Vì sao TNS McCain thăm ‘di sản cha ông’ ở Cam Ranh? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Vì sao TNS McCain thăm ‘di sản cha ông’ ở Cam Ranh?


Ông John McCain trong buổi lễ thực hiện thủ tục tái nhập ngũ cho thủy thủ và thăng cấp đại úy cho 3 sĩ quan trên tàu USS John S McCain.

Mời xem Video: Tin Tức Thời Sự



Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ có nhiều duyên nợ với Việt Nam nói rằng việc lên tàu chiến được đặt theo tên cha và ông mình tại cảng chiến lược Cam Ranh mang tính “biểu tượng”.

Ông John McCain cùng các thượng nghị sĩ Christopher Coons và John Barrasso thăm các thủy thủ trên tàu khu trục USS John S. McCain lớp Arleigh Burke khi chiến hạm này cập bến cảng tại tỉnh Khánh Hòa hôm 2/6, ít ngày sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng.

Trước sự có mặt của các nhà lập pháp Hoa Kỳ, trung tá Alfredo J. Sanchez, sĩ quan chỉ huy tàu được trang bị tên lửa dẫn đường, nói rằng “chính sự chuyên nghiệp và tinh thần cống hiến, luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng, của các thủy thủ đã mang lại sức sống cho Big Bad John (biệt danh của tàu USS John S. McCain) và thể hiện di sản của cha ông ngài Thượng nghị sĩ John McCain”.

USS John S. McCain được coi là "di sản" của gia đình thượng nghị sĩ John McCain.

Sau khi trở về nước, các thượng nghị sĩ trên đã ra thông cáo chung hôm 5/6, trong đó nói rằng chuyến công du của họ tới Việt Nam, “đối tác quan trọng và cùng chia sẻ nhiều quyền lợi kinh tế và chiến lược với Hoa Kỳ”, “diễn ra trong bối cảnh có nhiều diễn biến khu vực đầy bất ổn cũng như các thách thức gia tăng ở Biển Đông”.

  Chúng tôi hy vọng rằng sự hiện diện của USS John S. McCain là biểu tượng cho sự hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như nhắc nhở các đồng minh và kẻ thù của chúng ta về cam kết lâu dài của Hoa Kỳ tại khu vực.

Thông cáo của các thượng nghị sĩ Mỹ viết.
Ba nhà lập pháp cho biết rằng chuyến thăm mà họ tiếp xúc với nhiều lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, “thực sự đáng nhớ vì chúng tôi có cơ hội lên thăm tàu USS John S. McCain khi nó cập cảng Cam Ranh”.

“Chúng tôi hy vọng rằng sự hiện diện của USS John S. McCain, tàu được đặt theo tên của cha và ông của Thượng nghị sĩ John McCain, những người đã dành phần lớn sự nghiệp hải quân của mình ở châu Á – Thái Bình Dương, là biểu tượng cho sự hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như nhắc nhở các đồng minh và kẻ thù của chúng ta về cam kết lâu dài của Hoa Kỳ tại khu vực”, thông cáo viết tiếp.

Đoàn các nhà lập pháp Hoa Kỳ, do TNS John McCain dẫn đầu, đến thăm tàu USS John McCain tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, ngày 2/6/2017. (Ảnh Người Lao động)

Tàu USS John S. McCain đi vào hoạt động từ năm 1994 và được đặt tên theo cha và ông nội của nhà lập pháp đại diện tiểu bang Arizona. Theo đại sứ quán Mỹ, cả cha và ông của thượng nghị sĩ John McCain “đã đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau ở khu vực Thái Bình Dương trong Thế chiến II” và “trở thành cặp cha con đầu tiên trong lịch sử hải quân Mỹ được phong hàm đô đốc”.

Tin cho hay, các thủy thủ gọi con tàu là “Big Bad John” để thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường của những người mà con tàu được đặt tên theo. Khu trục hạm này “đang tuần tra, hỗ trợ an ninh và ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương và châu Á – Thái Bình Dương”.

  Chúng tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác quân sự với Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với nhau để hậu thuẫn tự do trên biển và trên không ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Thông cáo viết.
Cùng với tàu tiếp liệu tàu ngầm USS Frank Cable, vốn thăm Việt Nam năm 2016, USS John S. McCain “trở thành tàu hải quân Hoa Kỳ đầu tiên thăm cảng quốc tế Cam Ranh kể từ khi cảng đi vào hoạt động vào tháng Ba năm 2016”.

Trong thông cáo, các thượng nghị sĩ Mỹ cũng nhắc tới thông báo “đáng chú ý” của chính quyền của Tổng thống Trump về việc “làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam”, sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Họ cũng bày tỏ hy vọng rằng trong tương lai, “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác quân sự với Việt Nam” và “hậu thuẫn tự do trên biển và trên không ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.

Các thượng nghị sĩ Mỹ cũng mong “sớm quay trở lại Việt Nam và thảo thuận thêm nữa về cách thức tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược”.

Ngoài các vấn đề hợp tác quốc phòng và thương mại, các nhà lập pháp Mỹ cho biết đã “trao đổi thẳng thắn về tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền”, và nhấn mạnh rằng “tiến bộ về vấn đề trên sẽ giúp quan hệ Việt – Mỹ phát triển”.

Thượng nghị sĩ John McCain, từng bị bắt trong Chiến tranh Việt Nam, lâu nay luôn được Hà Nội coi là có “đóng góp quan trọng”, “thúc đẩy bình thường hóa” quan hệ Việt – Mỹ.

​Thượng nghị sĩ John McCain, từng bị bắt trong Chiến tranh Việt Nam, lâu nay luôn được Hà Nội coi là có “đóng góp quan trọng”, “thúc đẩy bình thường hóa” quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù.

Trong những năm trở lại đây, ông có nhiều tuyên bố thẳng thắn liên quan tới Biển Đông, và thậm chí từng kêu gọi các quốc gia tranh chấp ở vùng biển chiến lược này, như Việt Nam, theo chân Philippines, đưa Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc.

  Trung Quốc ngày càng hành động không giống một nước có trách nhiệm gìn giữ trật tự khu vực dựa trên luật lệ, và ngày càng giống như một kẻ bắt nạt.

Thượng nghị sĩ John McCain nói.
Trong cuộc điều trần mới đây về chủ đề chính sách và chiến lược của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương, Chủ tịch Ủy ban quân vụ thượng viện Hoa Kỳ, nói rằng “Mỹ có các quyền lợi sâu rộng và lâu dài ở châu Á – Thái Bình Dương”.

Ông nói tiếp: “… trong vòng vài năm qua, Trung Quốc ngày càng hành động không giống một nước có trách nhiệm gìn giữ trật tự khu vực dựa trên luật lệ, và ngày càng giống như một kẻ bắt nạt. Việc hiện đại hóa và khiêu khích quân sự nhanh chóng của nước này ở Biển Hoa Đông và các hoạt động quân sự hóa tiếp diễn ở Biển Đông cho thấy thái độ ngày càng quyết đoán”.

Các vị thượng nghị sĩ Mỹ tới Việt Nam đúng dịp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ.

  Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ, các tầng lớp chính khách, học giả Hoa Kỳ ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Cuối tháng trước, trong cuộc hội đàm ở Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định rằng Biển Đông là tuyến hàng hải có tầm quan trọng chiến lược đối với cộng đồng quốc tế, cũng như nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác”.

Sau đó, phát biểu tại Quỹ Di sản, một tổ chức được coi là bảo thủ ở thủ đô Washington DC, ông Phúc “đánh giá cao” Hoa Kỳ “ủng hộ việc giải quyết tranh chấp [Biển Đông] bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế… không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không thay đổi nguyên trạng, không quân sự hóa, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)”.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 4/6 “mạnh mẽ phản đối” “các phát biểu thiếu trách nhiệm” của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, sau khi quan chức này kêu gọi Trung Quốc “chấm dứt quân sự hóa các đảo nhân tạo và thực thi các tuyên bố chủ quyền quá đà [tại Biển Đông]” mà ông cho là “làm suy yếu sự ổn định của khu vực”.

Mời xem Video: Toàn cảnh chị gái Nguyễn Hữu Tấn quỳ xin dân biểu Hoa Kỳ giúp vì gia đình đang bị công an 'doạ giết'




Viễn Đông
VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad