Chuẩn bị ‘tình huống xấu nhất’, nhưng sẽ đánh chác ra sao? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

Chuẩn bị ‘tình huống xấu nhất’, nhưng sẽ đánh chác ra sao?


Ngay sau khi xuất hiện tàu cẩu lớn nhất thế giới của Trung Quốc là Lam Kình ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 3/9/2019, chỉ cách đường cơ sở của Việt Nam chưa tới 11 hải lý và cách đảo Lý Sơn chỉ khoảng 30 hải lý về phía nam, đã nổi lên dư luận “ta đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất” đầy lo lắng và lo sợ trong nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam.

Hải Dương 981, hồi tháng Năm, 2014.

Ngay sau khi xuất hiện tàu cẩu lớn nhất thế giới của Trung Quốc là Lam Kình ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 3/9/2019, chỉ cách đường cơ sở của Việt Nam chưa tới 11 hải lý và cách đảo Lý Sơn chỉ khoảng 30 hải lý về phía nam, đã nổi lên dư luận “ta đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất” đầy lo lắng và lo sợ trong nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam.

‘Tình huống xấu nhất’ là gì?

Đó là một thuật ngữ của giới quân sự Việt Nam nhằm mô tả tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở cấp cao nhất. Nghĩa là có thể nổ ra chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc - cái tương lai rất gần mà vào thời hữu hảo ‘Bốn Tốt’ và Mười Sáu Chữ Vàng’ chỉ nghĩ đến cũng thấy hoang tưởng.

Nỗi lo sợ và khiếp nhược đến mức ‘đái ra quần’ của giới quan chức Việt là rất có cơ sở, bởi khác hẳn với tàu Hải Dương 8 chỉ làm nhiệm vụ thăm dò địa chất, Lam Kình làm cho người ta lập tức nhớ lại giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc cho tấn công vào vùng biển Việt Nam trong năm 2014 và suýt gây ra xung đột quân sự. Khi đó về mặt công khai, chính quyền Việt Nam đã chẳng có nổi một tuyên bố ra hồn phản đối Trung Quốc, trong lúc rậm rịch thông tin ngoài lề về những cuộc chuyển quân lên biên giới phía Bắc và ở Biển Đông với cấp độ báo động ‘sẵn sàng chiến đấu cao’ - tức đã đạt đến trạng thái thứ ba trong 4 cấp sẵn sàng chiến đấu của quân đội (sẵn sàng chiến đấu thường xuyên, sẵn sàng chiến đấu tăng cường, sẵn sàng chiến đấu cao, sẵn sàng chiến đấu toàn bộ).

Còn vào lần này, khả năng Bắc Kinh đưa một giàn khoan đến hoạt động trong vùng biển của Việt Nam là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng mục tiêu lần này không chỉ ‘thăm dò dầu khí’ như năm 2014 mà có thể là… khoan luôn.

Đó có thể là giàn khoan Hải Dương 981, hoặc giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai của Trung Quốc là Đông Phương.

Đánh hay không dám?

Trong phương trình khoan dầu nhiều ẩn số của Trung Quốc, Đông Phương có thể là đáp án đầu tiên. Bởi vào tháng 4 năm 2019, giàn khoan này đã hờm sẵn tại lưu vực Yinggehai ở Biển Đông, sẵn sàn gây áp lực với Việt Nam trong bối cảnh ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sắp công du Hoa Kỳ (nhưng cũng vào tháng 4 đó, ông Trọng bất thần bị một cơn bạo bệnh tại Kiên Giang nên chuyến đi Mỹ của ông ta phải dời lại).

Nếu sắp tới Trung Quốc liều lĩnh điều cả một giàn khoan vào Bãi Tư Chính để ‘cùng hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam’ - như cái cách mà Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã trịch thượng yêu sách với giới chóp bu Hà Nội khi đến Việt Nam vào đầu năm 2018, với tỷ lệ ăn chia có thể lên đến 60% cho Trung Quốc và chỉ còn lại 40% cho chủ nhà Việt Nam - được hiểu thực chất là phải mời một tên cướp vào nhà mình để cùng chia bôi tài sản…, đó sẽ là một thảm họa với Nguyễn Phú Trọng và những đồng đảng của ông ta vẫn mơ màng về ‘Mười Sáu Chữ Vàng’.

Kịch bản ngày càng áp sát là Việt Nam khó có thể tránh thoát nguy cơ một cuộc tấn công quân sự, dù có thể chỉ ở cấp độ chiến dịch, từ phía Trung Quốc. Chiến dịch tấn công này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ diễn ra trên biển và rất gần gũi về mặt kinh tuyến và vĩ tuyến với những mỏ dầu mà Việt Nam đang dự định khai thác nhưng nằm trong “đường lưỡi bò” mới được Trung Quốc vẽ bổ sung. Điểm nổ chiến tranh lộ diện nhất là Bãi Tư Chính.

Còn Bộ Chính trị và cấp dưới của nó là Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ làm gì?

Đánh thì sợ, mà không đánh thì bị cướp trắng và mặt mũi chẳng còn ra thể thống gì.

Trong thời gian qua, đã có những thông tin ngoài lề về việc quân đội Việt Nam điều quân để củng cố vùng biên giới phía Bắc và cả biên giới tây nam giáp Campuchia. Tuy nhiên, đó chỉ là cách phòng thủ hết sức thụ động, một kiểu che chắn theo cách ‘kịch liệt phản đối’ nhưng cứ ngồi đờ ra, giương mắt thao láo nhìn kẻ cướp xông vào nhà mình và lần lượt bỏ túi từng món đồ.

Trong khi đó các tàu chiến và tàu hải cảnh Việt Nam vẫn chỉ lọ mọ theo đuôi tàu Hải Dương 8 mà không có được bất cứ hành động mạnh mẽ nào, dù chỉ là… bắn lên trời.

Trong lúc 6 tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam được cho là còn phải đi chống ngập ở Hà Nội và Sài Gòn, còn các tàu chiến khác, kể cả ‘tàu buồm hiện đại nhất thế giới’ mang tên Lê Quý Đôn tuyệt đối mất dạng, toàn bộ lực lượng hải quân Việt Nam vẫn phủ phục trong tư thế bất lực và kiên định… bám bờ, các tàu Trung Quốc đã thả giàn tung hoành ở Biển Đông và ngay trong ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi’ của Việt Nam.

Việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương-8 của Trung Quốc đã tiến sâu thêm 30 km vào vùng biển Việt Nam vào đầu tháng 9 năm 2019, chỉ còn cách bờ biển tỉnh Ninh Thuận, miền trung Việt Nam khoảng 155 km, đã gián tiếp tiết lộ một sự thật bi thảm: trong suốt thời gian từ đầu tháng 6 năm 2019 khi tàu Trung Quốc bắt đầu xâm nhập bãi Tư Chính, Bộ Quốc phòng và Cảnh sát biển Việt Nam đã đối phó tệ hại đến mức Trung Quốc hoàn toàn coi thường những hành động đối phó này.

Đã không có một tàu hải quân nào của Việt Nam ra ngăn chặn Hải Dương 8 đến gần Phan Thiết. Thật đúng là ‘ngư dân bám biển, hải quân bám bờ’!

Trung Quốc đang thực hiện chiến thuật nuốt từng hải lý biển Việt Nam. Có thể vào một ngày đẹp trời không lâu nữa, các lực lượng quân đội lẫn cảnh sát ở Phan Thiết hoặc ở một thành phố duyên hải nào đó của Việt Nam sẽ trố mắt trước những chiếc tàu giương cờ Trung Quốc lừng lững ngự ngay trước mắt họ ở vùng biển sát bờ.

Trong khi đó, chiến thuật Việt Nam dùng một số tàu chiến và tàu hải cảnh bao vây tàu Trung Quốc, hoặc bám chặt tàu Trung Quốc đã tỏ ra vô ích và vô tích sự, bởi về số lượng thì tàu Trung Quốc luôn vượt gấp ít ra vài ba lần số tàu Việt Nam, còn việc bị bám đuôi thì Trung Quốc chẳng coi ra gì.

Kiện hay không dám?

Cũng trong khi đó, toàn bộ công tác ‘vận động quốc tế ủng hộ Việt Nam’ đã chỉ nhận được nhưng lời lẽ chia sẻ chung chung và xã giao, còn lại đã chẳng có bất kỳ hành động quân sự đáng chú ý nào từ các nước ‘đối tác chiến lược’ của Việt Nam.

“Chúng ta đã kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng mọi biện pháp đối với các hoạt động của nước ngoài vi phạm chủ quyền trên biển của ta” - Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc hé miệng lần đầu tiên về tình hình ở Biển Đông vào ngày 4/9/2019 trong một cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 tại Hà Nội, nhưng vẫn không hề dám nhắc đến cái tên Trung Quốc.

‘Bản lĩnh Nguyễn Xuân Phúc’, cộng thêm trạng thái bị coi là câm nín của Nguyễn Phú Trọng trước vụ Hải Dương 8, thậm chí còn tệ hơn cả cấp dưới là Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh. Bởi trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ba lần lên tiếng cáo buộc tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền và thềm lục địa của Việt Nam, dù rốt cuộc cơ quan này cũng chỉ đánh võ miệng.

Khi ngay cả những quan chức chóp bu như Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc mà còn không dám nêu tên Trung Quốc thì làm sao chính thể Việt Nam dám kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế?

Chỗ dựa dẫm duy nhất

Nếu nổ ra ‘tình huống xấu nhất’ với Trung Quốc, hải quân Việt Nam sẽ đánh chác ra sao?

Sẽ tiếp tục phát cờ cho ngư dân để “thuyền ra biển lớn” và lại khiến rộ lên câu vè dân gian “Chống giặc bằng cờ, chống ngập bằng lu, đứa nào nói đảng ngu là thằng phản động”?

Nếu ai đó cho rằng hải quân Việt Nam còn đang ‘giấu mình’, vẫn nêu cao tinh thần yêu nước và sẽ ra đòn quyết định vào một thời điểm thuận lợi, làm thế nào để giải thích việc mới đây một thứ trưởng bộ quốc phòng kiêm đô đốc của quân chủng này - Nguyễn Văn Hiến, cùng một số tướng tá hải quân khác đã bị tống vào ‘lò’ của ‘tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng vì tội ‘ăn đất’?

Nguy cơ Việt Nam bị tấn công đang hiển thị dần sau một tháng và mỗi quý. Đến giờ phút này, giới chóp bu Việt Nam phải quyết định cho chính số phận tồn vong của nó: thêm một lần đánh đu với người anh em cộng sản Bắc Kinh sẽ rất dễ khiến lục phủ ngũ tạng của dân tộc Việt Nam bị kẻ thù phanh thây - theo đúng cái cách mà chính quyền Trung Quốc đã làm để mổ sống nội tạng các tín đồ Pháp Luân Công.

Chỗ dựa dẫm duy nhất giờ đây của Hà Nội chỉ còn là Hoa Kỳ - đối trọng duy nhất của Trung Quốc tại Biển Đông.


Phạm Chí Dũng
Blog VOA

1 nhận xét:

  1. 1. Bảng hiệu hộp đèn led
    Có thể nói, đèn led là một trong số những chất liệu thường được sử dụng để làm bảng quảng cáo nhất, vì nó sỡ hữu những đặc tính riêng biệt như có kích thước nhỏ, màu sắc đa dạng, ánh sáng lung linh dễ gây được sự chú ý cho khách hàng… bảng hiệu hộp đèn led sỡ hữu nhiều ưu điểm nổi bật như khả năng thể hiện nội dung quảng cáo một cách sống động, có thể linh hoạt thay đổi hình ảnh, chữ viết khi cần thiết, dễ tháo lắp, thay đổi theo từng sự kiện khác nhau, giá thành tương đối phải chăng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng.
    bảng hiệu chữ nổi inox
    tư vấn làm bảng hiệu
    tư vấn làm bảng hiệu đẹp
    tư vấn làm bảng hiệu quảng cáo
    tư vấn làm bảng hiệu quảng cáo đẹp
    2. Bảng hiệu hộp đèn mica
    Bên cạnh đèn led, mica cũng là chất liệu gắn bó lâu đời với lĩnh vực quảng cáo – truyền thông. Bảng hiệu hộp đèn mica có nhiều ưu điểm nổi trội như khả năng xuyên sáng, có nhiều màu sắc khác nhau, kết hợp với ánh sáng trong lồng bảng, tạo nên sự rực rỡ thu hút được đám đông (cao hơn 50-70% so với những bảng hiệu thường); nhiều hình dạng, mẫu mã, giúp bạn đa dạng hóa sự lựa chọn của mình; bề mặt bóng loáng thời thượng giúp thể hiện được nội dung chính xác, không sai lệch; sử dụng hệ thống chiếu sáng hiện đại giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả…
    3. Bảng hiệu quảng cáo Alu
    Đây có thể được xem như là một trong số những giải pháp đang được ưa chuộng nhất hiện nay, từ những doanh nghiệp lớn đến những cửa hàng nhỏ, bảng hiệu quảng cáo alu bao giờ cũng thể hiện được khả năng tạo ấn tượng cực tốt với khách hàng từ “cái nhìn đầu tiên”, với những ưu điểm như có độ bền cao; khả năng tạo hình đa dạng; kết hợp được với nhiều chất liệu khác tạo thành hệ thống bảng quảng cáo có đầu tư về quy mô lẫn nội dung; màu sắc phong phú; bề mặt phẳng, dễ lau chùi, vệ sinh; khi kết hợp với ánh sáng trên bề mặt phẳng, bóng thường tạo được hiệu ứng hình ảnh độc đáo, đẳng cấp… không khó để giải thích vì sao loại bảng này lại được ưa chuộng như vậy.
    Quảng cáo Đại Phát chuyên nhận:
    làm bảng hiệu inox
    thi công bảng hiệu inox
    thi công bảng hiệu chữ nổi inox
    làm bảng hiệu inox
    làm bảng hiệu chữ nổi inox
    bảng hiệu inox

    Trả lờiXóa

Post Bottom Ad