'Tuyên bố phản đối hành vi trấn áp thô bạo vi phạm pháp luật xâm phạm nghiêm trọng quyền công dân' do năm nhân sĩ trí thức tại thành phố Hồ Chí Minh ký tên vừa được công khai trên mạng Internet.
Lên tiếng
Ông Huỳnh Tấn Mẫm, đeo kính đứng giữa ảnh, tại cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật ngày 9/12/2012 trước Nhà Hát Thành Phố |
Đó là các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng.
Ngay trong ngày 9 tháng 12 vừa qua, vào tối hôm đó giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học- Xã hội Việt Nam, một người bị cản trở không được tham gia biểu tình và rồi bị mời về phường để làm việc đã có ngay một tuyên bố của bản thân ông phản đối hành động của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh trấn áp thô bạo, vi phạm quyền tự do công dân.
Theo giáo sư Tương Lai vụ việc được ngụy trang như một cuộc làm việc tử tế; thế nhưng giáo sư Tương Lai cực lực phản đối. Trong cuộc nói chuyện với Đài Á Châu Tự Do hôm ngày 10 tháng 12, giáo sư Tương Lai kể lại cuộc làm việc đó như sau:
Trường hợp của tôi là họ vi phạm quyền tự do đi lại của tôi, họ nhốt tôi lại mà không có một qui định nào của pháp luật cả. |
Họ nói 'thân thiện', nhưng thực chất họ kềm chân, họ giam giữ tôi. Đó là chưa kể họ nhốt tôi trong xe taxi, tôi mở cửa ra thì họ dứt khoát áp đặt không cho mở. Đó là một hình thức bắt bớ. Và đề ngụy trang cho việc đó họ nói mời về trụ sở.
Công an ra sức trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc hôm 09/12/2012 tại Hà Nội. AFP photo |
Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, cũng có 'Tố cáo và đoài hỏi bí thư Lê Thanh Hãi, chủ tịch Lê Hoàng Quân trả lời về hành động trấn áp trí thức hôm ngày 9 tháng 12'.
Sau khi trình bày lại những trường hợp bị cản trở, trấn áp không được tham gia cuộc mít tinh biểu tình vào ngày 9 tháng 12 vừa qua, ông Lê Hiếu Đằng đặt câu hỏi với hai vị lãnh đạo cao nhất thành phố Hồ Chí Minh về mặt Đảng và chính quyền rằng những hành động trấn áp, bắt bớ được nêu trong tố cáo là như thế nào, ai chủ trương và ai chịu trách nhiệm. Ông Lê Hiếu Đằng chờ câu trả lời từ phía ông bí thư Lê Thanh Hải và ông chủ tịch Lê Hoàng Quân của thành phố Hồ Chí Minh.
Đó là các quyền tự do đi lại, tự do cư trú...Điều 69 về các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, thông tin, lập hội, biểu tình...Điều 71 về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm...Điều 73 là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở |
Trong tuyên bố được công khai trên mạng trong ngày 13 tháng 12, mặc dù ngày ký được đề ngày 10 tháng 12, năm người ký tên nhắc lại những quyền công dân được qui định tại điều 68, Chương V, Hiến pháp nước Việt Nam. Đó là các quyền tự do đi lại, tự do cư trú.... Điều 69 về các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, thông tin, lập hội, biểu tình... Điều 71 về quyền bất khả xâm phạm về thân thể , được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm... Điều 73 là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở...
Từ trên xuống các ông Huỳnh Tấn Mẫm, GS Tương Lai, ông Hồ Ngọc Nhuận, ông Lê Hiếu Đằng và ông Lê Công Giàu |
Một kêu gọi nữa được đưa ra trong tuyên bố là công luận trong cả nước cùng lên án hành động trấn áp người biểu tình khi những người đó thực hiện quyền công dân được ghi rõ trong Hiến pháp Việt Nam.
Đấu tranh cho tự do, dân chủ
Giáo sư Tương Lai, một trong năm người ký tên vào Tuyên bố cho biết những điều kiện cần phải có để đấu tranh cho dân chủ, tự do, cho mọi quyền căn bản của công dân tại Việt Nam được tôn trọng:
Thời buổi này là thời buổi của mạng thông tin và Internet, nối toàn cầu; Việt Nam là một bộ phận của thế giới; Việt Nam phải gắn kết cuộc đấu tranh này với cuộc đấu tranh chung toàn thế giới.Theo tôi cuộc đấu tranh này lâu dài nhưng triển vọng rất sáng sủa |
Đó là điều kiện số một của cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ. Điều kiện thứ hai trong thời buổi này là thời buổi của mạng thông tin và Internet, nối toàn cầu; Việt Nam là một bộ phận của thế giới; Việt Nam phải gắn kết cuộc đấu tranh này với cuộc đấu tranh chung toàn thế giới.Theo tôi cuộc đấu tranh này lâu dài nhưng triển vọng rất sáng sủa. Cuộc sống này phát triển không phải theo tuyến tính mà phi tuyến tính.
Nó không phải cứ tuần tự như thế mà sẽ có những bước vượt trội, tạo thành những bước phát triển đột phá và từ đột phá đó này sinh ra những khả năng mới mà không lường hết được. Đó là qui luật vận động của cuộc sống, và khi chúng tôi đấu tranh cho tự do, đấu tranh cho dân chủ là chúng tôi tin vào qui luật vận động trong cuộc sống, không gì có thể ngăn cản được.
Biện pháp trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc gây hấn không chỉ được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 9 tháng 12 vừa qua, mà ngay ở thủ đô Hà Nội trong ngày hôm đó cũng có hơn 20 người tham gia biểu tình chống Trung Quốc bị cưỡng bức lên xe buýt đưa về Trại Lộc Hà.
Trước đó tại nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc khác trong năm nay và hồi năm ngoái, người biểu tình cũng chịu những biện pháp tương tự.
Dư luận trong nước tiếp tục thắc mắc về thái độ của chính quyền trong biện pháp trấn áp thô bạo đối với những người dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước, phản đối những hành động phi pháp của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.
© Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
---------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét