Theo dõi thời sự trong nước trong hai tuần lễ vừa qua điều cảm nhận chung dễ thấy, báo chí dường như đã leo một nấc thang trong mặt trận truyền thông bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và vạch trần tham vọng bá quyền của Trung Quốc.
Thay đổi?
Báo chí Việt Nam đã tận dụng thông tin nước ngoài đồng loạt phản đối Trung Quốc in hình bản đồ “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu |
“Sau hội nghị vừa qua ở Đông Nam Á, chính phủ Việt Nam có những thay đổi có thể dễ dàng nhận ra. Đó là những tuyên bố, những chọn lựa, những hành động cụ thể như không đóng dấu thị thực nhập cảnh vào những hộ chiếu của Trung Quốc có in hình lưỡi bò.
Theo tôi đây là thái độ tích cực và cứng rắn hơn thời gian trước đây. Trên mặt trận báo chí, theo cá nhân tôi thì có mạnh hơn. Trước đây những vấn đề nhạy cảm như thế này, một bài hay một tin đăng trên báo chắc chắc phải rất đắn đo có thể phải nhận chỉ thị từ trên. Nhưng những bài những tin viết về những sự việc liên quan đến Biển Đông gần đây, cụ thể vụ hộ chiếu có in hình lưỡi bò tôi thấy báo chí Việt Nam có dấu hiệu tích cực hơn.”
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam. chinhphu.vn |
chặt chẽ từ trên xuống. Là một người ký tên trong Tuyên Bố phản đối hành động Trung Quốc in bản đồ hình lưỡi bò trên hộ chiếu công dân, Ông Nguyễn Quốc Thái tiếp lời:
Sau hội nghị vừa qua ở ĐNÁ, chính phủ Việt Nam có những thay đổi có thể dễ dàng nhận ra. Đó là những tuyên bố, những chọn lựa, những hành động cụ thể như không đóng dấu thị thực nhập cảnh vào những hộ chiếu của TQ có in hình lưỡi bò |
Sự kiện nhiều quốc gia cùng lên tiếng phản đối Trung Quốc về vụ in bản đồ trên hộ chiếu công dân, bao gồm đường ‘lưỡi bò’ và những vùng lãnh thổ tranh chấp khác, cho thấy Việt Nam đang có lợi thế và Hà Nội có vẻ chọn đúng thời điểm thích hợp.
Trên thực tế, bắt đầu từ tháng 5/2012 cho tới nay Trung Quốc đã in và cấp phát khoảng 6 triệu hộ chiếu điện tử có in hình bản đồ với đường chủ quyền 9 điểm, bao trùm toàn bộ Biển Đông, quen gọi là đường lưỡi bò. Bản đồ này còn bao gồm cả các vùng lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ.
6 tháng sau, Việt Nam là quốc gia có phản ứng chính thức đầu tiên vào ngày 22/11, Vn Express và tất cả báo điện tử trong nước đồng loạt đưa tin về phát biểu của ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Theo đó Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc đưa đường 9 đoạn mà họ đòi hỏi trên Biển Đông vào mẫu hộ chiếu mới là sai trái, Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh hủy bỏ nội dung không phù hợp này.
Poster in hình hộ chiếu mới của Trung Quốc được treo ở khắp các cơ quan chính phủ. AFP |
không đóng dấu thị thực nhập cảnh hơn 100 hộ chiếu có in hình lưỡi bò của du khách Trung Quốc. Thay vào đó, những du khách trình loại hộ chiếu này sẽ phải trả một khoản lệ phí để được cấp thị thực rời. Sau Lào Cai là cửa khẩu Móng Cái Quảng Ninh và Lạng Sơn cũng cho báo chí biết là đã hành động tương tự. Ngoài ra theo báo điện tử Thanh Niên, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đã đóng dấu hủy lên những thị thực được đóng trước đó vào hộ chiếu do hình lưỡi bò in mờ và cấp phát thị thực rời.
Sau khi các báo đồng loạt đưa tin sự kiện công an một số cửa khẩu từ chối đóng dấu vào hộ chiếu mà cấp thị thực rời, nhiều người còn nghi ngờ đây chỉ là những hành động đối phó trong thẩm quyền của công an một số cửa khẩu. Tuy vậy đến chiều ngày 29/11, trong cuộc họp báo thường kỳ chính phủ ở Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam xác nhận: việc không đóng bất cứ con dấu nào của Việt Nam trên hộ chiếu Trung Quốc có in bản đồ hình lưỡi bò là một quyết định chính thức của chính phủ.
Báo Người Lao Động Online trích lời Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói rằng, giải pháp của Việt Nam là cấp thị thực trên một tờ rời. Như vậy, một mặt vẫn tạo điều kiện cho người Trung Quốc vào Việt Nam làm việc, du lịch, đảm bảo việc giao lưu giữa nhân dân hai nước, một mặt vẫn thể hiện rõ chính kiến của Việt Nam về vấn đề này.
Việc không đóng bất cứ con dấu nào của Việt Nam trên hộ chiếu Trung Quốc có in bản đồ hình lưỡi bò là một quyết định chính thức của chính phủ |
Ngay sau khi Việt Nam chính thức phản kháng Trung Quốc về việc in bản đồ đường chủ quyền 9 đoạn lên hộ chiếu, nhiều nước đã vào cuộc. Báo chí Việt Nam đã tận dụng thông tin nước ngoài cho chiến dịch bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng ngòi bút.
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc in bản đồ lưỡi bò lên hộ chiếu ở phía trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila vào ngày 29 tháng 11 năm 2012. AFP |
Phải biến vấn đề này thành vấn đề quốc tế chứ mình không thể cứng được bởi vì Việt Nam chỉ thiệt mà thôi bởi vì không có lợi gì trong cuộc đọ sức không cân xứng này |
Phát biểu với Đài ACTD Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn một chuyên gia khoa học hạt nhân hiện sống và làm việc ở Hoa Kỳ nhận định là Việt Nam cần quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Ông nói:
“Tôi nghĩ mình là nước nhỏ, yếu mà lại gần Trung Quốc nhất nên họ sẽ đối xử với mình bằng nhiều chuyện như đã rồi. Giống như những trận đánh tại biên giới hay Hoàng Sa, Trường Sa thành ra mình phải hết sức mềm mỏng và phải tìm rất nhiều người bạn quốc tế. Phải biến vấn đề này thành vấn đề quốc tế chứ mình không thể cứng được bởi vì Việt Nam chỉ thiệt mà thôi bởi vì không có lợi gì trong cuộc đọ sức không cân xứng này.”
Tuổi Trẻ Online ngày 28/11 đưa tin “Dư luận tiếp tục phản đối hộ chiếu đường lưỡi bò” tờ báo đã trình bày ý kiến của một số học giả quốc tế tham dự cuộc Hội thảo Việt Nam học đang diễn ra tại Hà Nội. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng giảng dạy tại Đại học George Mason Tiểu bang Virginia Hoa Kỳ nhận định là, Việt Nam đã có phản ứng hợp lý. Giáo sư Hùng mô tả việc Trung Quốc in hình bản đồ lưỡi bò lên hộ chiếu, một việc làm chưa từng có tiền lệ, là một phép thử “mềm nắn rắn buông”. Nếu họ làm bá chủ bằng quyền lực mềm không được thì sẽ bằng cách “cứng”: lấn từng bước nhỏ để tạo sự đã rồi. Trong trường hợp này, Trung Quốc dùng một một hành động tượng trưng để thể hiện yêu sách chủ quyền và vì thế, Việt Nam đáp lại bằng một hành động tượng trưng khác.
Báo Tuổi Trẻ Online cũng ghi nhận ý kiến GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, theo đó GS cho rằng chủ trương in bản đồ lưỡi bò lên hộ chiếu đã được Bắc Kinh chuẩn bị từ lâu. Việc in một bản đồ có vùng tranh chấp trên hộ chiếu là việc chưa từng có quốc gia nào thực hiện. GS Carl Thayer hy vọng Trung Quốc sẽ suy xét lại chính sách Biển Đông, nhưng thực tế phải chờ xem. Việc Mỹ lên tiếng không công nhận bản đồ đường chín đoạn in trong hộ chiếu Trung Quốc sẽ làm cho Trung Quốc bực bội, nhưng đó là tín hiệu rõ ràng là Mỹ vẫn đang theo dõi sát sao tình hình ở Biển Đông.
© Nam Nguyên, phóng viên RFA
----------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét