Cứu "Bất Động Sản" khác gì đổ dầu vào lửa? - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Cứu "Bất Động Sản" khác gì đổ dầu vào lửa?


Hồ Kha (Tổng hợp)

Đối với thị trường BĐS thà chúng ta đau 1 lần còn hơn để nó nhậm nhuội kéo theo nhiều ngành khác ốm yếu và không biết lúc nào có thể ngóc lên được”.

Thà một lần đau

Vấn đề giải cứu BĐS đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, phản hồi của độc giả. Nêu lên quan điểm về thực trạng trong thị trường BĐS hiện nay bạn Nguyễn Văn Cường nhận xét: “BĐS hiện nay đang giảm mạnh, nhưng thực tế thì người dân nghèo có nhu cầu vẫn không mua nổi vài chục m2 đất để sinh sống. Nhà nước cứ bơm tiền cho BĐS hay chứng khoán thử hỏi tiền đó cuối cùng sẽ đi đâu về đâu. Hai nghành đó phát triển theo kiểu bóng nước không thể lâu bền được, trong khi đó giáo dục không được đầu tư, y tế thiếu trang thiết bị, năng lực hạn chế gây ra hậu quả nghiêm trọng về lâu về dài.

Nhà đầu tư đang đi tìm giá trị thực của thị trường BĐS
Các tập đoàn của nhà nước làm ăn thua lỗ lại bắt dân chịu. Cơ sở hạ tầng làm ăn bớt ăn xén mới sử dụng đã hỏng. Chúng ta tập chung nguồn lực cho các ngành trọng điểm nhưng ngược lại họ lại đầu tư vào thị trường ảo nhằm kiếm lợi cho bản thận, làm giầu cho 1 số bộ phận. Cuối cùng xã hội vẫn vậy và càng ngày càng đi xuống giống như học càng cao văn hóa càng lùn đi”.

Trăn trở với hàng loạt giải pháp được đưa ra những không mấy hiệu quả bạn Nguyễn Văn Cường đặt ngược lại vấn đề có cần cứu BĐS: “Theo tôi thà chúng ta đau 1 lần còn hơn để nó nhậm nhuội kéo theo nhiều ngành khác ốm yếu và không biết lúc nào có thể ngóc lên được. Nhà nước nên cải tổ lại các tập đoàn kinh tê trọng điểm như điện lực, dầu khí, xây dựng, viễn thông... Nguyên nhân chính khiến nền kinh tế của chúng ta mãi không phát triển được là đầu tư cái mâm nhưng may ra chỉ được một cái bát còn phần còn lại không biết đi đâu?”.

Trao đổi về vấn đề đầu tư, phát triển BĐS thời gian qua bạn Dân Bình phân tích: “Bất động sản không phải là trì trệ hay đóng băng mà là bong bóng đã bị nổ tung. Thời gian qua, bất động sản lên như bóng hơi gắp gió, đang bay gặp một luồng gió xoáy và nổ tung. Cái giá của BĐS là cái giá của đầu cơ. Sản phẩm của BĐS cũng là đáp ứng cho đầu cơ, không hợp với người tiêu dùng.

Vì vậy, từ nay BĐS phải tuân thủ quy luật thị trường, chấp nhận cái giá thực của chúng. Số tồn kho phải bán phá giá, chấp nhận thua lỗ nặng (kể cả ngân hàng). Những dự án mới phải tính giá thực hiện nay và có thể còn xuống nữa. Nhà nước chỉ có thể cứu bằng cách giảm giá sử dụng đất và các loại thuế và phí, không thể đem ngân sách ra cứu BĐS và cũng không thể cứu được”.

Vấn đề đầu cơ trên thị trường BĐS đã được đề cập rất nhiều với ý kiến của bạn Dân Bình, bạn Ngọc Hiền cũng thẳng thắn đặt vấn đề: “Cứu thị trường BĐS có gì khó đâu. Trước hết các ông giám gạt bỏ lợi ít nhóm đi. Và hãy cùng người dân chúng tôi xây dựng một lợi ích cơ bản và bền vững. Phải công khai giá đất từng khu vực, từng nhóm để người dân được biết. Không để một số thành phần đầu cơ tự đưa đẩy mua bán nâng giá lên quá cao như vừa rồi. Làm thất thoát của người dân biết bao nhiêu tiền của, gây thiệt hại cho nhà nước quá lớn cho nên theo tôi thì phải cần có khung giá đất cụ thể và niêm yết do nhà nước quản lý. Với sự quản lý chặt không cho làm giá BĐS như trong thời gian qua như vậy giá đất sẽ rớt xuống giá thực của nó tức là khoảng 70 % nữa thị trường BĐS sẽ sôi động lại bình thường. Được như vậy thì các ngành khác cũng sẽ ấm dần lên đem lại sự tồn vinh cho xã hội”.

BĐS “tay không bắt giặc”

Nêu lên nguyện vọng của một công chức ngoại tỉnh không dám mơ có nhà Hà Nội, độc giả Phong Duc Pham tâm sự: “Là người công chức ở vùng nông thôn tôi chưa bao giờ dám mơ mua nhà ở Hà Nội, mặc dù lương hiện nay cũng xấp xỉ 10 triệu. Và 35 năm công tác tôi không thể đổ tiền vào cứu thị trường BĐS. Vì nhiều doanh nghiệp đã tay không bắt giặc thành ra những gì họ mất cũng là mất của dân, được thì cá nhân ăn chơi.

Giấc mơ có nhà có đa số người dân liệu có được "giải cứu"?
Theo tôi, nếu đổ tiền cứu BĐS thì nên chú ý tới cơ sở vật chất cho những cán bộ chiến sỹ ở đảo xa hoặc những vùng ta chưa quản lý được, và hãy khống chế mức thu nhập tối đa để thực hiện thu hẹp khoảng cách người giàu và người nghèo. Nếu thả nổi mức lương giữa các khu vực thì dẫn đến có người lương nhiều chục triệu một tháng, có người 2 - 3 triệu một tháng thì bao giờ thu hẹp khoảng cách người giàu và người nghèo; đồng bằng và thành thị đây chính là sự cần thiết điều hành của các cơ quan chức năng”.

Cũng bàn đến giải pháp điều chỉnh từ chính phương pháp điều hành quản lý bạn đọc Quan Nguyen đóng góp thêm: “Tất cả những ý kiến mọi người đã đóng góp đều rất thiết thực nhưng theo tôi ngoài ra còn một vấn đề mà Chính Phủ cũng như các địa phương cần phải cái cách đó là thủ tục hành chính cũng như tham nhũng... Nếu muốn giá nhà giảm thì ngoài vật liệu và nhân công ra còn có một yếu tố mà Chủ đầu tư khônng thể tiết lộ mà cũng được tính và giá thành đó là chi phí bôi trơn chạy dự án và mua dự án. Mà chi phí này thì không có giá và tùy vào vị trí dự án. Chỉ khi nào làm trong sạch bộ máy này thì giá nhà sẽ giảm thêm được đáng kể. Vậy Chính Phủ và Bộ Xây dựng chắc là biết sẽ phải làm gì nhưng tôi cho rằng giải quyết được bài toán này không dễ”.

Nhìn nhận về thực trạng không ít doanh nghiệp BĐS tay không bắt giặc bạn Nguyen Viet Hieu đi vào thực trạng kẻ bán – người mua trên thị trường hiện nay: “Với bất động sản giờ người giàu và người nghèo đều như nhau, người nghèo không có tiền và người giàu cũng không có tiền luôn. Giờ người giàu chỉ ôm một đống BĐS để than khóc, kêu gọi chính phủ giải cứu để họ có tiền. Nhưng nếu chính phủ giải cứu họ có tiền, họ sẽ lại tiếp tục đầu tư và giá nhà vẫn giữ nguyên thì chuyện gì sẽ xẩy ra hay đống tài sản của họ lại càng to hơn và họ sẽ lại kêu to hơn nữa. Thời BĐS bị giới đầu cơ thổi giá đã qua rồi, vì giờ giới đầu cơ cũng đã không còn tiền và hơn nữa họ cũng đã nhận ra rằng đầu cơ rồi cũng chẳng biết bán cho ai vì người mua nhà thực sự làm gì có tiền mà mua nhà?”.

Theo VLand


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad