Chính phủ Việt Nam cho biết đã ký một thỏa thuận bí mật với Formosa Plastics, trong đó ngăn chặn cả hai bên trong việc tiết lộ bất kỳ thông tin chi tiết của thỏa thuận.
|
Các kháng cáo nhằm tăng mức phạt lên 10 lần, từ 560 triệu tệ Đài Loan lên 5,58 tỷ tệ Đài Loan.
Trong nhiều năm qua, nhiều nhân viên của RCA ở Đài Loan đã bị tiếp xúc với các chất ô nhiễm gây ung thư. Các nhân viên đã không được trang bị với các thiết bị an toàn thích hợp, họ cũng không được thông báo về những rủi ro gắn liền với công việc của họ.
Khoảng 2.000 đến 3.000 nhân viên trong tổng số 20.000 người đã bị ung thư và đã có 216 người bị chết.
Trong cùng tháng với thời điểm kháng cáo bị từ chối, một vùng biển trải dài 200 km thuộc ven biển ở miền Trung Việt Nam đã bị phát hiện ô nhiễm nghiêm trọng.
Các chất ô nhiễm đã giết chết hàng tấn cá, phá hủy môi trường, và cùng với nó đến đời sống của hàng trăm ngàn cư dân.
Nhưng nguồn gốc của vụ việc mà Thủ tướng Việt Nam gọi là "thảm họa môi trường tồi tệ nhất nước từng thấy", gây ra không phải bởi một công ty đa quốc gia phương Tây mà là do một nhà máy thép Đài Loan sở hữu bởi một công ty con của tập đoàn hóa dầu Formosa Plastics.
Hai sự cố, mặc dù cách nhau gần 30 năm, chịu sự tương đồng nổi bật.
Sự khác biệt duy nhất bây giờ, đó là Đài Loan đã chuyển từ nạn nhân thành kẻ bách hại.
Các cuộc biểu tình bị đàn áp, vụ kiện bị từ chối, hoạt động phục hồi.
Vào cuối tháng Sáu năm 2016, một đại diện của Công ty Formosa Plastics đã xin lỗi người dân Việt.
Công ty nhận trách nhiệm về việc gây ô nhiễm nước sau khi phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào trong hai tháng trước đó.
Chính quyền trung ương của Việt Nam nhận bồi thường 500 triệu USD từ Formosa để đền bù cho cư dân.
Nhưng cho đến nay, những người bị ảnh hưởng bởi vụ việc vẫn chưa nhận được một đồng đô la tiền bồi thường nào, và không có bằng chứng khoa học cho thấy rằng các vùng nước bị ô nhiễm hiện nay đã được tẩy rửa.
Trong khi đó, nhà máy thép đã nối lại hoạt động, bất chấp phản đối tiếp từ người dân địa phương và người Việt khắp nơi trên thế giới.
Trong tám tháng kể từ đó, hàng tấn cá chết tiếp tục dạt vào bờ.
Nhà hoạt động nhân quyền và linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng, khi nói với The China Post hôm thứ sáu, cũng tuyên bố rằng hai công nhân được Formosa Plastics giao nhiệm vụ lặn dưới nước và kiểm tra trên các đường ống dẫn chất thải phóng ra đã chết.
Theo tờ báo Việt Nam Express, nhiều cuộc biểu tình hòa bình bên ngoài nhà máy thép Hà Tĩnh và trụ sở Formosa Plastics tại Việt Nam biến thành bạo lực khi lực lượng cảnh sát và lực lượng bảo vệ đánh đập người biểu tình, trong khi nhiều nhà báo công dân bị giam giữ trong nhiều ngày với cáo buộc “kích động bất ổn xã hội bằng cách chụp ảnh các cuộc biểu tình để đăng bài trên phương tiện truyền thông xã hội”.
Một tòa án Việt Nam từ chối một vụ kiện với hơn 500 đơn kiện của cư dân, những người cho rằng cuộc sống của họ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự cố.
Thêm dầu vào lửa, một đại diện của Formosa Plastics tên Chu làm người dân địa phương tức giận bằng cách nói với một cuộc họp báo được tổ chức ngay sau khi vụ việc vỡ lở rằng Việt Nam phải lựa chọn một trong hai, giữa cá hay phát triển công nghiệp của đất nước.
Câu nói của Chu đã dẫn đến chiến dịch #ichoosefish trên phương tiện truyền thông xã hội, tạo ra một làn sóng lên án chống lại Formosa Plastics và tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế về vụ việc.
Thỏa thuận bí mật
Nhưng bất chấp sức ép từ các nhóm trong và ngoài Việt Nam, Formosa Plastics vẫn từ chối để làm rõ những hợp chất hóa học nào đã được xả thải vào nước biển, những tai hại mà chúng đã và sẽ gây ra cho con người và môi trường, và mất bao lâu để phục hồi các hệ sinh thái địa ven biển và các chi tiết của bất kỳ hoạt động dọn dẹp nào.
"Việc bồi thường là rất quan trọng cho người dân để họ có thể qua được những tháng khó khăn, nhưng những gì họ quan tâm nhất là làm thế nào để có được cuộc sống bình thường của họ trở lại", Linh mục Việt Hùng cho biết, người hiện đang ở Đài Loan để tìm kiếm sự hỗ trợ từ Chính phủ ở Đài Bắc.
"500 triệu Mỹ kim đã bốc hơi vào không khí. Chúng tôi muốn minh bạch, chúng tôi muốn biết Chính phủ sử dụng số tiền đó như thế nào, và khi nào chúng ta có thể bắt đầu đánh bắt cá một lần nữa"
Chính phủ Việt Nam cho biết đã ký một thỏa thuận bí mật với Formosa Plastics, trong đó ngăn chặn cả hai bên trong việc tiết lộ bất kỳ thông tin chi tiết của thỏa thuận.
Dân biểu Chen Man-li của Đảng Dân chủ Cấp tiến (Democratic Progressive Party) đã tổ chức một buổi điều trần công khai hồi tuần trước về vụ việc, thu thập ý kiến từ các nhóm dân sự về cách pháp luật của quốc gia có thể được sửa đổi để đảm bảo rằng không một công ty Đài Loan nào có thể lặp lại các hành động tương tự như Formosa Plastics trong tương lai.
Mời xem Video: Chấn Động: Công bố Kết luận kẻ chủ mưu đầu độc phóng xạ Nguyễn Bá Thanh là ai?
Chen nói với tờ The China Post rằng pháp luật hiện hành không ngăn chặn một công ty địa phương trong việc ký hợp đồng bảo mật như vậy với các chính phủ nước ngoài, cũng như không thể buộc các công ty Đài Loan tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về kiểm soát ô nhiễm khi hoạt động ở nước ngoài.
Chen cho rằng, với mong muốn của Đài Loan trong việc mở rộng lợi ích thương mại của mình ở nước ngoài - đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á, nơi luật bảo vệ môi trường là tương đối yếu rằng “Chúng ta phải nhớ không bao giờ trở thành RCA, một công ty mà chúng ta vô cùng phẫn nộ”.
Sun Hsin Hsuan
Theo China Post
Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ
VNTB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét