vào nợ nần khủng hoảng và bị Trung Cộng thâu tóm. Với phương thức tư bản nhà nước độc quyền, Trung Cộng dư sức thâu tóm mọi công ty lớn hay quan trọng của Hoa Kỳ mà không cần lo lắng tính toán đến hậu quả lời lỗ. Trung Cộng càng thâu tóm nhiều công ty quan trọng then chốt thì nước Mỹ càng không có cơ hội làm cho thị trường lao động được sáng sủa khi sức bật kinh tế của quốc gia bị yếu hẳn đi. Đó là chưa kể an ninh kinh tế và quốc phòng của Hoa Kỳ bị khống chế đe dọa nếu các đại công ty then chốt của Hoa Kỳ ở mọi lãnh vực đều quỵ ngã vào bàn tay của Bắc Kinh.

Trung Cộng có thể mua một công ty quan trọng của Hoa Kỳ, lấy được bản quyền và kỹ thuật rồi đóng cửa các cơ sản xuất của công ty này tại nước Mỹ và mở phân xưởng tại lục địa Trung Hoa khiến thất nghiệp lây lan hàng loạt không cứu vãn tại Mỹ. Đương nhiên, để che mắt công luận và chính phủ Hoa Kỳ, Trung Cộng sẽ giữ lại các bộ phận nghiên cứu và phân phối của công ty vừa bị thâu tóm. Trung Cộng cũng có thể che mắt dư luận bằng cách vẫn giữ mọi phân xưởng của công ty vừa thâu tóm nhưng lại cung ứng mọi nguyên vật liệu cần cho sản xuất đem từ Trung Cộng qua khiến hàng loạt các công ty bạn hàng nào giờ cung ứng nguyên vật liệu cho công ty vừa bị thâu tóm này đi đến phá sản hoặc phải cắt giảm sản xuất nên sa thải nhân viên hàng loạt.

Qua năm tháng, nước Mỹ lần hồi đã nhận rõ Trung Cộng gia tăng thâu tóm các công ty quan trọng của đất nước mình khiến nạn thất nghiệp chỉ có tăng chứ không có giảm như nhiều nhà kinh tế lầm tưởng. Đó là chưa kể Hoa Kỳ bị chảy máu kỹ thuật tân tiến ở mức độ khủng khiếp khiến kinh tế đất nước bị chậm lại và thiệt hại không thể ngờ được.

Thặng dư mậu dịch cả trăm tỷ kéo dài từ năm này qua năm nọ lại càng giúp thêm sức mạnh tài chánh để Trung Cộng thâu tóm các công ty Hoa Kỳ một cách thoải mái. Tân tổng thống Trump muốn nước Mỹ thịnh vượng trở lại như những năm 1960 thì không thể nào để thâm hụt mậu dịch lên đến cả trăm tỷ Mỹ kim cứ tiếp diễn khiến Trung Cộng có thêm tài lực dồi dào mà thẳng tay thâu tóm hết công ty quan trọng này đến công ty quan trọng khác của Hoa Kỳ ở mọi ngành, ở mọi lãnh vực từ nghiên cứu đến dịch vụ hay sản xuất.

Không nên lầm tưởng rằng căng thẳng mậu dịch không bao giờ dẫn đến chiến tranh mà ngược lại, chính những xung khắc về kinh tế mà trong đó có căng thẳng mậu dịch, là nguyên nhân chủ yếu nhưng rất thầm lặng của mọi cuộc chiến trong quá khứ. Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Hoa Kỳ mở màn đệ nhị thế chiến ở Á châu cũng là hoàn toàn muốn bức phá ra khỏi sự cô lập kinh tế áp đặt bởi Hoa Kỳ. Căng thẳng tại biển Đông giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng hiện nay cũng là ngấm ngầm muốn chia sẻ nguồn dự trữ dầu hỏa cũng như thị trường Đông Nam Á, đang ngày một sinh động. Đó là chưa kể căng thẳng tại biển Đông cũng ít nhiều liên quan đến hải lộ mậu dịch vận chuyển hàng hóa qua lại có thể lên đến 40 ngàn tỷ Mỹ kim.

Như vậy, căng thẳng mậu dịch giữa Mỹ - Trung leo thang ngày càng gay gắt do những ép buộc từ tổng thống Trump sẽ dẫn đến tranh chấp võ trang nhanh hơn nhiều nhà phân tích lầm tưởng. Những lý lẽ chính đáng như "tự do hàng hải", "luật biển", "công pháp quốc tế "không khiến hai nước Mỹ - Trung đối đầu võ trang như thực tế tám năm qua dưới thời tổng thống Obama mà mọi người đã thấy. Sự can thiệp của Hoa Kỳ tại biển Đông trong thời quan qua vẫn bị chỉ trích từ mọi giới là quá rời rạc và giới hạn.

Do đó, tân tổng thống Trump hy vọng nếu gia tăng hiện diện quân sự tại cảng Cam Ranh sẽ khiến Trung Cộng phải lùi lại mà buộc thỏa mãn những điều kiện kinh tế mậu dịch mới từ tòa Bạch Ốc để có thể tiếp tục chủ động đảm bảo hải lộ chuyên chở dầu hỏa qua ngã Malacca vào Hoa lục. Tuy nhiên, nền kinh tế của Trung Cộng thật sự cần thặng dư mậu dịch trên cả hai trăm tỷ đối với Hoa Kỳ để tiếp tục tạo công ăn việc làm cho cả tỷ người, nhất là trong tình trạng kinh tế của Trung Cộng hiện nay đang bị co cụm lại ngày càng tệ hại. Nếu nay mậu dịch bị thu hẹp hay quân bằng giữa Mỹ Trung thì Trung Cộng lấy thặng dư ở đâu ra để tiếp tục ổn định an ninh kinh tế và tạo việc làm?

Đảng Cộng Sản còn tồn tại trên quyền lực ở Trung Hoa hoàn toàn là nhờ vào những hứa hẹn ổn định định kinh tế và tạo việc làm. Thất nghiệp gia tăng, nhất là thất nghiệp ở giới trẻ gia tăng thì súng ống đâu mà đảng Cộng Sản cầm quyền có đủ để trấn áp cả tỷ người dân bạo loạn vì bất mãn và nghèo đói thất nghiệp?

Cho nên, lãnh đạo Trung Cộng không thể nào nhún nhường và chấp thuận những đòi hỏi của Trump về mậu dịch khiến Trump sẽ tìm đủ cách hiện diện quân sự tại Cam Ranh nhằm đe dọa thẳng thừng đến Bắc Kinh, buộc Bắc Kinh nhượng bộ về mậu dịch. Bắc Kinh quyết tâm kháng cự đòi hỏi mậu dịch của Trump, vì nhượng bộ mậu dịch sẽ là tự sát về chính trị cho Cộng đảng cầm quyền. Do đó, Trung Cộng lại càng phản ứng gay gắt trước sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Cam Ranh khi biết Trump cố tình sử dụng cảng Cam Ranh như là tiền đồn trong mưu đồ phong tỏa năng lượng, ép buộc mình phải thay đổi đối sách mậu dịch để hải lộ dầu hỏa được thông ngang qua Cam Ranh.

Nội bộ chính trường Hoa Kỳ cũng ít nhiều chi phối dẫn đến quyết tâm của tổng thống Trump dùng cảng Cam Ranh làm sức ép lên Bắc Kinh.

Dù đảng Cộng Hòa đang nắm cả lưỡng viện nhưng không có nghĩa là Trump sẽ được bọn nghị sĩ tận tâm ủng hộ như các vị tổng thống cùng đảng tiền nhiệm. Ngược lại, bọn trong đảng chống phá Trump trên mọi mặt cũng gay gắt không kém gì đảng Dân chủ. Từ lâu, Trung Cộng đã có một mối giao hảo sâu rộng với giới chóp bu đảng Cộng Hòa. Chính đảng Cộng Hòa chủ trương bắt tay với Trung Cộng ngay từ những ngày đầu của thập niên 1970 từ kinh tế đến chính trị nhằm phân tán sức mạnh của Liên Xô. Ngoại trưởng Henry Kissinger và tổng thống Nixon là hai nhân vật Cộng Hòa ở cương vị cao cấp nhất của chính phủ đã viếng thăm Trung Cộng đầu tiên trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Giới chức thượng nghĩ sĩ dân biểu Cộng Hòa trong Quốc hội luôn luôn ủng hộ phê chuẩn quy chế ưu đãi kinh tế mậu dịch cho Trung Cộng trong suốt bao năm qua mở ra thời đại thâm hụt mậu dịch kéo dài cho Hoa Kỳ trước Trung Cộng.

Tổng thống Trump đi ngược lại đường lối của đảng Cộng Hòa gây hấn với Trung Cộng về kinh tế, nhất là trong lãnh vực mậu dịch, nên sức chống đối ông từ trong đảng chỉ có tăng theo thời gian chứ dứt khoát sẽ không giảm!

Hơn nữa, những chống đối từ xã hội đối với Trump chỉ có khuynh hướng leo thang chứ không có suy giảm. Lý do là vì Trump muốn loại bỏ bớt ảnh hưởng của tài phiệt Do Thái trên chính trường. Nhóm tài phiệt này, ngoài việc có khả năng thao túng kiểm soát tiền tệ, họ còn là chủ nhân ông của các hãng truyền thống lớn danh tiếng tại nước Mỹ, nên đủ khả năng lèo lái công luận tấn công khuyết điểm của ông Trump tối đa hỏa lực để hạ bệ uy tín và làm sút giảm niềm tin của người dân đối với ông.

Thế hệ của Trump điều hiểu rõ, Hoa Kỳ không đạt được kết quả như mong muốn tại cuộc chiến Việt Nam khi cố gắng ngăn chận thảm họa Cộng Sản ở Á châu, không phải là vì giới chức quân sự thất bại, mà chính những thành công quân sự trên chiến trường đã bị giới truyền thông Mỹ gốc Do Thái tường trình xuyên tạc khôn khéo để dư luận xã hội lầm tưởng cuộc chiến ngăn cản thảm họa Cộng Sản tại Việt Nam của Hoa Kỳ là vô nghĩa và đang thất bại. Cuộc tranh cử cam go của Trump vừa qua cũng đã khiến ông nhận ra giới truyền thông do Do Thái làm chủ lúc nào cũng chờ sẳn để ồ ạt tấn công ông từ mọi góc cạnh.

Do đó, tổng thống Trump sẽ đi đến hết đường lựa chọn và chỉ có phát động chiến tranh tại biển Đông hòng buộc Trung Cộng ngoan ngoãn chấp nhận những điều kiện kinh tế của Trump mới khiến cả nước đoàn kết đứng đàng sau tổng thống Trump theo truyền thống sẵn có nào giờ của người Mỹ. Cảng Cam Ranh chính là chìa khóa để mở cửa cuộc chiến tranh này.

Và tổng thống Trump cần dùng cảng Cam Ranh để mở cửa chiến tranh càng sớm càng tốt vì không có chiến tranh tại Đông Nam Á, nước Mỹ sẽ chẳng bao giờ giàu có thịnh vượng trở lại như ông Trump mong muốn.

© Nguyễn Trọng Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad