Việt Nam: nhà tù giam giới báo chí lớn thứ nhì ở Á châu! - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Việt Nam: nhà tù giam giới báo chí lớn thứ nhì ở Á châu!


Tin Asia Sentinel

Việt Nam: nhà tù giam giới báo chí lớn thứ nhì ở Á châu!

Hội nghị Đông Tây hằng năm của Việt Nam bắt đầu trong tuần này, ông Bill Hayton, cựu phóng viên hãng thông tấn BBC từng làm việc ở Hà Nội trước đây, người được nhóm chuyên cung cấp dịch vụ cố vấn của Bộ Ngoại giao Việt Nam mời tham dự, đã bị Bộ Công an cấm vào Việt Nam.

Tự do báo chí ở Việt Nam
“Việt Nam là một nước cấm tác giả vào Việt Nam vì những gì họ viết,” ông Hayton nói trong một e-mail. “Tôi biết điều này vì nó đang xảy ra với tôi. Hai tháng trước, Học viện Ngoại giao Việt Nam mời tôi tham dự cuộc hội nghị Đông Tây hằng năm ở Việt Nam. Hôm nay, ngay tại quầy chờ làm thủ tục lên phi cơ ở phi trường Heathrow (Luân Đôn), tôi cuối cùng rồi quyết định bỏ những nỗ lực đi Việt Nam lần này.”

Một người tham dự hội nghị khác nói qua e-mail: “Việc cấm ông Hayton vào Việt Nam chỉ có nghĩa khi nhìn qua lăng kính “tay trái không biết tay phải đang làm gì”. Cuộc họp hằng năm này, lần này là lần thứ tư, là nỗ lực đứng đắn duy nhất của Việt Nam để đối thoại với các chuyên gia quốc tế về mối quan hệ Á châu, trước sự khủng hoảng do những người theo chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc gây ra khi họ cho mình có chủ quyền ở biển Nam Hải.”

Những cuộc họp trước đã mang nhiều lợi ích cho Việt Nam, nguồn tin cho hay, xét từ số người bình luận có cùng quan điểm ngày càng nhiềulà họ không còn xem tất cả các nước có tranh chấp lãnh hải đều có lỗi như nhau trước những sự chạm trán này.

“Có thể một số công an nội an lo lắng người ta sẽ xấu đối với nước láng giềng lớn của Việt Nam, nhưng không có lý do đặc biệt nào mà họ lại sợ điều ông Bill Hayton nói hơn những người tham dự hội nghị khác nói.”

Người ta nói rằng ông Hayton đã có một cuộc xung đột kéo dài với nhà cầm quyền Việt Nam. Ông là tác gỉa của cuốn sách Việt Nam: Con Rồng Đang Trỗi Dậy, được nhà xuất bản Yale University cho ra đời năm 2010, là một cái nhìn mang tính chỉ trích Việt Nam.

“Lý do duy nhất mà Bộ (Công an Việt Nam) cấm tôi vào Việt Nam là vì họ không thích cuốn sách tôi xuất bản hai năm trước đây,” ông nói với đồng nghiệp qua e-mail. “Đó có thể là lý do duy nhất – Tôi không liên hệ gì với những tổ chức đối kháng, tôi không bao giờ có âm mưu lật đổ đảng hay nhà nước và tôi không bao giờ vi phạm luật di trú của Việt Nam. Dĩ nhiên, khi tôi làm phóng viên cho hãng BBC ở Hà Nội sáu năm về trước, tôi thường vi phạm Luật Báo chí – nhưng ở thời điểm đó nhà báo ngoại quốc nào làm việc ở Việt Nam cũng thường vi phạm luật Báo chí, hầu như hằng ngày. Không thể có nhà báo ngoại quốc nào làm việc ở Việt Nam mà không vi phạm những hạn chế cực kỳ khắc khe của Luật Báo chí Việt Nam.”

Tuy nhiên, đây không chỉ là những hục hặc của ông Hayton với Bộ Công an. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nói là tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng tệ, trượt dốc trong danh sách các nước nơi tự do báo chí bị hăm dọa. Việt Nam hiện đứng thứ 172 trên thế giới, chỉ hai bật trước Trung Quốc ở thứ 174. Quyết định cấm ông Hayton vào Việt Nam tuồng như tượng trưng cho thái độ khắc nghiệt dành cho một nền tự do báo chí. Theo bản báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) của ông Shawn W. Crispin, đại diện cho RWB đặc trách vùng Đông Nam Á châu, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cho hay 14 nhà báo và bloggers đã bị tù vì chỉ trích nhà nước và tường thuật tham nhũng.

“Nhà nước Việt Nam dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản duy trì sự kiểm soát truyền thông khắc nghiệt và ngặt nghèo nhất Á châu trong lúc nhà nước muốn Việt Nam được biết đến như là một đất nước với nền kinh tế cởi mở,” ông Crispin viết. “Qua những phương cách đổi mới và mở rộng nền kinh tế, bắt đầu với cải cách hướng về nền kinh tế thị trường vào giữa thập niên 1980 và lên đến cao điểm khi Việt Nam được gia nhập vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), lãnh đạo Việt Nam đã làm việc nhằm đưa nước này vào cộng đồng quốc tế.”

Cho dẫu Việt Nam vẫn duy trì sự cởi mở ở một mức độ nào đó, bao gồm cơ sở hạ tầng trong lãnh vực truyền thông trong lúc hội nhập vào nền kinh tế hoàn cầu, bản báo cáo của CPJ nói, “Nhà cầm quyền cùng lúc tấn công những nhà bất đồng chính kiến và những nhà báo tự do, hoạt động độc lập đang dùng mạng internet như phương tiện truyền thông. Sự phẫn nộ ngày càng tăng đối với việc bị nhà nước lấy đất, nhận thức việc nhà nước hiến lãnh thổ và nhượng bộ trước Trung Quốc, và giờ đây là nền kinh tế trì trệ được tường thuật bởi những blogs độc lập.”

Nhà nước do ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo đã trấn áp nặng nề sự bất đồng quan điểm, bỏ tù hằng chục người bất đồng chính kiến, người hoạt động đòi hỏi tự do tôn giáo, và những bloggers làm việc độc lập, và nhiều người khác vì họ lên tiếng đòi hỏi một nền dân chủ đa đảng, bảo vệ nhân quyền, và đòi hỏi một nhà nước minh bạch, có trách nhiệm hơn, theo bản báo cáo của ông Crispin. Việt Nam giờ đây đang trở thành nhà tù tồi tệ đứng hạng nhì ở Á châu chuyên bỏ tù nhà báo, chỉ đứng sau Trung Quốc, theo sự nghiên cứu của CPJ.

Nhà báo ngoại quốc làm việc ở Việt Nam chỉ được chiếu khán có giá trị trong sáu tháng, sau đó có thể xin gia hạn lại, đây là một cơ chế khuyến khích những nhà báo nào muốn làm việc lâu dài ở Việt Nam phải tự kiểm duyệt, trưởng phòng báo chí của một hãng thông tấn quốc tế cho CPJ hay và yêu cầu được ẩn danh. Sau khi một nhà báo ngoại quốc tường thuật sự đàn áp của nhà nước đối với người bất đồng chính kiến và những bloggers độc lập, nhà nước Việt Nam đã giảm chiếu khán của ông ta xuống còn ba tháng và yêu cầu những bài tường thuật ông mới viết gần đây nhất cần đưa cho nhà nước duyệt.

Trong lúc đó, những nhà báo ngoại quốc vào Việt Nam làm việc ngắn hạn, bị đòi hỏi phải thuê một người đi theo cầm chừng do nhà nước chỉ định với giá 200 đô-la một ngày, đây là một sự thu xếp có tính theo dõi, làm khó cái khả năng tiến hành những cuộc phỏng vấn kín đáo, riêng tư với nguồn cung cấp tin độc lập và hạn chế sự tác nghiệp của nhiều hãng thông tấn lớn cho dẫu họ có khả năng xùy tiền ra trả cho dịch vụ thuê người độc đáo này.

Theo DCVOnline



Nguồn:

(*) Press Freedom in Vietnam Fades from View. Asia Sentinel, 21 November 2012
(*) Tựa đề do DCVOnline đặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad