Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc xuyên tạc, chỉ trích vô lý, cao giọng đòi “dạy dỗ” Việt Nam - Người Đưa Tin -->

Breaking

Post Top Ad

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc xuyên tạc, chỉ trích vô lý, cao giọng đòi “dạy dỗ” Việt Nam


Trung Quốc tiến hành quân sự hóa bất hợp pháp và quy mô lớn ở Biển Đông. Trong hình là đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa bất hợp pháp. Ảnh: Sina.
Trong bài phát biểu, Lý Triệu Tinh dẫn lời Khổng Tử lớn tiếng “dạy khôn” rằng: “Một người không thể mất gốc, tức là khi anh lớn rồi thì không thể quên bố mẹ đã dưỡng dục anh, anh hiện nay đã lợi hại rồi thì cũng không quên bạn cũ của anh”. Lý Triệu Tinh rất ngạo mạn, nhất là khi không hiểu ông ta coi ai là “bố mẹ” ở đây. Đây là điều mà người khác không bao giờ chấp nhận.

Báo chí Trung Quốc cho hay, ngày 23/6, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Lý Triệu Tinh đã nhận lời mời và phát tại Hiệp hội châu Á (Asia Society) ở New York, Mỹ. Bài phát biểu của ông mang tên “Tình hình Biển Đông trong con mắt của Bắc Kinh”.

Trong bài phát biểu này, ông Lý Triệu Tinh đã tuyên truyền xuyên tạc về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như nguyên nhân xảy ra tranh chấp Biển Đông.

Ông ta cho rằng việc phát hiện ra dự trữ dầu mỏ và khí đốt ở khu vực Biển Đông cùng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) đối với lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế đã tạo ra cục diện tranh chấp Biển Đông hiện nay.

Qua phát biểu này cho thấy, ông ta chỉ lấy cái không cơ bản, cái thứ yếu, cái không bản chất để hòng che đậy cái cơ bản, cái chủ yếu, cái bản chất – tức việc Trung Quốc ra sức áp đặt yêu sách bành trướng, xâm lược ở Biển Đông, nhiều lần dùng vũ lực xâm lược các đảo đá, nhảy vào tranh chấp, gây ra tranh chấp Biển Đông phức tạp hiện nay.

Trong bài phát biểu, Lý Triệu Tinh phê phán Mỹ nhưng không chỉ đích danh, cho rằng Mỹ lấy cớ tự do và an toàn đi lại ở Biển Đông để can thiệp vấn đề Biển Đông.

Về lý do Trung Quốc phản đối hành động tự do đi lại của Mỹ ở Biển Đông, Lý Triệu Tinh đã chỉ trích Mỹ chỉ muốn làm “anh cả” ở Biển Đông.

Ông nói: “Nếu có nước tiến hành đe dọa quân sự để đe dọa nước khác, vì lợi ích riêng của mình, làm lãnh đạo, đi đầu ở khu vực cách nhà mình xa như vậy và không tiếp giáp với Biển Đông thì đương

Ngày 23/6/2016, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Triệu Tinh phát biểu tại Hiệp hội châu Á ở New York, Mỹ. Ảnh: báo Phượng Hoàng, Hồng Kông.
Trên thực tế, Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và quân sự hóa Biển Đông, đẩy mạnh đe dọa hoạt động của tàu thuyền, máy bay Mỹ và các nước khác ở Biển Đông, vì vấn đề Biển Đông mà ngăn chặn các hoạt động tự do thương mại bình thường như cấm xuất khẩu đất hiếm cho Nhật Bản, ngăn chặn xuất khẩu chuối của Philippines…

Đó chính là các hành động đe dọa tự do đi lại ở Biển Đông, đe dọa tự do thương mại trong khu vực. Nhưng, ông cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khẳng định: “Trung Quốc sẵn sàng cùng tất cả các nước nỗ lực bảo đảm tự do hàng hải và tự do hàng không bình thường của Biển Đông”.

Do ban đầu ông ta đã đánh lừa về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông, tiếp theo, trong bài phát biểu, Lý Triệu Tinh cho rằng việc Bắc Kinh tiến hành xây dựng các công trình quân sự ở “các đảo đá” chẳng khác gì “trồng hoa màu, sửa đường” trên lãnh thổ của mình.

Lý Triệu Tinh chê người khác “không hiểu” vấn đề, bởi vì Trung Quốc vừa tuyên bố “giải quyết hòa bình” vấn đề Biển Đông, vừa tiến hành quân sự hóa ở đảo đá. Ông ta cho những người như vậy là “giả bộ”, hoặc “cố ý bôi nhọ” Trung Quốc.

Việc Bắc Kinh miệng tuyên bố “hòa bình”, nhưng lại ra sức quân sự hóa bất hợp pháp Biển Đông, đồng thời sử dụng sức mạnh để o ép, cưỡng đoạt chủ quyền và các quyền lợi biển của nước khác, xua đuổi ngư dân các nước ven Biển Đông ra khỏi ngư trường truyền thống của mình… là một sự thật phũ phàng, phản ánh rõ bản chất bành trướng của Bắc Kinh.

Ông Lý Triệu Tinh còn phê phán Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS, nhưng lại luôn lấy UNCLOS để yêu cầu Trung Quốc. Họ Lý cho cách làm này là “khó hiểu”.

Có điều, Lý Triệu Tinh đã quên là Chính phủ Mỹ vẫn thúc giục Quốc hội nước này phê chuẩn UNCLOS và Chính phủ Mỹ vẫn tuân thủ các quy định của UNCLOS khi hành động trên các vùng biển quốc tế trong đó có Biển Đông.

Trong khi đó, Trung Quốc đã tìm cách giải thích sai UNCLOS, cứ khăng khăng đòi “quyền lợi lịch sử” vô lý ở Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế và những chứng cứ lịch sử rõ ràng của nước mình và nước khác, nhất là của Việt Nam.

Nguồn tin từ báo chí Nhật Bản thậm chí khẳng định Trung Quốc đã đe dọa có thể rút khỏi UNCLOS nếu Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc đưa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh.

Có nghĩa là, một thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, một “nước lớn” luôn tự xưng như Trung Quốc sẽ bất chấp luật pháp quốc tế, chỉ muốn lợi dụng các quy định có lợi cho mình và tìm kẽ hở lách luật khi các quy định không có lợi cho họ.

Nếu Trung Quốc rút khỏi UNCLOS đồng nghĩa với việc Trung Quốc chống lại trật tự quốc tế, chống lại UNCLOS – những thành quả trong cuộc đấu tranh gay go của loài người, của cộng đồng quốc tế. Nếu Trung Quốc rút khỏi UNCLOS thì Trung Quốc cũng nên rút khỏi chiếc ghế thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Trong bài phát biểu của mình, ông Lý Triệu Tinh từ chối đưa ra bình luận về các hành động của Trung Quốc sau khi PCA đưa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh. Ông ta chỉ tái khẳng định Trung Quốc sẽ không chấp nhận kết quả trọng tài, vì ông ta coi nó “không hợp pháp, không hợp lý”, bản thân trọng tài “không phù hợp Hiến chương Liên hợp quốc”.

Rõ ràng là Tòa trọng tài này là Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA), UNCLOS là một công ước được các nước thành viên trong đó có Trung Quốc phê chuẩn, được các nước thành viên Liên hợp quốc tôn trọng. Lẽ nào tòa trọng tài của Liên hợp quốc tiến hành thụ lý và đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc lại “không phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc”?

Báo VOA của Mỹ cho biết có người Việt Nam đặt câu hỏi Trung Quốc rốt cuộc có thể áp dụng hành động gì để thể hiện họ tuân thủ luật pháp quốc tế, lấy phương thức “hợp tác, cùng thắng” để giải quyết vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc ra sức tiến hành tập trận răn đe quân sự ở Biển Đông. Ảnh: Sina
Đối với câu hỏi về một vấn đề hiện nay như vậy, ông Lý Triệu Tinh đã liên tưởng đến quá khứ và cho rằng người Việt Nam cần nhớ lại việc “binh sĩ Trung Quốc đã vì Việt Nam mà chiến đấu và hy sinh khi Việt Nam bị nước ngoài xâm lược” trước đây….

Những giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong chiến tranh chống ngoại xâm ở thế kỷ 20 là sự thực, người Việt cũng không bao giờ quên và đã luôn thể hiện lòng tri ân của mình, nhất là khi kỷ niệm các sự kiện lịch sử có sự đóng góp của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không vì sự giúp đỡ đó mà từ bỏ chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Việt Nam cũng không thể quên sự thực là Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh xâm lược đối với Việt Nam vào năm 1979 và xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa vào các năm 1956, 1974, 1988…

Ông Lý Triệu Tinh còn dẫn lời Khổng Tử lớn tiếng “dạy khôn” rằng “Một người không thể mất gốc, tức là khi anh lớn rồi thì không thể quên bố mẹ đã dưỡng dục anh, anh hiện nay đã lợi hại rồi thì cũng không quên bạn cũ của anh”.

Như vậy, những chỉ trích của Lý Triệu Tinh là vô lý, thậm chí rất ngạo mạn, nhất là khi không hiểu ông ta coi ai là “bố mẹ” ở đây. Đây là điều mà người khác không bao giờ chấp nhận, cho dù Trung Quốc có to lớn thế nào đi chăng nữa.

Cuối cùng, khi nói, hình dung độ khó của việc giải quyết vấn đề Biển Đông, ông ta kêu gọi “các nước cần lấy nhẫn nại, thời gian và thiện chí để giải quyết vấn đề”.

Vấn đề Biển Đông đương nhiên là khó giải quyết, nhất là khi Bắc Kinh cứ khăng khăng áp đặt yêu sách bành trướng “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) vô lý, phi pháp ở Biển Đông cho các nước và cộng đồng quốc tế.

Bắc Kinh cần có thiện chí, từ bỏ những gì không thuộc về mình, từ bỏ quân sự hóa Biển Đông, biết trân trọng hòa bình, an ninh của chính mình và khu vực, tránh có các hành động leo thang mất kiểm soát để xảy ra xung đột, chiến tranh ở Biển Đông.

Lê Việt Dũng
VietTimes

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad