Đó là sự thâm độc trong chính sách ngu dân của Đảng. Nhưng thời buổi giờ đã khác nhiều. Một là do internet, hai là do kinh tế bi đát. Thông tin ngoài Đảng phát triển mạnh mẽ trên mạng trong những năm gần đây đã tác động rất khủng khiếp đến nhận thức của lực lượng công an, nhất là bên an ninh. Chỉ có không phải là con người thiểu năng thì người đọc mới không hiểu ra được sự thật và đạo đức. Nhưng vì đặc quyền đặc lợi nên họ cố gắng nhổ răng lương tâm mình mà tiếp tục phục vụ Đảng. Tuy vậy, nhân chi sơ tính bản thiện, nên dù muốn hay không thì trong lòng họ vẫn cứ biến chuyển dần từng ngày. Đến một lúc nào đó sẽ dậy sóng.
Nghe mấy ông lãnh đạo phát biểu vừa rồi thì thấy tình thế của Đảng thật là mong manh quá. Giống như đồng hồ đếm ngược rồi vậy. Bác Trọng thì nhắc đi nhắc lại các cựu chiến binh phải ra sức bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng và chế độ. Ngài Thủ tướng thì kêu gào các chú công an phải mau chóng tham mưu cho Đảng và Nhà nước biện pháp chống chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lý và sự hình thành lực lượng đối lập. Ngài phát biểu rất rõ là “một mình ngành công an không thể đảm bảo nhiệm vụ này”. Đó là thừa nhận chính phủ của ngài đã bắt đầu bất lực. Còn Chủ tịch nước thì mong muốn trong tuyệt vọng: “mãi mãi là sao sáng dẫn đường”. Nhưng đó chỉ là bề nổi. Bên trong lòng dân và các đảng viên còn xáo động hơn nhiều. Những đợt sóng ngầm này đang trổi dậy và sắp tạo ra sóng thần.
Đảng đang phải cho rất nhiều thuyết trình viên có nhãn mác bằng cấp học vị như cái lão Trần Đăng Thanh đi rao giảng trấn an và níu kéo lòng dân, nhưng thật đáng thương, cái lý tưởng của Đảng giờ chẳng còn ăn khách nữa mà còn bị phản tác dụng cho nên các ông bà này chỉ còn cách dẹp cái lý tưởng đó qua một bên mà dùng cái sổ hưu để dụ dỗ và dọa dẫm. Càng nói lại càng lộ bản chất côn đồ của Đảng, suy bụng ta ra bụng người. Các cuộc họp chi bộ phường dành cho các cụ hưu trí đang được tăng cường tuyên truyền luận điệu coi chừng bị trả thù nếu để các thế lực thù địch thay đổi chế độ. Chắc có một số người lo lắng nhưng phần đông chẳng mấy ai tin thời buổi nay lại còn có thể hành xử giang hồ như Đảng đã từng đối xử với người miền Bắc trong cải cách ruộng đất và miền Nam sau 30/04/75. Điều này chỉ xảy ra khi những kẻ giáo điều, cơ hội của Đảng giành được quyền kiểm soát, hay theo cách nói của ông Chủ tịch nước là “ra tay nghĩa hiệp” trong cơn biến động chính trị kinh hoàng sắp xảy ra. Nói chung là niềm tin đã vỡ vụn rồi, phải thay đổi thôi. Duy có điều là nó thay đổi thế nào.
Hiện nay Đảng chỉ còn hy vọng vào một lực lượng duy nhất để bảo vệ sự cầm quyền của mình là công an, theo như bác Trọng mới đây gọi là lá chắn, thanh kiếm gì đó. Nhưng đội ngũ này cũng đã bắt đầu rệu rã niềm tin và bắt đầu lo sợ rồi. Là một người từng học ngành an ninh nhưng “may mắn” không được vào ngành công an nên tôi có khá nhiều quan hệ và điều kiện để hiểu rõ tâm tư của lực lượng này. Mấy chục năm nay chính sách của Đảng là tuyển dụng những người có học lực thấp nhưng có lý lịch “tốt” cho vào ngành này. Thậm chí một số lượng rất đông những người đi nghĩa vụ quân sự, thường là học hành không đàng hoàng nhưng có quan hệ và chạy chọt tốt nên được xung vào lực lượng chiến sĩ công an, thay vì phải vào bộ đội đi đến những vùng xa xôi hẻo lánh. Những bạn trẻ này sau khi hết thời gian nghĩa vụ 18 tháng nếu trở về nhà thì thật tình rất khó kiếm được việc làm. Mà trong thời gian làm chiến sĩ thì được chứng kiến sự sung sướng của những các bộ công an, được hưởng bao nhiêu đặc quyền và còn kiếm chác được rất nhiều từ việc hạch sách dân chúng. Do vậy một cửa rất thơm mà những bạn trẻ này muốn phấn đấu là chạy tiền để được giữ lại biên chế ngành công an. Rồi sau đó được cho học bổ túc, học tại chức để có tấm bằng đại học mà thực chất chẳng có kiến thức gì nhưng cứ thế mà lên lon. Có những trường hợp còn lấy được cả bằng thạc sĩ, tiến sĩ mới kinh.
Cứ như vậy bao nhiêu năm nên lực lượng này hầu hết là những người không có khả năng làm gì khác ngoài việc vâng lời Đảng làm bất cứ việc gì cho dù rất sai trái và vô đạo đức. Nhưng nói thật là đáng thương cho họ ở chỗ họ chẳng biết đó là sai, là thiếu đạo đức. Họ chỉ có biết cái đúng duy nhất là chỉ thị của Đảng, của cấp trên. Bỏ họ ra ngoài thì thất nghiệp cầm chắc cả đời dù có rất nhiều tiến sĩ, giáo sư. Cũng có vị học hành đàng hoàng và có kiến thức, học vị và đạo đức thật nhưng số lượng rất ít ỏi. Số như các lão Trần Văn Quang, Trần Đăng Thanh là vô số kể. Không khéo còn nhận lương của cả Đại Hán.
Đó là sự thâm độc trong chính sách ngu dân của Đảng. Nhưng thời buổi giờ đã khác nhiều. Một là do internet, hai là do kinh tế bi đát. Thông tin ngoài Đảng phát triển mạnh mẽ trên mạng trong những năm gần đây đã tác động rất khủng khiếp đến nhận thức của lực lượng công an, nhất là bên an ninh. Chỉ có không phải là con người thiểu năng thì người đọc mới không hiểu ra được sự thật và đạo đức. Nhưng vì đặc quyền đặc lợi nên họ cố gắng nhổ răng lương tâm mình mà tiếp tục phục vụ Đảng. Tuy vậy, nhân chi sơ tính bản thiện, nên dù muốn hay không thì trong lòng họ vẫn cứ biến chuyển dần từng ngày. Đến một lúc nào đó sẽ dậy sóng. Hơn nữa cuộc sống đang ngày càng khó khăn và bế tắc. Trước hết nó làm cho niềm tin vào Đảng bốc hơi nhanh chóng, hóa ra Đảng chẳng tài cán gì như Đảng vẫn tự ca ngợi khả năng phát triển kinh tế của mình lâu nay. Chẳng qua là sự vay mượn, chộp giật và tham nhũng. Thứ hai là nó tác động đến thu nhập của họ vì Đảng đã không còn tiền để xông xênh cho họ như trước đây. Dân đến giờ cũng khốn cùng rồi nên khó mà kiếm chác được nhiều. Vậy mà những khoản phải cống nạp (trong ngành thường gọi vui là đóng hụi chết) vẫn không hề giảm nên họ bắt đầu chán ngán và bất mãn. Tâm trạng này ngày càng trầm trọng, mà nhiệm vụ bị giao ngày càng khó khăn là sẽ “tăng cường” đàn áp dân chúng. Từ những dân oan đòi đất, những nông dân phản kháng chống việc tước đoạt đất đai đến công nhân đình công và những người yêu nước biểu tình.
Trước đây họ bị bịt mắt nút tai nên cứ tin là Đảng nói đúng, phải duy trì ổn định chính trị xã hội để phát triển kinh tế nên hăng hái mà làm. Nhưng giờ thì có mù cũng thấy đó là những người dân vô tội bị chà đạp quyền lợi để phục vụ cho những kẻ tham nhũng, bán nước. Kinh tế phát triển chẳng được bao lâu, giờ thì bất ổn suy xụm chưa biết đến bao giờ.
Do vậy bây giờ họ làm cho có làm, vì buộc phải làm theo bắt buộc của Đảng chứ chẳng còn tin là đúng và cần thiết nữa. Nếu trước đây những sĩ quan an ninh lên giọng giáo điều dạy dỗ đúng sai cho những người dân họ bắt về thì giờ đây hầu hết đều tự nhiên phải buộc miệng bảo: “đây là nhiệm vụ chứ chẳng muốn làm thế”. Đây là một sự chuyển biến nhận thức rất ghê gớm, vì một khi nó đã ăn dần vào ý thức họ thì đến lúc họ sẽ biến chuyển, trở cờ rất nhanh thôi.
Hôm rồi thằng bạn là thượng tá an ninh ghé thăm. Nó bảo tâm trạng nó dạo này thật oải, nhất là sau cái vụ biểu tình yêu nước của các lão thành cách mạng chống Trung Quốc vừa rồi. Cấp trên chỉ thị chơi trò không bắt giam, khởi tố nhưng dùng thủ đoạn trấn áp bẩn, ném đá giấu tay để làm nản lòng các vị. Nếu cần thì sẵn sàng đe dọa đến việc làm ăn của người thân của những người này. Nó bảo Thành ủy giờ chẳng dại mà xử lý công khai các vị đó vì như thế dẫn đến loạn chắc. “Mà như vậy tụi tao bị biến thành côn đồ phạm pháp. Sau này sao tránh được tội?” Nó bảo vậy và nói tiếp rằng mấy ông bà ở trên quá hiểu rằng nếu không trấn áp được lực lượng này thì ngày tàn của chế độ sẽ đếm ngược bằng ngày. Nhưng nó cũng không tin rằng có thể trấn áp được. Nó nói hãy nhìn vào sự phát triển báo mạng ngoài Đảng và lực lượng công an mạng thì thấy. Mấy năm trước cả mấy ngàn công an mạng được trả lương suốt ngày lê la viết comment chửi bới dọa dẫm, đọc, phân tích tìm ra những người viết bài và comment để trấn áp. Lúc đầu thì còn làm được một số “thành tích” vì số lượng dân báo lúc đó còn ít, người đọc cũng chưa nhiều. Số lượng công an mạng áp đảo. Trấn áp được như vậy nhưng báo mạng của dân vẫn phát triển nhanh chóng còn hơn nấm mùa mưa, lấn át, áp đảo ngược lại số công an mạng. Cho nên bây giờ mọi người chẳng thấy công an mạng nổi bật lên nữa mà chìm nghỉm. Có viết chửi, dọa cũng chẳng có tác dụng gì.
Thằng bạn thượng tá tiếp tục khẳng định rằng sau thế giới online thì đời thực offline cũng sẽ diễn ra nhanh chóng tình trạng tương tự như vậy. Có trấn áp thế nào đi nữa thì người ta vẫn nổi lên. Trên mạng giờ người ta công khai lên tiếng, chẳng giấu tên giấu tuổi gì nữa. Cả mấy ông lãnh đạo cao to nhất cũng bị chửi bằng những cái tên có địa chỉ hẳn hoi. Ngoài việc sách nhiễu ra thì chẳng làm được gì khác. Mà như thế người ta vẫn chẳng sợ. Nó bảo chắc chẳng bao lâu nữa người dân sẽ ùn ùn xuống đường. Chẳng có lực lượng công an nào mà ngăn cản nổi. “Chạm vào bao tử của dân và danh dự của trí thức rồi, chẳng dễ nữa”. Nó bảo thế. Phong trào dân báo đã bùng phát mạnh mẽ, tới đây là phong trào dân xuống đường. Sẽ chặn không nổi nữa. Rồi nó cũng tỏ ra lo lắng về hậu thay đổi, không biết có bị trả thù không, rồi làm gì để sinh sống.
Đó là tâm tư thật của những người thuộc “lá chắn còn Đảng còn mình” vào lúc này. Chỉ cần những xu thế thay đổi làm cho họ tin được rằng họ sẽ không bị truy cứu, trả thù và vẫn có cơ hội để sống bình thường thì sự thay đổi sẽ diễn ra nhanh chóng.
Tức là làm sao để “Không còn Đảng nhưng vẫn còn mình”. Việc này khó mà dễ.
© Thanh Hương
Theo Dân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét