Những Khác Biệt Giữa Hai Ứng Cử Viên Tổng Thống Cộng Hòa Và Dân Chủ - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2024

Những Khác Biệt Giữa Hai Ứng Cử Viên Tổng Thống Cộng Hòa Và Dân Chủ


Hình minh họa: Những Khác Biệt Giữa Hai Ứng Cử Viên Tổng Thống Cộng Hòa Và Dân Chủ

August 6, 2024

Các đại biểu của Đại Hội Toàn Quốc đảng Dân Chủ đã bắt đầu bỏ phiếu chọn ứng cử viên Tổng Thống của họ qua video từ tối Thứ Năm vừa qua, và kết thúc vào đêm Thứ Hai. Kamala Harris đã chính thức giành được đề cử là ứng cử viên Tổng Thống Dân Chủ. Đây là một sự thay đổi lớn so với cách bỏ phiếu chọn ứng cử viên Tổng Thống trước đây. Thông thường các đại biểu của cả hai đảng bỏ phiếu tại đại hội đảng toàn quốc. Kamala Harris sẽ được chính thức giới thiệu là ứng cử viên Tổng Thống Dân Chủ trong Đại Hội đảng vào ngày 19/8 tại Chicago. Sáng nay Kamala đã thông báo Thống Đốc Minnesota Tim Walz được chọn làm ứng cử viên Phó Tổng Thống cho liên danh.

Những việc làm của Kamala từ trước tới nay chứng tỏ bà ta là người cấp tiến cực đoan. Giờ đây, vì nhu cầu tranh cử Tổng Thống, Kamala đã nói ngược lại với những gì trước đây bà ta chủ trương. Và Kamala vẫn khẳng định sẽ tiếp tục chính sách của Biden, là chính sách do Obama chủ trương.

Cấp tiến cực đoan là phong trào chính trị chủ trương thay đổi cơ bản của hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị của Hoa Kỳ. Phong trào này chống chủ nghĩa tư bản, tranh đấu cho bình đẳng xã hội. Phe cấp tiến cực đoan ủng hộ việc thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội, cộng sản.

Tạp chí Politico cho hay nhóm cấp tiến cực tả đang áp lực Kamala Harris kiên định thực hiện chủ trương của họ, gồm những điểm: Vận động cho tự do phá thai thành luật của chính quyền liên bang, cấm khai thác khí đá phiến, tiếp tục cuộc chiến năng lượng, trao toàn quyền điều hành cho chính quyền liên bang, miễn phí bảo hiểm sức khỏe, miễn phí cho bậc đại học, tài trợ tiền mua nhà, và nhiều chương trình miễn phí khác. Đây là chủ trương của Obama.

Tháng Giêng năm 2012, nhà kinh tế học Paul R. Gregory đã có một bài viết về Obama với tựa đề “Is President Obama Truly a Socialist?” Nhà học giả này đã đưa ra vấn đề “Liệu Obama có thuộc về dòng chính của chủ nghĩa xã hội như đảng Dân chủ Xã Hội Đức, đảng Xã Hội Pháp hay đảng Công Nhân Xã Hội Chủ Nghĩa của Tây Ban Nha?” Chủ trương của Obama có nhiều điểm giống như chương trình nghị sự của chủ nghĩa xã hội Âu Châu. Vài thí dụ: cung cấp bảo hiểm sức khỏe miễn phí, miễn phí cho bậc đại học, đánh thuế người giàu lấy tiền phân phối cho người nghèo, bảo đảm tất cả mọi người được công bằng như nhau, đánh thuế carbon, đẩy mạnh giá năng lượng, hạn chế sản xuất dầu, trợ cấp công nghệ xanh, . . . Kinh tế gia Paul Gregory kết luận: “Theo những tiêu chuẩn này thì Obama đích thực là người triệt để theo chủ nghĩa xã hội.”

Biden là Tổng Thống bù nhìn của Obama, và rồi đây Kamala cũng sẽ là người nằm trong ảnh hưởng của Obama.

Chủ Nhật vừa qua, truyền thông CNN đã phổ biến chủ trương của Kamala. Sau đây là một số điểm chính:

Vấn đề phá thai

Kamala được Biden chỉ định là người đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc bảo vệ quyền phá thai. Kamala đã tới nhiều trung tâm phá thai trên toàn quốc để quảng bá tự do phá thai, bà ta đã trở thành sứ giả vận động cho phá thai mạnh mẽ nhất. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một Tổng Thống và Phó Thổng Thống đương quyền chính thức đi vận động cho phá thai. Kamala vận động hủy bỏ vĩnh viễn Tu Chính Án Hyde Amendment, tu chánh án này ngăn chặn việc sử dụng tiền Medicaid cho các vụ phá thai.

Mùa hè năm 2022, Tối Cao Pháp Viện đã đưa ra quan điểm vấn đề phá thai thuộc thẩm quyền chính quyền tiểu bang. Chính ra phá thai không còn là vấn đề của chính quyền liên bang nữa nhưng đảng Dân Chủ muốn chính quyền liên bang có toàn quyền quyết định.

Kamala luôn hù họa giới phụ nữ rằng “Nếu Donald Trump đắc cử, ông ta sẽ ra lệnh cấm phá thai trên toàn quốc.” Điều này hoàn toàn sai sự thât vì rất nhiều lần cựu TT Trump đã khẳng định “Vấn đề phá thai thuộc thẩm quyền của chính quyền tiểu bang.”

Vấn đề Di Dân

Cuối tháng Ba năm 2021, Kamala được Biden trao toàn quyền lo việc giải quyết khủng hoảng biên giới. Tới nay, đã hơn ba năm, Kamala vẫn không làm gì để giải quyết vấn đề ngoài một cuộc thương lượng tốn 10 tỷ Dollars với các quốc gia El Salvador, Honduras và Venezuela.

Hạ Viện mới đây đã thông qua một nghị quyết cáo buộc Kamala không thi hành trách nhiệm giải quyết vấn đề biên giới. Nghị quyết được thông qua với các Dân Biểu đảng Cộng Hòa và 6 Dân Biểu đảng Dân Chủ, đạt được tỷ lệ 220/196.

Kamala đã thất bại trong việc bảo vệ biên giới, sự thất bại này đã tác hại tới đời sống của người dân, mạng sống của nhiều người đã bị di dân bất hợp pháp cướp đi, và nhiều thành phần khủng bố, băng đảng tội ác, buôn bán ma túy đã xâm nhập vào đất nước chúng ta. Dân Biểu Cộng Hòa Elise Stefanik thuộc tiểu bang New York kêu gọi “Đã tới lúc chúng ta cần đặt sự an toàn của người dân lên hàng đầu. Chúng ta phải trở lại các chính sách an ninh biên giới của cựu TT Trump.”

Cựu TT Trump cam kết sẽ tiếp tục xây tường bảo vệ biên giới và kích hoạt trở lại những chính sách thành công đã bị Biden hủy bỏ như yêu cầu Mexico giữ người vượt biên ở lại Mexico, tăng cường lực lượng biên phòng, thực thi luật di trú. Gần đây cựu TT Trump đã đề cập tới việc sẽ cấp thẻ xanh cho du học sinh tốt nghiệp Đại Học để họ có cơ hội làm việc và thường trú tại Hoa Kỳ.

Truyền thông báo chí và Washington Examiner cho hay ngày 2/8, Thứ Sáu vừa qua, Bộ Nội An đã tuyên bố ngưng chương trình đưa những di dân từ các quốc gia Cuba, Haiti, Nicaragua và Venezuela (CHNV) tới định cư tại Hoa Kỳ. Kể từ tháng Giêng năm 2023 tới nay, chính quyền Biden-Harris đã bí mật đưa 500,000 người từ các quốc gia này tới Hoa Kỳ mà không qua thủ tục của Sở Di Trú. Chương trình này bị cáo buộc có nhiều gian lận nghiêm trọng đã xảy ra, như việc sử dụng cùng một địa chỉ cho 19,000 đơn xin nhập cư hoặc hơn 51,000 trường hợp nộp đơn qua internet từ 100 địa chỉ IP của điện thoại hoặc computer. Dân Biểu Mark Green Chủ Tịch Ủy Ban An Ninh Nội Địa của Hạ Viện yêu cầu “Chương trình CHNV này cần phải chấm dứt ngay lập tức. Chính quyền Biden-Harris đã ân xá bất hợp pháp cho hàng loạt di dân. Cần phải chấm dứt ngay.”

Về Kinh Tế

Đời sống của người dân đã và đang gặp nhiều khó khăn vì phải vật lộn với giá sinh hoạt mỗi ngày một tăng cao. Lạm phát đã tăng tới mức cao nhất trong nhiều thập niên qua. Kinh tế yếu kém dẫn tới nạn thất nghiệp. Người dân không tin tưởng chính quyền Biden-Kamala trong việc giải quyết lạm phát và phát triển kinh tế. Khi đi tranh cử, Kamala luôn nhắc lại những lời hứa của Biden là sẽ đem lại những chương trình phúc lợi cho người dân như bảo hiểm sức khỏe miễn phí, chăm sóc trẻ em miễn phí, miễn phí cho bậc đại học, miễn phí internet cho mọi người, và nhiều chương trình miễn phí khác. Chủ trương của đảng Dân chủ và chính quyền Biden-Harris là cung cấp những chương trình miễn phí cho người dân nhưng chính quyền đã không đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế. Lấy tiền từ đâu để chi cho những chương trình miễn phí tốn hàng tỷ, hàng tỷ, và hàng tỷ Dollars?

Nhằm cải thiện đời sống của người dân, cựu TT Trump nhắc tới Đạo Luật Giảm Thuế năm 2017 của ông. Đây là đạo luật giảm thuế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã giúp kinh tế được phát triển, người dân có công ăn việc làm và giữ lạm phát ở mức thấp nhất. Cựu TT Trump cam kết sẽ bãi bỏ những đạo luật tăng thuế của Biden, và sẽ vận động miễn thuế cho tiền hoa hồng nhận được của những người làm công việc phục vụ tại khách sạn, nhà hàng, những tiệm hớt tóc, làm móng tay, . . .

Cựu TT Trump chủ trương đem lại đời sống thịnh vượng cho người dân còn đảng Dân Chủ thì muốn kiểm soát người dân, ràng buộc người dân tùy thuộc vào những chương trình miễn phí.

Năng Lượng Xanh

Kamala là người tranh đấu cho “Công Lý về Khí Hậu” và “Công Lý cho Môi Trường.” Thời gian làm Thượng Nghị Sĩ, Kamala đã bảo trợ nghị quyết Môi Trường Xanh. Trong cuộc tranh cử Tổng Thống năm 2020, Kamala tuyên bố sẽ ủng hộ lệnh cấm khai thác khí đá phiến và hứa sẽ tài trợ 10 ngàn tỷ Dollars cho chương trình năng lượng xanh. Chính sách năng lượng của Biden-Harris đã gây tổn thất cho ngân quỹ quốc gia hơn 1 ngàn 600 tỷ Dollars (theo Politico.)

Tổ chức những nhà Ngoại Giao Xuất Sắc (Best Diplomats.org) khẳng định rằng Hoa Kỳ là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhất thế giới, với hai bờ biển rộng lớn, một diện tích đất nông nghiệp vĩ đại, có nhiều mỏ dầu, than đá khổng lồ. Tài nguyên thiên nhiên là một trong bốn yếu tố cần thiết cho nền kinh tế của quốc gia. Cựu TT Trump đã có chính sách năng lượng thành công trong nhiệm kỳ của ông trước đây và ông sẽ tiếp tục chính sách năng lượng đó. Quyết định này sẽ giúp hồi phục kinh tế, tạo công ăn việc làm và chấm dứt lạm phát.

Lãnh Vực Ngoại Giao

Cuộc chiến Israel-Hamas là vấn đề căng thẳng nhất trong lãnh vực đối ngoại hiện nay. Nhiều cuộc biểu tình chống Do Thái đã xảy ra tại một số trường đại học ở khắp nơi. Kamala cho biết sẽ tiếp tục ủng hộ Do Thái trong cuộc chiến chống Hamas như Biden trước đây, đồng thời bà ta cũng kêu gọi Do Thái giới hạn tấn công Hamas. Kama Harris thật giả dối, bằng cách nào có thể chấm dứt chiến tranh khi cùng một lúc ủng hộ cả Do Thái lẫn Hamas?

Chính quyền Biden-Harris không có một chính sách ngoại giao rõ ràng, mạnh mẽ. Thái độ không thân thiện của Biden-Harris đối với Thủ Tướng Do Thái Netanyahu làm tổn thương tới chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. An ninh của Hoa Kỳ sẽ bị đe dọa nếu không có đồng minh Do Thái tại Trung Đông. Trong tình trạng thế giới đang nguy hiểm như hiện nay, hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ cần một người lãnh đạo mạnh mẽ, cương quyết.

Ngày bầu cử cuối năm nay, cử tri Hoa Kỳ sẽ nhớ tới hình ảnh cựu TT Trump đã đứng dậy sau khi bị bắn, mặt dính đầy máu mà vẫn giơ cao tay hô to “Chiến đấu, chiến đấu, chiến đấu.”

   Mời xem thêm »


© Nguyễn Kim
    Nhận Định Thời Cuộc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad