Nhà nghiên cứu lâu năm về hải quân Trung Quốc cuối tuần trước viết trên Twitter rằng “dường như tàu Hải Dương 8 mở rộng thăm dò ở khu vực gần bờ biển Việt Nam hơn”. Hãng tin Reuters sau đó dẫn dữ liệu hàng hải nói rằng tàu này “khảo sát ở Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam”, “cách đảo Phú Quý 102 km về phía đông nam và cách bờ biển Phan Thiết 185 km”.
Diễn biến mới nhất chưa được cả Việt Nam và Trung Quốc xác nhận hay phủ nhận này đã gây ra nhiều tranh luận trên mạng xã hội. Tới nay, Hà Nội cũng không có bình luận gì về tin nói rằng Việt Nam mới đây triển khai tàu hộ vệ tên lửa Quang Trung đến gần Bãi Tư Chính.
Một bạn đọc có tên Liem Thanh viết trên trang Facebook của VOA tiếng Việt: “Tại sao để nó vào gần bờ? Tại sao không bắn hoặc bắt giữ nó?”
Một người khác tên là Duoc Nguyen bình luận: “Vấn đề là không để chúng biến không thành có (có nghĩa là biến vùng biển hòan toàn của Việt Nam… thành vùng biển đang tranh chấp)”.
Ông Phạm Quang Vinh, cựu Đại sứ Việt Nam ở Mỹ, hôm 24/8 tweet lại bản tin trước đó của Reuters về việc Hải Dương 8 tiến gần tới vùng duyên hải của Việt Nam, cũng như của ông Martinson về hoạt động gần đây của tàu này.
Vì là láng giềng của Trung Quốc, rõ ràng họ [Việt Nam] phải rất cẩn trọng trong quan hệ ở khu vực.
Đô đốc Schultz của Mỹ nói.
Một người sử dụng có tên Minh Hoàng đặt câu hỏi trong phần bình luận dưới đoạn tweet lại của ông Vinh rằng “tàu China [Trung Quốc] vào sâu trong lãnh thổ vậy nước ta không làm gì được sao thưa Ngài”, nhưng không nhận được câu trả lời.Đô đốc Schultz của Mỹ nói.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao kỳ cựu này có dẫn lại tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trên cổng thông tin của chính phủ Việt Nam, trong đó có đoạn: “Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật của Việt Nam”.
Trong một cuộc họp báo mới đây, khi được hỏi về việc Mỹ sẽ hợp tác như thế nào nhằm củng cố quyền tự do hàng hải với các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Đô đốc Karl L. Schultz, Tư lệnh Tuần duyên Mỹ, đề cập tới điều mà nhiều người từng nhận định là "thế kẹt" của Việt Nam.
“Vì là láng giềng của Trung Quốc, rõ ràng họ [Việt Nam] phải rất cẩn trọng trong quan hệ ở khu vực”, Đô đốc Schultz nói thêm.
Với việc phát ngôn viên Bộ Ngoại giao hai nước đã nhiều lần lên tiếng đáp trả lẫn nhau đồng thời khẳng định quyền chủ quyền và quyền tài phán về Bãi Tư Chính, ông Martinson cho rằng ông “không thấy” giải pháp mà hai nước có thể áp dụng để làm giảm căng thẳng hiện thời.
“Theo quan điểm của tôi, Việt Nam rõ ràng có sự hậu thuẫn của luật pháp quốc tế. Chính phủ Việt Nam biết điều này. Nhưng Trung Quốc cũng tin rằng công lý đứng về phía họ", chuyên gia Martinson nhận định.
"Hơn thế, Bắc Kinh phải xem xét các hệ quả thực tiễn từ việc cho phép Việt Nam thực hiện hoạt động thăm dò. Các nước khác cũng có thể làm theo. Vì thế, tôi không thấy bất kỳ ai thoái lui”.
Viễn Đông
Blog VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét