Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Trần Đăng Thanh |
"Xung đột/khủng hoảng Falkland, là một cuộc chiến diễn ra năm 1982 giữa Argentina và Vương quốc Anh nhằm tranh chấp quần đảo Falkland và quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich. Quần đảo Falkland bao gồm hai đảo lớn và rất nhiều đảo nhỏ nằm ở phía đông Argentina; tên và chủ quyền hòn đảo từ lâu đã bị Argentinatranh chấp dù cư dân trên quần đảo Falkland đa số là người Anh.Bản thân quần đảo không có người bản xứ trước khi Anh khai hoang lập địa tại đây và trong cuộc bỏ phiếu do Argentina khởi xướng năm 1994, 87% dân số đảo Falkland từ chối bất kỳ thảo luận về chủ quyền với Argentina trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Năm 1982, chính quyền độc tài quân sự Argentina gặp khủng hoảng trong việc giải quyết khó khăn kinh tế và làn sóng chống đối lan rộng. Vì thế, Đô đốc Jorge Ayana, một nhân vật cấp cao trong hội đồng quân sự cầm quyền, đề xuất đánh lạc hướng dư luậntrong nước bằng chiến dịch chiếm lại Falkland. Khi đó, lực lượng phòng vệ của Anh trên quần đảo rất mỏng trong khi chính quyền Thủ tướng Margaret Thatcher cũng đang gặp nhiều khó khăn. Do vậy, Buenos Aires tin rằng có thể dễ dàng giành lại chủ quyền tại Falkland/Malvinas lẫn nhóm đảo Nam Georgia và Nam Sandwich gần đó, đồng thời cho rằng London sẽ không có phản ứng quân sự.
Chiến tranh Falkland bắt đầu ngày thứ Sáu, 2 tháng 4 năm 1982, với việc Argentina xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo Falkland và Nam Georgia. 1.800 cư dân trên các hòn đảo này cộng với 57 binh sĩ của ngành Hàng Hải Vương Quốc (Royal Marines) và 11 thủy thủ của Hải Quân Vương Quốc Anh (Royal Navy) đã vô phương chống cự trước quân Argentina.
(Ngày 04-04-1982, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc biểu quyếtthông qua Nghị quyết số 502, lên án chiến tranh và kêu gọi Argentina rút quân ngay lập tức khỏi quần đảo và chấm dứt mọi sự thù nghịch, với 10 phiếu thuận, 1 phiếu chống của Panama, 4 phiếu trắng là của Trung Quốc, Liên Xô, Ba Lan và Tây Ban Nha. Tuy nhiên Argentina đã từ chối rút quân).
Tướng Leopoldo Galtieri đang cần một “sự tái chiếm lòng nhân dân”, nếu sự bất mãn tiếp tục, ông ta sẽ bị mất quyền lực.Khi đó, lực lượng hai bên khá chênh lệch khi Argentina có 600 binh sĩ trong khi phía Anh chỉ có 57 lính thủy đánh bộ, 11 thủy thủ, 20-40 lính thuộc Đội phòng vệ Falkland và một số người dân tình nguyện. Toàn quyền của London là Sir Rex Hunt đầu hàng ngay trong ngày và bị trục xuất sang Uruguay.Anh Quốc đã điều một đội đặc nhiệm nhằm đấu lại với Hải quân và Không quân Argentina và dành lại quần đảo bằng một cuộc đổ bộ. Cuộc chiến chấm dứt khi Argentina đầu hàng vào 14 tháng 6 năm 1982 và quần đảo vẫn thuộc quyền kiểm soát của Anh. Cuộc chiến kéo dài 74 ngày, đã dẫn đến cái chết của 257 chiến sĩ Anh và 649 chiến sĩ, thủy thủ, phi công Argentina cũng như 3 dân thường đảo Falkland. Trong khi Argentina chiến đấu rất gần với các căn cứ hậu cần ngay trên lãnh thổ của mình thì nước Anh rất bất lợi do phải vượt qua khoảng cách mười mấy ngàn km để tới tham chiến tai Falkland.Cuộc xung đột này là kết quả của một cuộc đối đầu ngoại giao không có hồi kết liên quan đến chủ quyền của quần đảo. Không có bên nào tuyên chiến chính thức và cuộc chiến giới hạn trong phạm vi lãnh thổ tranh chấp và vùng biển Nam Đại Tây Dương. Cuộc chiếm đóng đầu tiên của Argentina với mục đích dành lại lãnh thổ của quốc gia này trong khi Anh Quốc với mục đích là dành lại lãnh thổ độc lập của mình. Đến năm 2010 thì Argentina vẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo và tuyên bố này vẫn nằm trong Hiến pháp Argentina sau lần sửa đổi năm 1994.
Những ảnh hưởng chính trị diễn ra mạnh mẽ ở cả hai quốc gia. Một làn sóng tinh thần yêu nước diễn ra ở cả hai quốc gia, thất bại của Argentina đã thôi thúc những cuộc biểu tình chống lại đảng cầm quyền góp phần cho sự xuống dốc của nó; trong khi ở Anh, đảng cầm quyền của thủ tướng Margaret Thatcher nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ. Điều này đã giúp đảng của bà Thatcher dành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1983, điều mà trước cuộc chiến được cho là không chắc chắn. Tại Argentina, 3 ngày sau thất bại tại Falkland, Tổng thống Galtieri bị hạ bệ, kết thúc giai đoạn lãnh đạo quân sự cầm quyền, phục hồi nền dân chủ.Cuộc chiến cũng đóng một vài trò văn hóa quan trọng ở cả hai quốc gia, và trở thành chủ đề của một vài cuốn sách, bộ phim và bài hát. Qua thời gian, sức nặng về văn hóa và chính trị của cuộc chiến có ít ảnh hưởng đến công chúng Anh hơn so với công chúng Argentina, nơi mà cuộc chiến vẫn là một chủ đề tranh luận.
Quan hệ giữa Anh và Argentina được khôi phục năm 1989 dưới cái gọi là công thức cái ô (umbrella formula) ".
Ấy thế, nhưng trong “bài giảng” nổi tiếng của mình, để minh họa cho đánh giá “vấn đề tranh chấp trên biển hiện nay không phải là một khu vực, một quốc gia mà diễn ra trên toàn cầu”, ông Thanh đã nêu ra một số cuộc “tranh chấp trên biển” và phán rằng: “Trước hết ta quay lại, năm 1982 các cuộc tranh chấp quần đảo Malvinas của Argentina, thực dân Anh đã vượt hàng nghìn cây số qua Đại Tây Dương để tiến công quần đảo Malvinas của Argentina”.
Sự thật lịch sử đã bị ông Thanh đổi trắng thay đen một cách cực kỳ trắng trợn. Sự thật là quần đảo Falkland đang thuộc chủ quyền củaAnh, Argentina đưa quân đến xâm chiếm. Liên hợp Quốc ra Nghị quyết lên án chiến tranh và yêu cầu Argentina rút quân ngay lập tức. Vương Quốc Anh đã điều quân tới và chiếm lại được quần đảo.
Ông Thanh đã biến nước bị xâm chiếm lãnh thổ trở thành kẻ xâm lược và ngược lại. Ông ta còn gọi Vương quốc Anh một cách khinh miệt là “Thực dân Anh”. Hẳn nhiên đây là điều có chủ đích, nằm trong mạch tư tưởng bài Mỹ, bài Anh và phương Tây của ông Thanh.
Theo kiểu ăn nói ngược ngạo của ông Thanh, đến lúc nào đó, "Việt Nam sẽ trở thành kẻ xâm chiếm Hoàng Sa và Hoàng Sa đã bị Trung Quốc đưa quân chiếm lại " mất thôi !
“Bài giảng” của ông Thanh đã khiến cho cộng đồng mạng sôi sục và trở nên nổi tiếng toàn thế giới về các yếu tố:
- Thân Tàu
- Bài Mỹ
- Ca ngợi Iran, Bắc Triều Tiên
- Khuyên các vị lãnh đạo các trường đại học “bảo vệ sổ hưu” theo cách của ông Thanh.
- Răn đe các vị này về việc biểu tình của sinh viên.
- Thái độ và ngôn ngữ của ông Thanh hết sức phản cảm vì sự trịch thượng và láo xược đối với các lãnh đạo đáng kính của các trường đại học…
Và bây giờ, lại thêm vụ cố tình lừa dối về “sự kiện Malvinas”, ông Thanh đã cho mọi người nhìn rõ hơn chân tướng của một người học cao (phó giáo sư, tiến sĩ) nhưng xin lỗi, phải nói rằng rất … vô văn hóa !
Theo Tâm Sự Y Giáo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét